Kinh tế thế giới 2019: Hồi chuông trước cơn bão

HÀN GIA BẢO
06:30 25/01/2019

Nhà kinh tế trưởng của OECD Laurence Boone nhận định hiện có ít dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn so với dự báo, song những rủi ro cho đến nay đủ để “gióng lên hồi chuông cảnh báo và chuẩn bị sẵn sàng đối phó trước mọi cơn bão”.

5D48D062-B094-4F74-BE96-5653014593C5

Trong một tuyên bố cuối năm, Tổng Thư ký OECD Angel Gurria nêu bật một số thách thức đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị gây ra. Căng thẳng thương mại đã kéo đà tăng trưởng GDP toàn cầu giảm 0,1-0,2 điểm phần trăm trong năm 2018 vừa qua. Ông Gurria cảnh báo nếu Mỹ tăng thuế bổ sung lên mức 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump đe dọa, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống gần 3% vào năm 2020.

Căng thẳng thương mại

Trong bản báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế thế giới, OECD dự báo, GDP toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 3,5% trong năm 2019, giảm 0,2% so với mức dự báo được đưa ra vào tháng 9/2018. Tổ chức này giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 3,7% trong năm 2018, song ước tính con số này sẽ giảm nhẹ về mức 3,5% trong năm 2020.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) sớm có hiệu lực sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEPT). Trên thực tế, 7 trong số 16 nước thành viên của RCEPT cũngtham gia CPTPP. Các nước này đang được khuyến khích thành lập một liên minh để thúc đẩy quá trình lập ra quy tắc với tiêu chuẩn cao hơn trong các cuộc đàm phán để kết thúc RCEPT.

Như vậy, năm 2019 tại khu vực Ấn Thái Dương (Indo-Pacific) sẽ có 3 Hiệp định Tự do Thương mại lớn (FTA) là CPTPP, RCEPT và Thoả thuận Đối tác Kinh tế EU—Nhật Bản. Mỗi FTA này đều có chất lượng ở mức độ khác nhau nhưng đều không có Hoa Kỳ tham gia. Việc Mỹ quay lại TPP sẽ đưa đất nước này trở lại bàn đàm phán trong tiến trình tạo lập các quy tắc trong khu vực.

Theo dự báo của OECD, những chỉ số phát triển gần đây cho thấy sự mở rộng trên quy mô toàn cầu đã đạt đỉnh điểm và có khả năng chậm lại trong hai năm tới… Các điều kiện thị trường lao động vẫn đang tiếp tục được cải thiện…Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại và đầu tư đã thấp hơn dự báo, các điều kiện thị trường tài chính được thắt chặt trong khi niềm tin lại tiếp tục bị nới lỏng. Tổ chức tài chính quốc tế này cảnh báo những mối quan hệ căng thẳng về thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vẫn tiếp tục trở thành nguyên nhân cơ bản tạo ra những nguy cơ sụt giảm về lĩnh vực việc làm, đầu tư và mức sống của người dân trên phạm vi toàn cầu.

Trả lời phỏng vấn báo giới, nhà kinh tế trưởng của OECD, bà Laurence Boone nói: “Chúng ta đang quay trở về một xu hướng dài hạn. Chúng ta không trông đợi vào một phương án hạ cánh cứng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rủi ro. Một phương án hạ cánh mềm luôn là điều khó đạt được…Vào thời điểm hiện tại, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức hơn thường lệ do những căng thẳng trong quan hệ thương mại, dòng vốn chảy từ các thị trường đang nổi tới các nước bình thường hóa chính sách tiền tệ”.

Cụ thể, OEDC đã hạ mức tăng trưởng của Nhật Bản từ 1,2% xuống còn 0,9% trong năm 2018; từ 1,2% xuống còn 1,0% trong năm 2019 trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang chuẩn bị tăng thuế tiêu dùng vào tháng 10 năm tới. Theo dự báo của OEDC thì tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong năm 2020 sẽ là 0,7%.

Hạ cánh mềm?

OEDC dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm nhẹ xuống mức 6,6% trong năm 2018. Con số này trong các năm 2019 và 2020 lần lượt là 6,3% và 6,0% trong bối cảnh lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đang suy giảm và nước này đang tìm kiếm một “phương thức hạ cánh mềm” trước các sức ép gia tăng về thuế của Mỹ.

