Kinh nghiệm quốc tế phát triển chuẩn mực, khung pháp lý và chính sách tài chính xanh

Nhàđầutư
Phát triển Tài chính xanh đáp ứng nhu cầu Chuyển đổi xanh đang đặt Việt Nam trước cả cơ hội và thách thức to lớn. Để có góc nhìn về kinh nghiệm quốc tế phát triển chuẩn mực, khung pháp lý và chính sách tài chính xanh, Nhà đầu tư xin giới thiệu bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia Kinh tế.
TS. NGUYỄN THANH HẢI
03, Tháng 04, 2024 | 09:11

Nhàđầutư
Phát triển Tài chính xanh đáp ứng nhu cầu Chuyển đổi xanh đang đặt Việt Nam trước cả cơ hội và thách thức to lớn. Để có góc nhìn về kinh nghiệm quốc tế phát triển chuẩn mực, khung pháp lý và chính sách tài chính xanh, Nhà đầu tư xin giới thiệu bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia Kinh tế.

Ngày 3/4 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư với sự phối hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách".

Tạp chí Nhà đầu tư xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của TS. Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia kinh tế, với chủ đề:

Kinh nghiệm quốc tế phát triển chuẩn mực, khung pháp lý và chính sách tài chính xanh

Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ thông qua 2 xu hướng phát triển toàn cầu là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi xanh song song với chuyển đổi số này được Ủy ban Châu Âu gọi là "Chuyển đổi kép". Trong quá trình chuyển đổi xanh này, định nghĩa và phân loại các hoạt động xanh phải là bước đi đầu tiên và là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng chuẩn mực, khung pháp lý, chính sách, cơ chế khuyến khích, ưu đãi; đặc biệt là để định hướng dòng vốn tài chính xanh và để tiếp cận thị trường tài chính xanh trong nước và quốc tế.

Việt nam không thể phát triển nằm ngoài xu hướng "Chuyển đổi kép" toàn cầu, đặc biệt là Chuyển đổi xanh. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam (VBF) ngày 19/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt nam xác định tăng trưởng xanh cùng với chuyển đổi số là hai yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trong Báo cáo điểm lại tháng 3/2023, Ngân hàng thế giới cho rằng Tổng nhu cầu tài chính phát sinh thêm của Việt Nam để xử lý những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và Chuyển đổi xanh có thể lên đến khoảng 701 tỷ USD, tương đương 6,8% GDP trong giai đoạn 2022-2040, tăng mạnh so với 368 tỷ USD được đưa ra trong Báo cáo Quốc gia Khí hậu và Phát triển của Việt nam tháng 7/2022.

Phát triển Tài chính xanh, trong đó 2 công cụ tài chính xanh quan trọng nhất là Trái phiếu xanh, Tín dụng xanh để đáp ứng nhu cầu Tài chính xanh cho Chuyển đổi xanh đồng thời để thực thi các cam kết quốc tế NDC, Net-Zero 2050 và Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt nam trong điều kiện nguồn lực hết sức hạn chế khi GDP năm 2023 của Việt nam mới đạt 430 tỷ USD là thách thức to lớn. Tham khảo và rút kinh nghiệm quốc tế về phát triển Tài chính xanh là hết sức cần thiết.

Phát triển Tài chính xanh toàn cầu, đặc biệt là Trái phiếu xanh, Tín dụng xanh:

Tổ chức và Liên minh Tài chính xanh toàn cầu:

Tháng 5 năm 1992, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro, một nhóm nhỏ các ngân hàng, bao gồm Deutsche Bank, HSBC Holdings, Natwest, Ngân hàng Hoàng gia Canada và Westpac đã cùng Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc thành lập Tổ chức UNEP FI (Sáng kiến Tài chính) của các Ngân hàng & Định chế Tài chính để phát triển Tài chính cho Phát triển bền vững với Môi trường.

Tuy nhiên, Thị trường Tài chính xanh trên thế giới thực ra mới phát triển từ cách đây gần 20 năm. Năm 2006, khi Ngân hàng SEB của Thụy điển lần đầu tiên phát hành Trái phiếu xanh và cho vay xanh. Đến năm 2014, Hướng dẫn thực hành tốt nhất mang tính tự nguyện được gọi là "Các nguyên tắc trái phiếu xanh" (GBP) của Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế (ICMA) được thành lập bởi một nhóm các ngân hàng đầu tư: Bank of America Merrill Lynch, Citi, Crédit Agricole Corporate and Investment Bank, JPMorgan Chase, BNP Paribas, Daiwa, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, Chứng khoán Mizuho, ​​Morgan... Năm 2016, Pháp là một trong những nước đầu tiên phát hành Trái phiếu Chính phủ xanh.

Phân loại xanh của Tổ chức Climate Bonds Initiative (CBI) được ban hành lần đầu tiên vào năm 2013 để phân loại và phát triển Thị trường Trái phiếu xanh, là một Danh mục phân loại xanh được công nhận trên toàn cầu và được 65 Tổ chức xác nhận trên toàn thế giới sử dụng.

Phải đến năm 2015, Ngân hàng TW Trung quốc mới ban hành "Danh mục dự án xanh" để phát hành Trái phiếu xanh ở Trung quốc và năm 2017, Cộng đồng châu Âu mới đi tiên phong, thành lập nhóm chuyên gia xây dựng và ngày 18/6/2020, Quốc hội và Hội đồng châu Âu mới ban hành Luật số 2020/852 và đưa Phân loại xanh (EU Taxonomy) vào áp dụng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu COP21 năm 2015 các nước công nghiệp phát triển cam kết mục tiêu đến 2020 sẽ tăng hỗ trợ tài chính công xanh cho các nước đang phát triển phải đạt quy mô hàng năm lên đến 100 tỷ USD và thành lập Quỹ Khí hậu xanh (GCF) để tạo nguồn vốn Tài chính xanh đa phương chủ yếu, tuy nhiên các mục tiêu này đến 2020 đều không đạt được.

Tại COP26 năm 2021khi các nước tham gia đạt được thỏa thuận cam kết tự nguyện đạt phát thải bằng 0 (Net-Zero) vào giữa thế kỷ này và nhận thức rằng mục tiêu trên không thể đạt được nếu không có sự tham gia của Khu vực Tài chính tư nhân.

Nguyên Thống đốc NHTW Anh, Mark Carney và tỷ phú Bloomberg đã tập hợp 6 liên minh, mạng lưới tài chính xanh toàn cầu (ngân hàng, bảo hiểm, thị trường vốn, đầu tư mạo hiểm, tài sản tài chính và dịch vụ tư vấn đầu tư) và thành lập Liên minh Tài chính Glaskow vì (mục tiêu) Net- Zero (GFANZ) để phối hợp các nỗ lực tất cả các khu vực của hệ thống tài chính trên toàn cầu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh sang nền kinh tế toàn cầu phát thải ròng bằng 0.

Với 675 định chế tài chính thành viên ở 50 nước có quy mô tài sản hơn 150.000 tỷ USD, GFANZ cam kết chuyển đổi Portfolio của mình đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tạo ra nguồn vốn (cung) và sử dụng vốn (cầu) Tài chính xanh rất lớn. Đây là "cú hích" có ý nghĩa quyết định và đã tạo ra bước phát triển "bùng nổ" 2021-2023 của Thị trường Tài chính xanh toàn cầu. Việt nam, một trong 3 nước có cam kết Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)cũng đã được "hưởng lợi" từ GFANZ với cam kết tài trợ tài chính xanh trong vòng chỉ 3-5 năm tới lên đến 7,75 tỷ USD với điều kiện thuận lợi hơn Thị trường vốn quốc tế.

