Kinh tế Trung Quốc vật lộn với các thách thức mới

KIM NGÂN
15:28 03/06/2021

Giá hàng hóa tăng cao, thiếu chip, hướng đi của đồng nhân dân tệ chưa rõ ràng và sự bùng phát dịch ở tỉnh Quảng Đông là những thách thức đối với sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Sự ổn định trong tháng 5 sau sụt giảm của tháng 4 củng cố niềm tin của các nhà phân tích rằng hoạt động kinh tế của Trung Quốc có thể đạt đỉnh của năm trong quý 2, theo South China Morning Post.

reuters

Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong quý 1, tăng 18.3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, giá nguyên liệu thô tăng cao tiếp tục là mối quan ngại. Giá đã lên mức cao kỷ lục trong tháng 5 trước khi giảm ở cuối tháng.

“Chúng tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại trong nửa sau của năm, đặc biệt trong quý 4, khi cầu đang cao sẽ giảm bớt, xuất khẩu yếu đi do sản xuất ở các nước phát triển phục vụ tiêu dùng dịch vụ dần phục hồi, trong khi giá nguyên liệu thô tăng làm yếu cầu”, các nhà kinh tế của Viện nghiên cứu Nomura, có trụ sở ở Nhật, cho biết.

“Đã có những tranh cãi về lý do giá nguyên liệu thô tăng mạnh gần đây: do yếu tố từ bên ngoài hay nội tại, do quá nhiều cầu hay do cung hạn chế. Dù gì đi nữa thì giá nguyên đầu vào làm giảm cầu vì hai lý do chính.”

“Thứ nhất, với cùng một lượng tiền (giả định mục tiêu tăng trưởng tín dụng cố định trong năm nay), giá cao hơn tức cầu thực ít đi. Thứ hai, giá nguyên liệu thô tăng mạnh đồng nghĩa với chi phí cao hơn và biên lợi nhuận của các công ty sản xuất, chế biến giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và làm đứt gãy các chuỗi cung ứng”, các nhà kinh tế Nomura cho biết.

“Chúng tôi kỳ vọng Bắc Kinh, do lo ngại nhiều hơn về giá hàng hóa tăng cao, sẽ hành động để đảm bảo nguồn cung và điều chỉnh một số biện pháp giảm phát thải carbon quá tham vọng để giữ cam kết chính sách ‘không thay đổi đột ngột’ và hướng tới duy trì đồng nhân dân tệ ổn định so với rổ tiền tệ.”

Wang Zhe, nhà kinh tế cấp cao tại Caixin Insight Group, nói: “Giá hàng hóa tăng nhanh bắt đầu dẫn đến các đứt gãy trong nền kinh tế khi một số doanh nghiệp bắt đầu tích trữ hàng hóa, trong khi một số khác thiếu nguyên liệu. Các chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.”

Để đối phó với tình trạng giá hàng hóa tăng vọt, Bắc Kinh đã triển khai nhiều biện pháp chính sách hơn để thúc đẩy nguồn cung nguyên liệu thô trong nước như than, thép và điện.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng đã kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn cung và cầu và ngăn chặn “đầu cơ độc hại”.

Các cảnh báo này đã khiến giá kim loại giảm, nhưng các nhà phân tích nói họ không chắc đợt điều chỉnh giá này có thể kéo dài bao lâu khi cầu trên thế giới đang tăng lên.

PMI (Purchasing Managers’ Index) Caixin/Markit, chỉ số quản lý thu mua trong ngành sản xuất tăng lên 52,0 trong tháng 5, mức cao nhất kể từ tháng 12, từ mức 51,1 của tháng 4.

Chỉ số trên 50 cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động của ngành, trong khi số dưới mốc này thể hiện sự suy giảm.