Tuy nhiên, OEDC giữ nguyên kỳ vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ lần lượt là 2,9%; 2,7% và 2,1% trong các năm 2018, 2019 và 2020 khi lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Trump. Trong khi đó, OEDC dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tăng trưởng lần lượt 1,9%; 1,8% và 1,6% trong các năm 2018, 2019 và 2020 – thấp hơn so với các con số được đưa ra vào tháng 9/2018.

Theo số liệu mà OEDC đưa ra, tăng trưởng kinh tế của Anh vào năm 2018 là 1,3% và sẽ tăng thêm 0,1% vào năm 2019, do kết quả từ việc nới lỏng ngân sách. Tuy nhiên, sau khi những nỗ lực tăng trưởng tài khóa đạt đỉnh vào năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng của Anh sẽ quay trở về ngưỡng 1,1%. Từ đó, OECD kêu gọi chính phủ Anh cần chuẩn bị các biện pháp ứng phó trước kịch bản nền kinh tế nước này có thể bị suy yếu, do nguyên nhân từ Brexit.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone năm 2019 sẽ chậm lại hơn nữa. IMF dự báo mức tăng trưởng năm tới của khu vực này là 1,9%. Tuy nhiên, tính khó dự đoàn về chính trị của khu vực này vẫn khá cao. Năm 2019, Eurozone sẽ phải đối mặt với các rủi ro như Anh rời khỏi EU, cuộc bầu cử nghị viện châu Âu… Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường đối với tình hình kinh tế của cả khu vực.

Quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau khi chính quyền Washington đánh thuế bổ sung lên lượng hàng hóa nhập khẩu 250 tỷ USD từ Trung Quốc theo tinh thần của chính sách “nước Mỹ trước tiên” mà Tổng thống D.Trump đã đề ra. Cuộc chiến này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi Mỹ cảnh báo sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp tương tự đối với lượng hàng hóa nhập khẩu còn lại trị giá 260 tỷ USD của Trung Quốc. Về phía Trung Quốc cũng chưa có động thái nhượng bộ khi cảnh báo sẽ trả đũa bằng việc áp thuế lên lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 110 tỷ USD từ Mỹ. OECD cảnh báo, những tác động toàn diện của một cuộc chiến tranh thương mại và những hệ lụy về bất ổn kinh tế có thể sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 0,8% vào năm 2021.

Dân chủ kiểm soát Hạ viện

Tại Mỹ, việc đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua có thể gây trở ngại cho chương trình nghị sự của ông Trump, mở đường cho những cuộc điều tra không hạn chế nhằm vào chính quyền ông, chiến dịch tranh cử của ông và cả "đế chế" kinh doanh của gia đình ông.

Điều nói trên sẽ đồng nghĩa với hai năm bế tắc chính sách, nên sẽ khó có thêm những kế hoạch cắt giảm thuế hay tăng đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ cũng nổi lên. Chưa kể, Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát cũng có thể tìm cách đưa ông Trump ra luận tội, dù trong trường hợp đó, số phận cuối cùng của vị Tổng thống sẽ được quyết định bởi Thượng viện do đảng Cộng hòa của ông kiểm soát.

Năm 2019 sẽ là năm mà bầu cử diễn ra ở một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, với ảnh hưởng sâu rộng đối với lập trường chính sách và sự ổn định thị trường. Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Nigeria là vài trong số những nước có bầu cử trong năm 2019. Cuộc bầu cử mới đây ở Brazil đã cho thấy, những chính trị gia với những chủ trương mới mẻ, phi truyền thống tiếp tục có sức hấp dẫn lớn đối với cử tri.

Trong số các nền kinh tế phát triển lớn, Canada và Australia là hai nước sẽ tổ chức bầu cử năm tới. Tuy nhiên, khả năng có sự dịch chuyển chính sách mạnh mẽ ở hai nước này sau bầu cử là thấp. Ngoài ra, hành vi khó lường của các chính phủ, đặc biệt là các chính phủ dân túy, khiến quan hệ quốc tế xấu đi là một trong số những rủi ro chính trị lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2019, theo hãng tin Bloomberg.

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24