Tình hình phát triển Thị trường tài chính xanh toàn cầu:

Thị trường Tài chính xanh toàn cầu đã tăng trưởng hơn một trăm lần trong thập kỷ 2012-2022. Thị phần của thị trường tài chính xanh đã tăng từ 0,1% lên 4%. Theo Nghiên cứu từ The CityUK, với sự hỗ trợ của BNP Paribas và sử dụng dữ liệu do Refinitiv cung cấp, thị trường tài chính xanh, bền vững toàn cầu đã tăng từ 77,7 tỷ đô la vào năm 2013 lên hơn 1,478,6 tỷ đô la vào năm 2021, trong đó tỷ trọng Trái phiếu xanh, bền vững chiếm 2/3 (xem hình 1).

H1

Hình 1: Quy mô và cơ cấu Thị trường Tài chính xanh, bền vững toàn cầu 2013-2021

Trái phiếu xanh (TPX) chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường tài chính xanh, với lượng phát hành hàng năm tăng từ 2,3 tỷ USD năm 2012 lên 593 tỷ USD năm 2021, gấp 2 lần năm 2020 và giảm xuống 509 tỷ USD năm 2022 do kinh tế toàn cầu giảm tốc. Quy mô phát hành TPX của năm 2023 là 578 tỷ USD, đã tăng mạnh trở lại mức của 2021, tức tăng 250 lần so với năm 2012. Tổng giá trị tích lũy phát hành TPX đã đạt tổng cộng 2.795 tỷ đô la trong giai đoạn 2006-2203 (xem hình 2).

H2

Hình 2: Quy mô phát triển Trái phiếu xanh toàn cầu thời kỳ 2006-2023 (nguồn: CBI)

Tổng lượng trái phiếu xanh, bền vững phát hành từ trước tới cuối năm 2022 (2006-2022) lên 3.509,6 tỷ USD và ước đạt trên 4.500 tỷ USD năm 2023. Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI) dự báo quy mô TPX toàn cầu phát hành hàng năm sẽ tăng lên 1.000 tỷ USD và Tổng lượng trái phiếu xanh, bền vững sẽ vượt mục tiêu 5.000 tỷ USD vào năm 2025.

Trong khi Trái phiếu xanh, bền vững chiếm tỷ trọng khoảng 2/3 Thị trường Tài chính xanh, bền vững; Trong đó quy mô và tỷ trọng nhà phát hành trên Thị trường Trái phiếu xanh toàn cầu thời kỳ 2006-2023 (trong ngoặc là tỷ trọng của riêng năm 2023) như sau: Trái phiếu xanh của các Định chế Tài chính Ngân hàng có quy mô lớn nhất là 759 tỷ USD, chiếm 27,15% (2023: 28%) và TPX Doanh nghiệp cũng chiếm sấp sỉ 27% (2023: 29%) với 744 tỷ USD.

Quy mô và cơ cấu các nhà phát hành khác bao gồm TPX Bảo lãnh Chính phủ là 499 tỷ USD, chiếm 18% (2023: 13%); TPX Chính phủ là 386 tỷ USD, chiếm 14% (2023: 20%); TPX của Ngân hàng Phát triển là 316 tỷ USD, chiếm 11% (2023: 8%); TPX Chính quyền Địa phương là 89 tỷ USD, chiếm 3% (2023: 2%). (Xem hình 3).

H3

Hình 3: Cơ cấu phát hành Trái phiếu xanh toàn cầu 2006-2023 (nguồn: CBI)

Đáng chú ý là TPX Chính phủ (TPCP xanh) gia tăng cũng rất mạnh từ 0,78 tỷ USD (chiếm 9,1%) năm 2016, năm đầu tiên có phát hành TPX Chính phủ lên tới 119 tỷ USD năm 2023, tức tăng 154 lần trong vòng 7 năm (2016-2023) và chiếm tới 20% Thị trường TPX toàn cầu vào năm 2023. Phát hành TPX Chính phủ đã trở thành công cụ huy động và là nguồn vốn Tài chính xanh chủ yếu của 30 quốc gia trên toàn cầu (số liệu năm 2022: gồm 15 quốc gia Công nghiệp phát triển và 15 quốc gia thuộc Thị trường mới nổi).

Chỉ khi có nguồn vốn Tài chính xanh quy mô lớn, Chính phủ các quốc gia này mới có thể dẫn dắt, định hướng và hỗ trợ thực sự cho Chuyển đổi xanh, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc dân đặc biệt là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển xanh, cho các lĩnh vực, dự án xanh (chưa, không mang lại lợi nhuận cho khu vực tư nhân nhưng tối quan trọng cho Chuyển đổi xanh). Dẫn đầu trong xu thế này là Chính phủ Pháp (58,8 tỷ USD) và Chính phủ Đức (42,7 tỷ USD; riêng 2022 phát hành nhiều nhất toàn cầu với 12,5 tỷ USD). Trong các Thị trường mới nổi, Chính phủ các quốc gia ASEAN tích cực phát hành TPCP xanh, như Singapor: 1,75 tỷ USD, Indonesia: 1,5 tỷ USD, ngoài ra Thái lan: 2,7 và Philippin: 2,3 tỷ USD TPCP xã hội trong năm 2022.

Kinh nghiệm quốc tế phát triển Chuẩn mực, Khung pháp lý, chính sách cho Tài chính xanh, Phân loại xanh, Trái phiếu xanh và Tín dụng xanh

Trong suốt 20 năm qua, kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Các quốc gia và các tổ chức quốc tế phát triển Tài chính xanh đều bắt đầu từ tài trợ các hoạt động, dự án xanh riêng lẻ; xuất phát từ đòi hỏi của thực tế Chuyển đổi xanh, dần dần mới hình thành chương trình, chiến lược, kế hoạch và từ đó mới xây dựng Chuẩn mực và Khung pháp lý, chính sách cho Tài chính xanh, Phân loại xanh, Nguyên tắc, Chuẩn mực Trái phiếu xanh và Tín dụng xanh.

Về cơ bản có 4 cấu phần định hình Hệ thống tài chính xanh là: Một là chiến lược, Chương trình, Kế hoạch Phát triển Tài chính xanh và Tổ chức, Liên minh Tài chính xanh; Hai là chuẩn mực, Khung pháp lý, chính sách, Cơ chế khuyến khích Tài chính xanh; Ba là phát triển sản phẩm tài chính xanh như: TPX, Tín dụng xanh, Bảo hiểm xanh…; Bốn là cơ chế minh bạch Thị trường: Phân loại xanh; Công bố thông tin, Xác nhận, quản lý và giảm sát Tài chính xanh.

Khung pháp lý, chính sách Tài chính xanh:

Kinh nghiệm của Cộng đồng châu Âu (EU):

Cộng đồng châu Âu (EU) với 27 quốc gia thành viên bắt đầu xây dựng Khung pháp lý, chính sáchTài chính xanh; Phân loại xanh, Chuẩn mực Trái phiếu xanh khá muộn. Nhưng trong vòng 5 Năm từ 2018 - 2023, EU đã dẫn đầu toàn câu trong việc ban hành các bộ Luật về Chuẩn mực và Khung pháp lý, chinh sách cho Tài chinh xanh như sau:

Tháng 3/2018, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động về Tài chính cho tăng trưởng, xanh bền vững, trong đó đưa ra chiến lược toàn diện để kết nối hơn nữa tài chính với tính bền vững.

