Kỳ vọng giảm ùn tắc từ các siêu dự án giao thông đô thị

Nhàđầutư
Gần đây, nhiều dự án giao thông đô thị ở TP.HCM và Hà Nội đồng loạt được đầu tư triển khai xây dựng. Trong đó, các dự án như buýt nhanh BRT và các tuyến Metro trên cao, tuyến ngầm ở hai thành phố lớn được kỳ vọng sẽ giảm tải ùn tắc giao thông.
PHAN CHÍNH
24, Tháng 06, 2017 | 08:38

Nhàđầutư
Gần đây, nhiều dự án giao thông đô thị ở TP.HCM và Hà Nội đồng loạt được đầu tư triển khai xây dựng. Trong đó, các dự án như buýt nhanh BRT và các tuyến Metro trên cao, tuyến ngầm ở hai thành phố lớn được kỳ vọng sẽ giảm tải ùn tắc giao thông.

lakhe

 Một nhà gia tuyến xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã (Ảnh: Phan Chính)

Hà Nội xây dựng hệ thống giao thông văn minh, thân thiện

Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm tải ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” của UBND Thành phố trình tại kỳ họp thứ tư, HĐND Thành phố khóa 15 đã đưa ra sáu nhóm giải pháp.

Trong đó, tập trung vào việc quản lý số lượng và phạm vi hoạt động đối với phương tiện tham gia giao thông, như tổ chức ô tô hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố; quy định các tuyến phố, khu vực cấm taxi vào giờ cao điểm và toàn bộ thời gian trong ngày...; phân vùng hạn chế và dừng hoạt động đối với xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030. Về vận tải hành khách công cộng, thành phố phát triển hệ thống đường sắt đô thị, xe buýt; rà soát, sắp xếp mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt theo Đề án “Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hà Nội”...

Dự thảo cũng đưa ra lộ trình, các giải pháp cụ thể để triển khai: Từ nay đến năm 2018, sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện giao thông, tăng cường quản lý Nhà nước về giao thông vận tải.

Giai đoạn đến năm 2020, tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng.

Giai đoạn đến năm 2030, triển khai các giải pháp tổng thể, nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn quận. Trong đó, việc phát triển phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên, cùng với phát triển đường sắt đô thị, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình xe buýt: đưa vào hoạt động xe buýt hai tầng có sức chứa lớn, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch; tối ưu hóa mạng lưới xe buýt, bảo đảm cự ly tiếp cận của người dân dưới 500m.

Metro 1

Tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội đang được hình thành (Ảnh: Phan Chính)

Bên cạnh đó, tại Thủ đô, trong khi dự án đường sắt trên cao, đường sắt đô thị đang được triển khai, vận tải hành khách hiện nay vẫn trông chờ chủ yếu vào hệ thống xe buýt. Tuy nhiên, hệ thống này còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Được biết, từ năm 2001, thành phố đã đầu tư mua sắm phương tiện và hỗ trợ phát triển hệ thống xe buýt. Đến nay, thành phố có hơn 1.200 xe buýt, hoạt động trên 92 tuyến, ở 26 quận, huyện, thị xã. Thời kỳ hoàng kim nhất của xe buýt là năm 2014, với sản lượng vận chuyển hành khách đạt 431 triệu lượt người, tăng hơn 30 lần so với năm 2001, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân. Từ năm 2015 đến nay, lượng hành khách đi xe buýt liên tục giảm. Từ đầu năm 2016 đến thời điểm này, lượng khách tiếp tục sụt giảm hơn 10% so với những năm trước.

Nhiều năm nay, TP. Hà Nội đã phối hợp Bộ GTVT triển khai một số dự án vận tải hành khách công cộng có sức chuyên chở lớn, gồm: buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Một dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13km khởi công từ tháng 10/2009. Theo kế hoạch, tuyến này sẽ được vận hành thử nghiệm vào cuối năm 2016. Sau tám lần điều chỉnh tiến độ và đội giá thêm 339 triệu USD, tương đương hơn 7.100 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu. Mới đây, chủ đầu tư dự án cam kết đến cuối tháng 9/2017 đưa tuyến đường sắt này vào vận hành.

Trong khi đó tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội khởi công năm 2010, kế hoạch hoàn thành vào năm 2015. Thế nhưng, đến nay, mới xây dựng xong các cột trụ của phần đường sắt đi trên cao dài 8,5 km; lao lắp dầm đoạn từ Nhổn đến Cầu Diễn và thi công dang dở một số nhà ga trên cao.