Các nhà kinh tế Nomura cho rằng cầu ở thị trường quốc tế có thể sẽ vẫn yếu vì ngay cả khi kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi trong bối cảnh tiêm vắc-xin COVID-19 được triển khai mạnh mẽ hơn, sự bùng phát dịch ở các nước ASEAN, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, sẽ là cản trở.

Chỉ số PMI của vận tải đường sắt, vận tải hàng không, lưu trú và các lĩnh vực khác liên quan đến du lịch đường dài đã ở trên 65,0 trong hai tháng liên tiếp.

“Các lĩnh vực này đã duy trì sinh khí khá tốt gần đây ”, Zhao Qinghe, nhà thống kê cấp cao của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết.

“Các chỉ số hoạt động kinh doanh của các ngành bán lẻ, ăn uống, văn hóa, thể thao và giải trí liên quan chặt chẽ đến tiêu dùng hộ gia đình đều cao hơn tháng trước và vượt xa mức 58,0. Thị trường tiêu dùng đang có xu hướng phục hồi tích cực”, Qinghe nói thêm.

Sự thiếu hụt toàn cầu về chip cũng đang có tác động tiêu cực lan tỏa trong các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và các nhà phân tích cho rằng khan hiếm có thể kéo dài qua 2021 và đến 2022.

Tình hình gây khó khăn cho nhiều nhà sản xuất ở Trung Quốc, công xưởng của thế giới.

quang chau

Xét nghiệm COVID-19 diện rộng tiến hành ở huyện Liwan, Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: AP

Trong khi đó, bùng phát dịch ở Quảng Đông đang là nỗi lo mới. Các nhà chức trách y tế vừa áp đặt các hạn chế đi lại ở tỉnh miền Nam Trung Quốc này và tiến hành xét nghiệm diện rộng.

Ủy ban Y tế Quảng Đông cho biết 20 ca mới lây nhiễm cộng đồng đã được xác nhận vào Chủ nhật ở thành phố Quảng Châu và hai ở Phật Sơn, thành phố lân cận của Quảng Châu, nâng tổng số ca nhiễm lên 47 kể từ khi có đợt dịch mới ngày 21/5.

Số ca ở Quảng Châu tăng thêm 23 vào thứ Hai và thêm 11 vào thứ Ba. Đợt bùng phát này được cho là đợt đầu tiên ở Trung Quốc liên quan đến chủng virus Ấn Độ

Gần 500 chuyến bay đã bị hủy tại các sân bay ở Quảng Châu và Thâm Quyến - thành phố thứ ba ghi nhận các ca nhiễm ở đợt bùng phát mới nhất - tính đến sáng thứ Hai.

Đợt bùng phát lần này cũng đã khiến hàng hóa nhập khẩu tại cảng Yantian ở Thâm Quyến, một trong những trung tâm xuất khẩu bận rộn nhất thế giới, bị ngừng trệ vào tuần trước, theo The Guardian.

Xếp sau Bắc Kinh và Thượng Hải, Quảng Châu là một trong những thành phố lớn nhất ở Trung Quốc, với dân số khoảng 14 triệu người. Cảng Quảng Châu rộng lớn là một trung tâm giao thông và thương mại chính của Trung Quốc.

Sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu ở thành phố Vũ Hán, gây ra một đợt phong tỏa kéo dài và nghiêm ngặt, Trung Quốc cơ bản đã ngăn chặn được COVID-19, với các bùng phát lác đác ở quy mô nhỏ.

Theo truyền thông Trung Quốc, một chiến dịch nhằm có 40% dân số tự nguyện tiêm chủng vào cuối tháng này, đã cung cấp gần 640 triệu liều, bao gồm ít nhất một liều cho hơn 86% dân trưởng thành ở Bắc Kinh.

Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong quý 1, tăng 18.3% so với cùng kỳ năm trước, do phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng tăng trưởng khả năng sẽ hạ nhiệt vào cuối năm.

Theo South China Morning Post, The Guardian và Cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS)

  • Cùng chuyên mục
BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31