Ủy ban ổn định tài chính của G20 đã thành lập "Lực lượng đặc nhiệm về Công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu" (TCFD) vào tháng 12/2015. Đến tháng 1/2019, Nhóm công tác TWG Diễn đàn Tài chinh Bền vững của EU đã công bố "Báo cáo và Công bố thông tin Tài chính Khí hậu (TCFC)" và ngày 27/11/2019 Quốc hội và Hội đồng châu Âu đã ban hành Luật "Công bố thông tin Tài chính Khí hậu (TCFC)" (Regulation (EU) 2019/2088 of the European Parliament and of the Council on sustainability‐related disclosures in the financial services sector).

Ngày 15/01/2020, Thỏa thuận Xanh châu Âu (The European Green Deal – EGD) đã được thông qua. EGD là Chương trình tổng thể và dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050. EGD định hình chiến lược của EU để đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 và trở thành khu vực kinh tế sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên vào năm 2050.

Ngày 18/6/2020, Quốc hội và Hội đồng châu Âu mới ban hành Luật số 2020/852 và đưa EU Taxonomy vào áp dụng thống nhất với 27 quốc gia thành viên EU và đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại của EU với thế giới.Hội đồng châu Âu, và Nghị viện châu Âu (EP) ngày 28/2/2023 đã đạt được Thỏa thuận mang tính bước ngoặt về "Bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh" sẽ áp dụng thống nhất cho 27 nước thành viên của EU. 

Quốc hội và Hội đồng châu Âu cho biết tiêu chuẩn này sẽ giúp các nhà đầu tư định hướng các khoản đầu tư cho những công nghệ xanh và doanh nghiệp bền vững hơn. Tiêu chuẩn này phù hợp với Luật nhãn xanh của EU định nghĩa hoạt động kinh tế được coi là xanh. EU hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050. Giá trị trao đổi thường niên trên thị trường trái phiếu châu Âu ước tính 100.000 tỷ euro (107.000 tỷ USD).

Thỏa thuận trên phải được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu chính thức thông qua và sẽ được triển khai áp dụng 12 tháng sau khi Luật này có hiệu lực. Tháng 3 năm 2023, Nhóm công tác TWG Diễn đàn Tài chinh Bền vững của EU đã công bố "Hướng dẫn Sử dụng Chuẩn mực Trái phiếu xanh EU" (EU Green Bond Standard Usability Guide).

Kinh nghiệm của Trung quốc:

Năm 2012, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã ban hành "Danh mục Tín dụng xanh" hướng dẫn về việc phát triển tín dụng xanh và thiết lập hệ thống thống kê tín dụng xanh để theo dõi tác động môi trường và hoạt động tài chính xanh.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) là đơn vị chủ trì xây dựng các chính sách tài chính xanh. Năm 2015, PBOC ban hành "Danh mục dự án trái phiếu xanh" là Phân loại xanh theo mô hình của Trung quốc.

Khi phát hành trái phiếu xanh ra nước ngoài, các công ty Trung Quốc thường sử dụng Nguyên tắc trái phiếu xanh của ICMA hoặc Tiêu chuẩn trái phiếu khí hậu của CBI được quốc tế công nhận.

Năm 2016, 7 Bộ ngành và cơ quan quản lý tài chínhhàng đầu của Trung quốc đã chính thức thông qua "Hướng dẫn thiết lập hệ thống tài chính xanh", được coi là kế hoạch chi tiết quốc gia phát triển tất cả các khía cạnh của Tài chính xanh.

Tháng 1/2016, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã ban hành "Hướng dẫn về phát hành trái phiếu xanh", khuyến khích phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các dự án thuộc 12 lĩnh vực, như tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải, chuyển đổi công nghệ và đô thị hóa xanh. Hướng dẫn này sau đó được thị trường coi là một tiêu chuẩn trái phiếu xanh khác.

Bên cạnh đó năm 2016, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung quốc (CSRC) cũng đã ban hành "Hướng dẫn phát triển trái phiếu xanh". Như vây, trong thời kỳ này ở Trung quốc cùng một lúc có tới 4 Hướng dẫn Tài chính xanh, Trái phiếu xanh, Tín dụng xanh khác nhau của 4 Cơ quan quản lý là NHTW (PBOC), Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung quốc (CSRC) và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC).

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) là cơ quan đi tiên phong trong phát triển Kinh tế xanh và đã ban hành “Danh mục Hướng dẫn Công nghiệp Xanh” vào tháng 3/2019 và tháng 4/2023 vừa qua NDRC đã công bố dự thảo Danh mục Hướng dẫn Công nghiệp Xanh mới để lấy ý kiến); Ngoài ra, NDRC cũng ban hành Danh mục hướng dẫn điều chỉnh cơ cấu công nghiệp (phiên bản 2019) – một loại hình Danh mục phân ngành công nghiệp dã chú ý đến mục tiêu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Tháng 4/2021, trên cơ sở “Danh mục phân loại công nghiệp xanh” năm 2019; PBOC, NDRC và Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã phối hợp cùng ban hành “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”, là phiên bản 2 của Phân loại xanh cho Tài chính xanh.

Ủy ban Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh (GBPC) đã tổ chức tất cả các đơn vị thành viên để xây dựng Nguyên tắc Trái phiếu Xanh Trung Quốc (CGBP)và được xem xét đã chính thức thông qua CGBP tại cuộc họp lần thứ năm của Ủy ban Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh ngày 29/7/2022.

Tuy nhiên, do Trung quốc vẫn có 2 “Danh mục phân loại xanh 2021” cho Tài chính xanh và “Danh mục Hướng dẫn Công nghiệp xanh 2019”; do “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”, là phiên bản 2 của Danh mục Phân loại xanh của Trung quốc cho Tài chính xanh chưa có cấu phần “Tiêu chí phân loại” và chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế, nên Trung quốc và EU đã thỏa thuận phát triển dự án “Phân loại cơ bản chung” (Common Ground Taxonomy) để làm hài hòa với Danh mục phân loại xanh EU và quốc tế.  Tháng 6/2022, Dự án này đã công bố Báo cáo đầu tiên về “Phân loại cơ bản chung” với mục tiêu sẽ xây dựng một Danh mục chung các họat động dự án xanh nhằm khuyến khích mở rộng dòng Tài chính xanh quốc tế.

Kinh nghiệm của một số quốc gia khác:

Nhật bản: Đã ban hành Chiến lược về Tài chính Bền vữngvào năm 2021; trong đó các Cơ quan: Cơ quan Dịch vụ Tài chính; Bộ Môi trường; Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp có trách nhiệm thực thi chiến lược. Chính phủ Nhận năm 2021 cũng công bố sẽ phát hành 100 tỷ USD Trái phiếu Chính phủ xanhđể tài trợ cho các dự án quan trong trong Khuôn khổ thực thi Chiến lược này. Nhật bản cũng đã ban hanh một loạt quy định như: Hướng dẫn về trái phiếu xanh (2017/2020), Hướng dẫn về khoản vay xanh và khoản vay bền vững (2017/2020), Dự án phát hành trái phiếu xanh (2017) và Nền tảng thúc đẩy phát hành trái phiếu xanh (2018).

Singapore: Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS: là NHTW) Singapore cũng đã ban hành Kế hoạch Hành động Tài chính Xanh năm 2019. Cơ quan Tiền tệ của Singapore đã thành lập Ban Công nghiệp Tài chính Xanh được thiết lập và hoạt động từ tháng 11/2019. MAS đã ban hanh Danh mục phân loại xanh cho Tài chính bền vững Singapore-Asia vào năm 2023. Khung pháp lý cho tài chính thương mại xanh và vốn xanh, Chương Trình Đầu Tư Xanh (2019), Chương trình Hỗ trợ khoản vay Bền vững (2020) và Chương trình Trái phiếu Bền vững (2017/2020).