Những siêu dự án giao thông đang chuyển động ở TP.HCM

Với các “siêu dự án” giao thông đô thị này, trong tương lai thành phố mang tên Bác sẽ có một hệ thống giao thông hiện đại, tiện nghi cho người dân di chuyển cũng như thúc đẩy sự phát triển các dự án bất động sản trong thành phố lớn nhất nước này.

Tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở hợp phần 2 dự án Phát triển bền vững. Ban quản lý Các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên đã triển khai dự án hệ thống xe buýt nhanh (BRT) với tổng vốn đầu tư 70,2 triệu USD. Tất cả các hạng mục xây lắp trạm bảo dưỡng, điểm đầu và điểm cuối, trung tâm điều khiển và hệ thống nhà ga đã được khởi công vào tháng 1 năm 2017 và hoàn thành vào tháng 9 năm 2018 để vận hành xe buýt nhanh BRT ở thành phố biển này.

Theo Sở GTVT TP.HCM, từ cuối năm 2019 người dân sẽ được sử dụng phương tiện xe buýt nhanh (BRT) dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ. Tuyến buýt nhanh đầu tiên tại TP.HCM có vốn đầu tư lên đến 143 triệu USD và được kỳ vọng sẽ giúp rút ngắn khoảng 25 phút di chuyển so với xe buýt thường hiện nay.

Với "giấc mơ" tàu điện ngầm sẽ có mặt ở mọi nơi trong toàn thành phố, hiện nay đã có 3 trong tổng số 8 tuyến Metro đang được triển khai xây dựng. Dự kiến năm 2020, người Sài Gòn sẽ lần đầu tiên được đi lại bằng tàu điện ngầm.

Cụ thể, theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên (dự kiến kéo dài đến Bình Dương), kéo dài gần 20km. Tuyến số 2: Thủ Thiêm - Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, kéo dài 48 km.

Tuyến 3A: Bến Thành - Tân Kiên, kéo dài 19,8km; Tuyến 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước, kéo dài 12,2km.

Tuyến số 4A: Thạnh Xuân (quận 12) - Khu đô thị Hiệp Phước, kéo dài khoảng 35,75 km; Tuyến 4B: Ga Công viên Gia Định - Ga Lăng Cha Cả, kéo dài khoảng 3,2km.

c14metro-sai-gon

Tuyến Metro ga Bến Thành - ga Nhà hát TP đang trong quá trình thi công

Tuyến số 5: Cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc, kéo dài 23,39km. Tuyến số 6: Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm, kéo dài 6,8km.

Ngoài ra, còn có 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail) gồm: Tuyến xe điện mặt đất số 1: Ba Son - Tôn Đức Thắng - Công trường Mê Linh - Võ Văn Kiệt - Lý Chiêu Hoàng - Bến xe Miền Tây, chiều dài khoảng 12,8 km. Định hướng kéo dài từ Ba Son đến khu đô thị Bình Quới (Thanh Đa - Bình Thạnh).

Tuyến Monorail số 2: Quốc lộ 50 (quận 8 - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy (quận 2) - Khu đô thị Bình Quới (Thanh Đa - Bình Thạnh). Định hướng kết nối tuyến đường sắt đô thị số 3a, chiều dài khoảng 27,2 km.

Tuyến Monorail số 3: Ngã tư (Phan Văn Trị - Nguyễn Oanh) - Phan Văn Trị - Quang Trung - Công viên phần mềm Quang Trung - Tô Ký - ga Tân Chánh Hiệp, chiều dài khoảng 16,5 km.

Bên cạnh đó, xây dựng 3 Depot cho các tuyến xe điện mặt đất hoặc Monorail như sau: Bến xe Miền Tây, diện tích khoảng 2,1 ha (tuyến xe điện mặt đất số 1); đường Nguyễn Văn Linh, diện tích khoảng 5,9 ha (tuyến Monorail số 2); đường Tân Chánh Hiệp, diện tích khoảng 5,90 ha (tuyến Monorail số 3). Tổng diện tích các Depot khoảng 13,9 ha.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, hiện nay, dự án tuyến số Metro số 1 đã và đang gấp rút hoàn thành công tác thi công. Bên cạnh đó hiện tuyến Metro số 2 và Metro số 5 cũng đang trong quá trình thi công xây dựng.

TỪ KHÓA: TPHà NộiBRTMetro
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