Lần đầu tiên tất cả loại hình doanh nghiệp về "chung một nhà"

THANH THANH
07:37 01/03/2025

Với việc chuyển giao 18 tập đoàn, tổng công ty từ "siêu Ủy ban" về Bộ Tài chính và việc cơ cấu, tổ chức lại các bộ, ngành, lần đầu tiên các loại hình doanh nghiệp về một đầu mối quản lý là Bộ Tài chính.

18 "cánh chim đầu đàn" về "ngôi nhà chung"

Cách hơn 7 năm, ngày 3/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC).

Theo Nghị quyết này, CMSC là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Nói về mô hình CMSC, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó nhấn mạnh, việc thành lập CMSC là để tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý vốn, với mục tiêu đặt ra là đẩy mạnh cổ phần hóa dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán, đặc biệt chú trọng việc phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng trong tất cả các hoạt động, các khâu của cổ phần hóa. Ngoài ra, hoạt động của CMSC cần hạn chế tối đa những tiêu cực trong DN nhà nước, giảm chi phí bất hợp lý, xảy ra do các tình trạng "sân sau", "cha chung không ai khóc".

Bởi vị thế và những đặc quyền khi nắm trong tay các tập đoàn, tổng công ty lớn nên CMSC còn được gọi với cái tên: "Siêu Ủy ban".

"Bộ Tài chính sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có vai trò, sứ mệnh hết sức lớn lao. Bộ Tài chính giống như xương sống của nền kinh tế. Nền kinh tế có bứt phá, phát triển được hay không thì nhiệm vụ của Bộ Tài chính hết sức quan trọng, là nòng cốt của nòng cốt thúc đẩy cho sự phát triển".

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc

Thông tin tại hội nghị tổng kết năm 2024 cho biết, sau 7 năm hoạt động, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước do CMSC quản lý đạt 1,18 triệu tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2018); tổng tài sản đạt 2,54 triệu tỷ đồng (tăng 5%); tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,85 triệu tỷ đồng (tăng 44%). Tổng nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2023 đạt 1,28 triệu tỷ đồng, chiếm bình quân 10-12% tổng thu hàng năm của cả nước.

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước do CMSC quản lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này khá khiêm tốn so với tiềm lực và vị thế dẫn đầu của các tập đoàn, tổng công ty. Đâu đó trong quá trình hoạt động, nhiều tập đoàn, tổng công ty ngỏ ý muốn "xin" ra khỏi CMSC do cùng một vấn đề phải xin ý kiến của CMSC và Bộ quản lý ngành…

Phát biểu tại hội nghị tổng kết này, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã thẳng thắn khi cho rằng, CMSC cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Phó Thủ tướng chỉ ra rằng, mô hình quản lý của CMSC không được quy định trong luật mà hoạt động dựa trên Nghị định, khiến cơ cấu bộ máy nhiều tầng lớp, không có sự phối hợp đồng bộ với các bộ ngành dẫn đến bất cập trong quản lý...

"Do đó, việc CMSC thực hiện sáp nhập và chia tách để bộ máy tinh gọn hơn theo yêu cầu của Nghị quyết 18-NQ/TW sẽ giúp doanh nghiệp thực sự lớn mạnh, tạo sự đột phá", ông Phớc nói.

Tại lễ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước từ CMSC về Bộ Tài chính ngày 28/2, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, việc chuyển giao quyền các đơn vị này từ CMSC về Bộ Tài chính là cột mốc không chỉ đánh dấu bước chuyển mình mới trong công tác quản lý và phát triển của 18 tập đoàn, tổng công ty, mà còn thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý và phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới…

Còn Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã ví 18 tập đoàn, tổng công ty này như những "cánh chim đầu đàn" của nền kinh tế bởi đây là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, có đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo các cân đối lớn cho nền kinh tế và an sinh xã hội.

Chung một đầu mối quản lý

Theo Nghị định 29/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính sau khi hợp nhất sẽ bao gồm 35 đầu mối.

Liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp có: Cục Phát triển doanh nghiệp Nhà nước; Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể; Cục Đầu tư nước ngoài.

Trước đó, việc quản lý doanh nghiệp nằm rải rác ở các bộ, ngành khác nhau.

lần đầu tiên các loại hình doanh nghiệp về một đầu mối quản lý là Bộ Tài chính. Ảnh: BTC

Phát biểu tại sự kiện chuyển giao 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đề cập đến "ngôi nhà chung" - Bộ Tài chính. "Ngôi nhà chung" này không chỉ có các "cánh chim đầu đàn" mà còn có doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

Phó Thủ tướng kỳ vọng, sau khi về "ngôi nhà chung" các tập đoàn, tổng công ty sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra.

"Chính phủ cũng sẽ nỗ lực, trước tiên là hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp chung…", Phó Thủ tướng cam kết.

Việc chuyển giao 18/19 tập đoàn, tổng công ty từ CMSC về Bộ Tài chính và tổ chức sắp xếp lại các Bộ ngành theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị được xem là một cuộc cách mạng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Với việc quy về một dầu mối quản lý, các doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng, phát huy thế mạnh của từng loại hình doanh nghiệp, từ đó bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.

Trong số 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc CMSC, ngoài Tổng công ty Viễn thông MobiFone chuyển giao về về Bộ Công an, 18 tập đoàn, tổng công ty chuyển giao về Bộ Tài chính gồm: PetroVietNam; EVN; TKV; Vinahem; VNPT; Petrolimex;

Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng Không Việt Nam; Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực Miền Nam; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.

Sự kiện - 12/03/2025 17:56

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Sự kiện - 12/03/2025 13:13

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.

Sự kiện - 12/03/2025 06:27

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.

Sự kiện - 11/03/2025 14:14

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.

Sự kiện - 11/03/2025 12:38

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...

Sự kiện - 11/03/2025 10:00

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Sự kiện - 11/03/2025 09:44

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.

Sự kiện - 10/03/2025 17:13

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Sự kiện - 10/03/2025 15:15

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.

Sự kiện - 10/03/2025 10:38

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.

Sự kiện - 10/03/2025 10:23

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.

Sự kiện - 10/03/2025 06:22

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.

Sự kiện - 09/03/2025 12:32

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?

Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.

Sự kiện - 09/03/2025 08:37

Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 178/2024 để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.

Sự kiện - 09/03/2025 08:24

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau

Sự kiện - 08/03/2025 22:00