Indonesia: Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Indonesia xây dựng Lộ trình Tài chính Bền vữngGiai đoạn I (2015 – 2019) vào năm 2014 và năm 2021 đã ban hành Lộ trình Giai đoạn II (2021 - 2025). Nhóm công tác về Thông tin Tài chính liên quan đến khí hậu của Indonesia được thành lập từ 2015. Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Indonesiađã ban hanh Quy định về Triển khai Tài chính Bền vững (Quy định số 51/2017), Chuẩn mực Trái phiếu Xanh (Quy định số 60/2017) và Danh mục phân loại xanh Indonesia năm 2022.

Malaysia: Ban hành Lộ trình Đầu tư Trách nhiệm và Bền vững vào năm 2019 và thiết lập Cơ chế Khuyến nghị về Công nghệ Xanh vào năm 2014, Chương trình Tài chính Công nghệ Xanh năm 2020 và phát triển các cơ sở Chuyển đổi Các-bon thấp năm 2022. Ủy ban Chứng khoán Malaysia thành lập Nhóm chuyên trách Tài chính Xanh vào năm 2019. Ngân hàng Trung ương Malaysia ban hanh Danh mục phân loại xanh dựa trên nguyên tắc Biến đổi khí hậu vào năm 2021 và Khung Trái phiếu Sukuk (xanh) của năm 2022.

Phân loại xanh

Từ năm 2015, Cộng đồng châu Au (EU) đã đi tiên phong trong việc xây dựng và năm 2020 đã ban hành EU Taxonomy, đến nay đã có hơn 35 Tổ chức Quốc tế, quốc gia như CBI, ASEAN, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Kazakhstan, Mông cổ, Singapor, Thái lan, Malaysia, Colombia, Ruanda, Nam phi… đã và đang xây dựng Phân loại xanh (Green Taxonomy).

H4

Hình 4: Bản đồ Phân loại xanh toàn cầu 

Theo Kinh nghiệm quốc tế, một Phân loại xanh đầy đủ phải bao gồm 4 cấu phần(xem hình 5) như sau:

Phân loại các hoạt động, dự án xanh theo các mục tiêu môi trường (MTMT) ví dụ như EU: 6 MTMT, CBI: 1 MTMT, ASEAN: 4 MTMT, Mông cổ: 6 MTMT, Thái Lan: 33 Mục tiêu liên quan môi trường (environment-related goals ) trong khi Việt nam xác định 6 mục tiêu bảo vệ môi trường và 7 lợi ích môi trường. (xem bảng 1: So sánh các Danh mục phân loại xanh).

Phân loại theo phân ngành kinh tế (xem bảng 2): Hầu hết các nước trên thế giới đều dựa vào Hệ thống Phân ngành kinh tế của Liên hiệp quốc (ISIC) và của Quốc gia (ví dụ Singapore là SSIC, Thái lan là TSIC, EU là NACE và Việt nam là VSIC và có tham chiếu thêm Danh mục phân loại sản phẩm).

Phân loại các hoạt động, dự án xanh có đủ điều kiện (Eligible projects).

Phân loại theo Tiêu chí sàng lọc, bao gồm: các tiêu chí môi trường, xanh (Screening Criteria), các chỉ tiêu, ngưỡng(Thresholds) và đặc biệt là phân loại theo “Yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác” (No Harm Criteria).

H5

Hình 5: Các cấu phần xây dựng và phát triển hệ thống phân loại xanh (theo EU, CBI)

Cách tiếp cận và thông lệ quốc tế khi xây dựng Danh mục Phân loại xanh như sau:

Danh mục Phân loại xanh phải được xây dựng trên các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, môi trường; chiến lược và chương trình tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chống biến đổi khí hậu… với tầm nhìn 2050; cam kết NDC, Net Zero 2050 và trên cơ sở khoa học, phù hợp với công nghệ tốt nhất (BAT), tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới nhất.

Các quốc gia khi xây dựng Danh mục Phân loại xanh thường tiếp cận phù hợp với thông lệ quốc tế sẵn có như EU Taxonomy, CBI Taxonomy, Taxonomy của ASEAN và tham khảo (review) Taxonomies của các nước đi trước như Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc và một số thị trường mới nổi như Kazakhstan, Singapor, Malaysia và Colombia.

Tham vấn rộng rãi các Bộ ngành, Hiệp hội, Doanh nghiệp, Định chế tài chính, Ngân hàng và đặc biệt là các nhà khoa học, chuyên gia môi trường và liên ngành để tạo thống nhất xã hội và có sơ sở khoa học, thực tiễn cao.

Tập trung phân loại dự án xanh, bước đầu đưa một số dự án chuyển đổi xanh của các phân ngành kinh tế có mức phát thải lớn vào Danh mục Phân loại xanh.

Tập trung áp dụng trước mắt cho Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh là 2 dòng vốn Tài chính xanh quan trọng nhất hiện nay, nhưng vẫn tạo cơ sở để cập nhật và tiền đề mở rộng Danh mục Phân loại xanh cho Tài chính xanh, bền vững sau này.

Tại Việt nam, năm 2017 NHNN Việtnam và năm 2018 Bộ TNMT đã xây dựng “Danh mục dự án xanh” được khuyến nghị áp dụng cho một số ngân hàng, doanh nghiệp và cho phát hành thí điểm Trái phiếu xanh Chính quyền địa phương. Luật Bảo vệ Môi trường 72/2020/QH14 và Nghị định Chính phủ 08/2022/DN-CP giao cho Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với NHNN và Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (gọi là Danh mục Phân loại xanh).

Trước khi trình bày chi tiết Kinh nghệm Quốc tế và các nội dung chi tiết Danh mục phân loại xanh của từng tổ chức, quốc gia. Hai bảng 1 và bảng 2 dưới đây sẽ so sánh các Danh mục phân loại xanh quốc tế của CBI, EU, ASEAN và Trung quốc và Việt namtheo các tiêu mục: xác định Mục tiêu môi trường, cơ sở phân ngành kinh tế, chọn lọc số ngành kinh tế, phương pháp xác định Tiêu chí sàng lọc, Yêu cầu không gây hại cho các Mục tiêu môi trường khác và hình thức văn bản pháp lý.

H6

 

H7

 

Một số Kinh nghiệm quốc tế tiêu biểu trong xây dựng, ban hành và áp dụng Danh mục phân loại xanh quốc tế:

Kinh nghiệm xây dựng, và ban hành và áp dụng CBI Taxonomy: Tuy là một Tổ chính phi Chính phủ, CBI ban hành “Phân loại Trái phiếu Khí hậu” lần đầu tiên vào năm 2013 để phân loại và phát triển Thị trường Trái phiếu xanh, là một Danh mục phân loại xanh được xây dựng trên cơ sở khoa học và được thông qua Hội đồng Chuẩn mực Trái phiếu Khí hậu bao gồm nhiều nhà khoa học môi trường nổi tiếng và các chuyên gia tài chính xanh, khí hậu hang đầu trên thế giới mà không phụ thuộc vào bất cứ quyết định chính trị hoặc văn bản pháp lý nào. Phân loại xanh Trái phiếu của CBI được công nhận rộng rãi trên toàn cầu giống như “Các Nguyên tắc Trái phiếu xanh của Hiệp hội ICMA".

CBI đã liên tục sửa đổi, cập nhật Phân loại xanh Trái phiếu và năm 2021 đã ban hành đến Phiên bản 4.1. của Phân loại xanh Trái phiếu CBI và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, đặc biệt là thông qua hoạt động xác nhận xanh của mạng lưới 65 Tổ chức xác nhận được CBI cấp phép trên toàn thế giới sử dụng “Phân loại Trái phiếu xanh” của CBI. Theo thống kê, 86% Trái phiếu xanh được phát hanh, đều được thực hiện Xác nhận xanh. Mô hình quản trị “Phân loại Trái phiếu xanh” của CBI cũng giống như nhiều Tổ chức và quốc gia bao gồm 3 cấp gồm: Cấp 1 là Hội đồng Chuẩn mực Trái phiếu Khí hậu; cấp 2 là: Ban thư ký  Chuẩn mực Trái phiếu Khí hậu và cấp 3 gồm 2 nhóm công tác (WG) của các nhà khoa học, tư vấn và nhóm các chuyên gia của tổ chức xác nhận xanh, doanh nghiệp và hiệp hội (xem hình 6).

H8

 

Kinh nghiệm xây dựng, ban hành và áp dụng EU Taxonomy: Năm 2017, Cộng đồng châu Âu mới đi tiên phong, thành lập nhóm chuyên gia xây dựng Danh mục Phân loại xanh (TEG). Sau gần 3 năm xây dựng, tháng 3 năm 2020, TEG đã trình lên Hội đồng châu Báo cáo Kỹ thuật của Nhóm chuyên gia về EU Taxonomy bao gồm:

Phương pháp tiếp cận của Hệ thống Phân loại.

Phương pháp luận để xây dựng các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật cho các mục tiêu giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phương pháp luận để xây dựng các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật cho "không gây tổn hại đáng kể" đến các mục tiêu môi trường khác trong đề xuất lập pháp.

Danh sách đầy đủ các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật cho 72 hoạt động kinh tế xanh và các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật cho "không gây hại đáng kể" (No Harm) đến các mục tiêu môi trường khác kèm theo cho các hoạt động xanh.

Hướng dẫn thực tế cho người sử dụng Hệ thống Phân loại của EU, bao gồm cả các ví dụ trường hợp áp dụng thực tế điển hình.

Báo cáo phân tích về các tác động kinh tế có thể xảy ra khi thiết lập Hệ thống Phân loại EU.

Báo cáo chi tiết các vấn đề chưa được giải quyết và những bước tiếp theo (sửa đổi và cập nhật) Hệ thống Phân loại EU và khía cạnh kỹ thuật của Khung Tài chính Bền vững.

Cốt lõi của việc xây dựng Danh mục phân loại xanhlà xây dựng được là Danh sách đầy đủ các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật (Screening Criteria) cho các hoạt động kinh tế xanh và các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật cho "không gây hại đáng kể" (No Harm) của các hoạt động kinh tế đến các mục tiêu môi trường khác.

Phương pháp luận xây dựng các tiêu chí sàng lọc cho Danh mục phân loại xanh của EU như sau:

H9

 

Trên cơ sở Báo cáo của TEG và Phụ lục Danh mục phân loại xanh trên, Ngày 18/6/2020, Quốc hội và Hội đồng châu Âu mới ban hành Luật số 2020/852 và đưa EU Taxonomy vào áp dụng thống nhất với 27 quốc gia thành viên EU và đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại của EU với thế giới.

Đây là Danh mục phân loại xanh có quy mô đồ sộ, đầy đủ và toàn diện nhất trên thế giới và được phần lớn các tổ chức, quốc gia trên thế giới tham khảo và làm cơ sở để xây dựng Danh mục phân loại xanh của quốc gia mình.

Mô hình quản trị “Phân loại xanh” của EU cũng bao gồm 3 cấp: Cấp 1 là:  Hội đồng châu Âu (do FISMA – Tổng vụ Ổn định, Dịch vụ Tài chính và Thị trường vốn phối hợp với các Tổng vụ Khí hậu, Môi trường và Trung tâm nghiên cứu) và ; Cấp 2 là: Tổ chức Diễn đàn Tài chính Bền vững(Platform on Sustainable Finance – PSF Plenary) với 57 thành viên & Nhóm chuyên viên (TEG do chuyên viên của FISMA là trưởng nhóm)và Cấp 3 là nhóm công tác kỹ thuật (TWG) bao gồm 188 các nhà khoa học, tư vấn và các chuyên gia phân thành 6 tiểu ban kỹ thuật (6 Subgroups, xem hình 8 và hình 9). Bên cạch đó “Phân loại xanh” của EU đã đượp tham vấn và lấy ý kiến của hàng nghìn nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức, tư vấn hiệp hội, định chế tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp.

H10

 

H11

 

Kinh nghiệm xây dựng và ban hành Danh mục phân loại xanh của Trung quốc:

“Danh mục phân loại công nghiệp xanh” do NDRC ban hànhnăm 2019 là một Danh mục phân ngành thuần túy của Trung quốc phân loại theo 3 cấp: Cấp 1 là phân loại theo 6 ngành kinh tế; Cấp 2 là phân loại của 30 phân ngành công nghiệp và Cấp 3 là phân loại của 211 tiểu ngành công nghiệp.

Trên cơ sở “Danh mục phân loại công nghiệp xanh” năm 2019; Tháng 4 năm 2021, NHTW (PBOC), Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) và Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC)đã phối hợp cùng ban hành “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”, là phiên bản 2 của Danh mục Phân loại xanh dành cho Tài chính xanh, bao gồm 6 nhóm ngành cấp I, 25 ngành cấp II, 47 ngành cấp III và 202 ngành cấp IV.

So với “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2015”và Danh mục phân loại của EUvà một số quốc gia khác; “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021” chỉ phân ngành kinh tế xanh mà đã không có các tiêu chí môi trường, xanh (Screening Criteria), không có các chỉ tiêu (Thresholds) và đặc biệt là không có quy định phân loại theo “Yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác” (No Harm Criteria).

Tuy nhiên Việc ban hành “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”, Danh mục phân loại xanh mới là một nỗ lực lớn của Trung quốc để thống nhất được 4 Hướng dẫn khác nhau trước đây về Tài chính, Trái phiếu xanh của PBOC, CSRC, CBRC và NDRC.

Ủy ban Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh (GBPC) đã tổ chức tất cả các đơn vị thành viên để xây dựng Nguyên tắc Trái phiếu Xanh Trung Quốc (CGBP) và được xem xét đã chính thức thông qua CGBP tại cuộc họp lần thứ năm của Ủy ban Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh ngày 29 tháng 7 năm 2022. Một nguyên tắc cơ bản của CGBP là phải phù hợp với “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”. Nguyên tắc CGBP này quy định hoàn toàn tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tếvà tham khảo các quy định liên quan như Nguyên tắc Trái phiếu Xanh (GBP) do Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA) ban hành.

Tuy nhiên, do Trung quốc vẫn có 2 Danh mục phân loại xanh cho Tài chính xanh và Công nghiệp xanh và “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”, là phiên bản 2 của Danh mục Phân loại xanh cho Tài chính xanh của Trung quốc chưa có cấu phần “Tiêu chí phân loại” và chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế, nên Trung quốc và EU đã thỏa thuận phát triển dự án “Phân loại cơ bản chung” (Common Ground Taxonomy) để làm hai hòa với Danh mục phân loại xanh EU và quốc tế.

Phân tích và Nhận xét về khác biệt và thay đổi giữa “Danh mục phân loại công nghiệp xanh (2019)” và giữa 2 Danh mục dự án trái phiếu xanh (năm 2015) và (năm 2021) (sau đây gọi là “Danh mục năm 2015 hoặc Danh mục năm 2021”) có thể kết luận như sau:

Thứ nhất, Danh mục năm 2021 được thiết kế theo cấu trúc của Danh mục phân loại  công nghiệp xanh. Số lượng và mô tả của các dự án cũng tương đồng, chỉ khác biệt và thay đổi phương pháp phân loại cấp II và cấp III.

Thứ hai, Danh mục năm 2021 là sự điều chỉnh và mở rộng của Danh mục năm 2015, trong đó các nội dung về Tiết kiệm năng lượng và Phòng ngừa ô nhiễm được tích hợp vào lĩnh vực Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường năm 2021; Bảo tồn và tái chế tài nguyên phần lớn tương ứng với Sản xuất sạch hơn trong danh mục năm 2021; Giao thông sạch thì tích hợp vào lĩnh vực Nâng cấp cơ sở hạ tầng xanh, và Bảo vệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu tích hợp vào Lĩnh vực liên quan đến sinh thái và môi trường. Danh mục năm 2021 bổ sung lĩnh vực Dịch vụ xanh trong khuôn khổ Danh mục phân loại công nghiệp xanh, vốn không có trong Danh mục năm 2015.

Ngoài ra, Danh mục phiên bản 2021 cũng bổ sung danh mục sản xuất thiết bị xanh, sản xuất thiết bị điện hạt nhân, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, các dự án liên quan đến nâng cấp xanh khu công nghiệp, các dự án công nghệ mới như dự án về thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon dioxide (CCS).

Thứ ba, Danh mục năm 2021 loại bỏ việc sử dụng than sạch và loại bỏ một số dự án cấp III liên quan trực tiếp đến nhiên liệu hóa thạch ra khỏi Danh mục phân loại công nghiệp xanh, như xử lý bùn thải trong các nhà máy xử lý nước thải đô thị, các nhà máy nhiệt điện than, sản xuất nhiên liệu sạch, sản xuất thiết bị thăm dò và phát triển dầu khí, các cơ sở khai thác và sử dụng khí mêtan trong than đá (khí mỏ than), dự án cải tạo và vận hành các tổ máy phát điện chạy bằng than, dự án xử lý các khu vực sụt lún khai thác than. Đây là tiến bộ lớn trong Phân loại xanh của Trung quốc với nỗ lực tiếp cận hơn với các Chuẩn mực Phân loại xanh quốc tế.

Thứ tư, Phạm vi dự án được mở rộng rất nhiều, tạo cơ hội mở rộng Thị trường trái phiếu xanh. So với Danh mục năm 2015, các danh mục cấp III được mở rộng từ 38 lên 202 trong Danh mục năm 2021, điều này cho thấy rằng nhiều dự án có thể được xác định là các dự án được phát hành trái phiếu xanh.

Thứ năm, Danh mục năm 2021 bao gồm nhiều đặc điểm kỹ thuật và do đó đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với bên thứ ba. Với danh mục các dự án được mở rộng, Danh mục năm 2021 yêu cầu các dự án được phát hành trái phiếu xanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và công nghiệp liên quan đến chất lượng, an toàn, công nghệ và bảo vệ môi trường. Điều này đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với việc xác minh của bên thứ ba đối với trái phiếu xanh.

Kinh nghiệm dự thảo Danh mục phân loại xanh của ASEAN (Sustaiable Finance Taxonomy):

Cho đến nay, Hội đồng Phân loại (Taxonomy Board) bao gồm đại diện của 10 nước thành viên của 4 tổ chức, cơ quan quản lý, giám sát tài chính của ASEAN là: Diễn đàn Thị trường vốn, Điều tiết Bảo hiểm, Hội đồng Phối hợp Tài chính và Ủy ban công tác Phát triển Thi trường vốn, trong đó có đại diện của UBCKNN Việt nam) đã công bố Dự thảo 1 Danh mục Phân loại Tài chính bền vững ASEAN vào tháng 11 năm 2021 và Dự thảo 2 vào tháng 6 năm 2023.

Hiện nay ASEAN Taxonomy vẫn đang trong quá trình tham vấn và dự thảo; trong khi một loại quốc gia thành viên ASEAN đã ban hanh Danh mục Phân loại xanh của mình (như Thái lan, Singapore, Indonesia) hoặc đang dự thảo (như Việt nam, Malaysia, Phillippin) với các Phương pháp luận và mô hình xây dựng cũng như lựa chọn tiêu chí sàng lọc khá khác nhau, sẽ đặt ra vấn đề lớn về khả năng tương thích và áp dụng ASEAN Taxonomy (ví dụ như Phương pháp phân loại theo màu xanh, đỏ và vàng) thống nhất với tất cả các quốc gia thành viên.

Mô hình quản trị 3 cấp xây dựng và phát triển ASEAN Taxonomy (xem hình 10) bao gồm: Cấp 1 là cấp giám sát và phê duyệt của Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN (AFMGM), cấp 2 là Hội đông Taxonomy ASEANnêu trên và cấp 3 là 3 nhóm công tác (WG) gồm Nhóm WG1 xây dựng Đề án Khung và Nguyên tắc, Nhóm WG2 xây dựng Tiêu chuẩn chuyển đổi và bổ xung và Nhóm WG3 nguồn lực và đáp ứng thị trường. Tổ chức thường trực là Viện Tài chính Bền vững châu Á (SFIA).

H12

 

Kinh nghiệm xây dựng và ban hành Taxonomy của Mông cổ:

Danh mục phân loại xanh của Mông Cổ, được Ủy ban tài chính của Mông Cổ phê duyệt vào năm 2019, có dạng tương tự như danh mục của Trung Quốc. Mông cổ xác định rằng những thách thức môi trường chính của quốc gia là i) giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, ii) ngăn ngừa ô nhiễm, iii) bảo tồn tài nguyên và iv) cải thiện sinh kế.

Danh mục phân loại xanh của Mông cổ quy định một danh mục các hoạt động được coi là bền vững với môi trường cho các mục đích đầu tư, chẳng hạn như các khoản vay xanh và trái phiếu xanh. Bảy danh mục tổng thể được xác định và hỗ trợ với các mục tiêu chính sách định lượng hầu hết được đặt ra trước năm 2030, chẳng hạn như giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng xuống 32% vào năm 2030. Các danh mục tổng thể sau đó được mở rộng theo 8 hướng và chia nhỏ thành các danh mục phụ và sau đó là các công nghệ cụ thể với các ví dụ mô tả (trích dẫn bên dưới).

Mông cổ xác định Mục tiêu Môi trường của Phân loại xanh là: “Xây dựng khung phân loại được thống nhất trên toàn quốc về các hoạt động góp phần giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên và cải thiện sinh kế trong bối cảnh tài chính xanh”.

Các mục tiêu chung của Danh mục Phân loại xanh của Mông Cổ bao gồm:

Cung cấp cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và các bên tham gia thị trường khác hiểu biết và cách tiếp cận chung để xác định, phát triển và cấp vốn cho các dự án xanh.

Hỗ trợ sự tự tin của các nhà đầu tư trong việc tài trợ cho các dự án xanh và giảm thiểu rủi ro "Rửa xanh".

Thúc đẩy dòng tài chính xanh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo dõi các khoản đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án xanh và đo lường tác động đóng góp đối với các chính sách và mục tiêu liên quan đến phát triển xanh và biến đổi khí hậu của Mông Cổ.

Cung cấp thông tin và giúp hình thành các chính sách và quy định quốc gia về tài chính xanh, thúc đẩy sự phát triển thị trường về các cơ hội xanh

Danh mục phân loại xanh của Mông Cổ được phát triển theo 6 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Đóng góp vào các chính sách và mục tiêu quốc gia

Việc phân loại phải đóng góp vào các mục tiêu môi trường chính của Mông Cổ; các chính sách, chiến lược, chương trình liên quan đến phát triển và biến đổi khí hậu

Nguyên tắc 2: Giải quyết các thách thức về môi trường.

Các thách thức môi trường chính của Mông Cổ cần được giải quyết - i) giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; ii) ô nhiễm; iii) bảo tồn tài nguyên iv) cải thiện sinh kế

Nguyên tắc 3: Bao trùm các ngành kinh tế mũi nhọn, phát thải cao

Cơ chế phân loại cần bao gồm các lĩnh vực phát thải cao nhất trong nền kinh tế cũng như góp phần chuyển đổi các lĩnh vực kinh tế chủ chốt sang các lĩnh vực kinh tế bền vững.

Nguyên tắc 4: Phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt.

Trong trường hợp không có các tiêu chuẩn địa phương được thống nhất chung, cơ chế phân loại phải tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất.

Nguyên tắc 5: Tuân thủ các tiêu chuẩn ESG.

Các quy định và tiêu chuẩn quản lý rủi ro xã hội và môi trường tối thiểu (tức là Nguyên tắc Tài chính Bền vững của Mông Cổ và Hướng dẫn Ngành) nên được áp dụng cho tất cả các loại hoạt động có trong phân loại.

Nguyên tắc 6: Đánh giá, cập nhật và phát triển thường xuyên.

Danh mục phân loại xanh được đánh giá, cập nhật và phát triển thường xuyên dựa trên sự thay đổi chính sách, phát triển khoa học, thay đổi công nghệ và nhu cầu mới của ngành.

Kinh nghiệm xây dựng và ban hành Taxonomy của một số quốc gia khác:

Danh mục phân loại xanh của Thái lan

Đã được ban hành năm 2023 được chia làm 2 giai, hiện nay Thái lan đã bắt đầu thảo luận về giai đoạn 2.

Mô hình quản trị Danh mục phân loại xanh Thái lan có 2 cấp: Cấp 1 là Hội đồng Danh mục phân loại xanh bao gồm 5 Bộ ngành gồm NHTW, UB Chứng khoán, các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Năng lượng, Giao thông và 8 Tổ chức, Hiệp hội chuyên ngành; cấp 2 là Nhóm công tác vế Tài chính Bền vững, chủ yếu là đại diện của NHTW và UB Chứng khoán.

Danh mục phân loại xanh Thái lan có 3 Mục tiêu môi trường là: 1. Thích ứng BĐKH, 2. Giảm thiểu BĐKH và phát triển Các bon thấp và 3. Tạo môi trường quản lý phát thải. Đông thời Danh mục phân loại xanh Thái lan có 33 mục đích môi trường (tương tự như lợi ích môi trường vủa Việt nam).Danh mục phân loại xanh Thái lan có Lộ trình giảm phát thải cụ thể cho từng thập niên từ 2020 đến 2050.

Danh mục phân loại xanh Thái lan áp dụng ISIS và ưu tiên lựa chọn 5 ngành kinh tế là Năng lượng, Giao thông, Chất thải, Nông nghiệp và Công nhiệp.

Danh mục phân loại xanh của Kazakhstan

Hệ thống phân loại xanh của Kazakhstan được Bộ Sinh thái, Địa chất và Tài nguyên Thiên nhiên ban hành tháng 1 năm 2022.

Hệ thống phân loại của Kazakhstanđược xây dựng dựa trên các nguyên tắc của “Bộ luật Môi trường của nước Cộng hòa Kazakhstan” và “Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế nước Cộng hòa Kazakhstan sang “nền kinh tế xanh”,phù hợp các tiêu chuẩn môi trường giúp kích thích đầu tư tăng trưởng, xem xét các rủi ro xã hội, môi trường và phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững.

Phương pháp luận để xác định các chỉ số định lượng/định tính (ngưỡng) cho các hoạt động kinh tế trong Hệ thống Phân loại Xanhlà phương pháp luận được phê duyệt theo Bộ luật Môi trường của nước Cộng hòa Kazakhstan từ năm 2021.

Phương pháp luận xác định các phương pháp chính để đánh giá mức độ hoạt động môi trường của các dự án tài chính chấp hành theo các tiêu chí đã được chứng minh một cách khoa học, định tính và / hoặc định lượng (và kèm theo các ngưỡng nếu có thể), dựa trên thông lệ thị trường hiện hành và luật pháp của Cộng hòa của Kazakhstan và có cân nhắc tới tác động của vòng đời dự án (tương tự như phương pháp luận của EU Taxonomy).

Hệ thống Phân loại Xanh xác định danh sách các hoạt động kinh tế (bao gồm các ngưỡng định lượng và định tính) phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững và có thể giảm đáng kể tác động tiêu cực đến môi trường cho các ngành kinh tế ưu tiên như:1) Năng lượng tái tạo; 2) Năng lượng gây ô nhiễm thấp; 3) Tiết iệm năng lượng; 4) Công trình xanh;5) Kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm môi trường; 6) Sử dụng nước và chất thải bền vững; 7) Nông nghiệp bền vững, sử dụng đất, lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái; 8) Giao thông vận tải sạch.

Yêu cầu đối với các hoạt động kinh tế trong Hệ thống phân loại xanh của Kazakhstan là: (a) đóng góp đáng kể vào ít nhất một trong những mục tiêu môi trường chiến lược quốc gia; b) không gây tổn hại đáng kể đến bất kỳ mục tiêu môi trường nào khác (No Harm); c) tôn trọng các bảo đảm xã hội tối thiểu (Social Safe Guard); d) đáp ứng các tiêu chí lựa chọn có cơ sở khoa học và đáng tin cậy.

Hệ thống Phân loại Xanh sẽ dần dần được tích hợp vào Luật tài chính nước Cộng hòa Kazakhstan thông qua việc áp dụng các quy định cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 để đảm bảo sự chặt chẽ về mặt pháp lý.

Các chỉ tiêu sàng lọc của Hệ thống phân loại xanh của Kazakhstan đã bước đầu có Ngưỡng, Chỉ tiêu (Threshold), tuy nhiên các ngưỡng kỹ thuật môi trường này đều được đặt thấp hợ các Ngưỡng của EU Taxomomy cho phù hợp với diều kiện và giai đoạn phát triển và chuyên đổi xanh của nền kinh tế Kazakhstan. Ví dụ như:Đối với tất cả các hoạt động kinh tế sử dụng năng lượng ít ô nhiễm, hai ngưỡng chính được đề xuất: “300 gm CO2 tương đương (CO2tđ)/kWh (hoặc giảm thiểu 20% phát thải khí nhà kính”. Trong khi Ngưỡng của EU Taxonomy là 100 gm CO2/kWh.

Là một quốc gia chuyển đổi (từ kinh tế kế hoạch sang klinh tế thị trường) và là một Thị trường mới nổi có điều kiện phát triển như Việt nam; tham chiếu Hệ thống phân loại xanh của Kazakhstan, đặc biệt là Phụ lục Danh mục phân loại xanh 5 cột (giống như của Việt nam) trong việc xây dựng, ban hành và sử dụng Danh mục phân loại xanh cho Việt nam là rất cần thiết.

Chuẩn mực, Nguyên tắc Trái phiếu xanh và Xác nhận TPX, TDX

Một bộ Chuẩn mực, Nguyên tắc Trái phiếu xanh là cơ sở điều tiết quan trọng nhất để phát triển Trái phiếu xanh – Sản phẩm Tài chính xanh chủ yếu và có quy mô lớn nhất trên Thị trường Tài chính xanh. Hầu hết các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã và đang xây dựng Bộ chuẩn mực TPX của mình đều công nhận và áp dụng Nguyên tắc Trái phiếu xanh củaHiệp hội Thị trường vốn Quốc tế (GBPs của ICMA) và bổ sung các quy định điều tiết về TPX khác phù hợp với điều kiện phát triển của mình.

Nguyên tắc Trái phiếu xanh của ICMA Xác nhận Trái phiếu xanh, Tín dụng xanh:

ICMA ban hành GBPs lần đầu tiên vào năm 2014 và đã cụ thể hóa vào tháng 6 năm 2018.

Việc phát hành TPX theo GBPs của ICMA sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư đáp ứng các tiêu chí xanh theo hướng minh bạch hơn. Thông qua việc khuyến nghị các tổ chức phát hành báo cáo về việc sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành TPX, GBPs của ICMA mang lại một bước tiến lớn trong quá trình nâng cao sự minh bạch của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư theo dõi các khoản đầu tư vào các dự án môi trường, đồng thời giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về tác động môi trường ước tính của các dự án này.

GBPs của ICMA giúpphân loại các dựán đápứng tiêu chí Xanh theo các phân ngành, nhóm dự án, trên cơ sở phát triển và hiểu biết về những vấn đề môi trường và hậu quả của những vấn đề này. GBPs có thể được tích hợp các định nghĩa, tiêu chuẩn và phân loại bổ sung do các bên liên quan khác cung cấp để xác định tính bền vững về môi trường của các dự án.

GBPs của ICMA và các Danh mục phân loại xanh được xây dựng trên các Nguyên tắc TPX của ICMA là cơ sở để thực hiện “Hướng dẫn về hoạt động Đánh giá độc lập dành cho TPX, Trái phiếu Xã hội và Trái phiếu Bền vững”.

Các Nguyên tắc TPX của ICMA được xây dựng trên Định nghĩa TPX: là bất kỳ loại công cụ trái phiếu nào trong đó nguồn vốn thu được từ phát hành TPX sẽ chỉ được sử dụng để tài trợ hoặc tái cấp vốn, một phần hoặc toàn bộ, cho các Dự án Xanh mới và/hoặc có sẵn đủ điều kiện về tiêu chí Xanh (xem phần 1 Sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành TPX) và phù hợp với bốn cấu phần cốt lõi của GBPs của ICMA.

Bốn cấu phần cốt lõi của GBPs của ICMA là: Sử dụng nguồn vốn thu được từphát hành TPX; Quy trình Đánh giá và Lựa chọn Dự án; Chính sách quản lý nguồn vốn thu được từphát hành TPX; Chế độ Báo cáo.

Các phân ngành, dự án Xanh đủ điều kiện được Bộ Nguyên tắc TPX của ICMA liệt kê dưới đây là: Năng lượng tái tạo; Hiệu quả năng lượng; Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm; Quản lý tài nguyên thiên nhiên sống và sử dụng đất theo hướng bền vững với môi trường (bao gồm nông nghiệp; chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp bền vững với môi trường và bảo tồn hoặc phục hồi cảnh quan thiên nhiên); Bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước; Giao thông sạch; Quản lý nước và nước thải theo hướng bền vững; Thích ứng với biến đổi khí hậu; Các sản phẩm, công nghệ và quy trình sản xuất thích ứng với hiệu quả sinh thái và/hoặc kinh tế tuần hoàn; Các công trình xanh.

Xác nhận Trái phiếu xanh, Tín dụng xanh (TPX, TDX): Có 4 loại hình sản phẩm TPX (các loại hình sản phẩm mới có thể xuất hiện theo sự phát triển của thị trường và sẽ đươc cập nhật trong Bộ Nguyên tắc TPX của ICMA và của các Quốc gia): TPX áp dụng tiêu chuẩn về việc sử dụng nguồn vốn thu được; TPX theo tiêu chí Doanh thu: nghĩa vụ nợ là việc dòng tiền cam kết từ doanh thu, phí, thuế, nguồn vốn thu được sử dụng cho các Dự án Xanh; Trái phiếu tài trợ Dự án Xanh: loại trái phiếu gắn với một hoặc nhiều dự án xanh; TPX Chứng khoán hóa: loại trái phiếu được thế chấp bởi một hoặc nhiều Dự án Xanh Nguồn trả nợ đầu tiên thường đến từ các dòng tiền của tài sản.

Trong quá trình phát hành một TPX, TDX hoặc một chươngtrình TPX, TDX các tổchức phát hành và Định chế Tài chính Ngân hang được khuyến nghịchỉđịnh một hoặc nhiều đơn vị đánhgiá độc lập tham gia đánh giá, đưara ý kiến về mức độ đáp ứng của trái phiếu, tín dụng hoặc chươngtrình trái phiếu, tín dụng đối với bốn cấu phần cốt lõi của Bộ Nguyên tắc TPX của ICMA, của quốc gia và phải phù hợp với Dang mục phân loại xanh do Tổ chức, Quốc gia đó ban hanh theo như được định nghĩa ở mục trên.

Hoạt động xác nhận của một Tổ chức đánh giá độc lập bao gồm 4 loại cơ bản sau, trong đó, một số tổ chức có thể cung cấp nhiều hơn một loại dịch vụ, có thể riêng lẻ hoặc kết hợp:

Ý kiến của bên thứ hai: Một tổ chức có chuyên môn vềmôi trường, độc lập với tổ chức phát hành có thể đưa ra Ý kiến của bên thứ Đơn vị  đưa ra ý kiến này phải độc lập với đơn vị tư vấn của tổ chức phát hành về khuôn khổ TPX.

Đơn vị xác thực: Tổ chức phát hành có thể thu thập ý kiến xác minh độc lập dựa trên một bộ tiêu chí về các quy trình kinh doanh và/hoặc tiêu chí môi trường đạt chuẩn ý kiến xác thực có thể tập trung vào việc đánhgiá mức độ tuân thủ với các tiêu chuẩn nội bộ hoặc tiêu chuẩn áp dụng từ bên ngoài.

Chứng nhận: TPX hoặc khuôn khổ TPX liên quan hoặc việc sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu có thể được xác nhận đáp ứng theo một tiêu chuẩn hoặc nhãn xanh được công nhận từ các đơn vị đánh giá độc lập.

Chấm điểm/Xếp hạng TPX: Một tổ chức phát hành có thể được một bên thứ ba đánh giá về TPX, khuôn khổ TPX, hoặc một vấn đề cụ thể như sử dụng nguồn vốn thu được theo phương pháp tính điểm/xếp hạng có sẵn.

Tổ chức đánh giá độc lập có thể thực hiện đánh giá từng phần một số khía cạnh nhất định của TPX hoặc khuôn khổ TPX liên quan; hoặc đánh giá toàn bộ hoạt động phát hành TPX của doanh nghiệp theo bốn nội dung cốt lõi của Bộ Nguyên tắc TPX của ICMA, của Quốc gia.

Khuyến nghị các bên liên quan và Tổ chức đánh giá độc lập công bố công khai các đánh giá độc lập, cũng như sử dụng mẫu có sẵn cho các đánh giá của ICMA và được quy định trong các Bộ Nguyên tắc TPX của các Quốc gia.

So sánh các Chuẩn mực, Nguyên tắc TPX của CBI, EU, ASEAN, Trung quốc và Việt nam (xem chi tiết trong bảng 3).

H13

 

Kinh nghiệm xây dựng và ban hành Nguyên tắc Trái phiếu xanh của Trung quốc:

Theo China International Capital Corp, để đạt được mục tiêu phát thải zero ròng vào năm 2060, Trung Quốc cần 140,000 tỉ nhân dân tệ (=19,600 tỉ đô la Mỹ) trong vòng 40 năm tới. Công cụ Tài chính xanh quan trọng nhất để huy động nguồn vốn này là, Riêng trong năm 2022, Trung quốc đã phát hành 155 tỷ USD TPX, tang 35% so với 2021 và tương đương 1/3 tổng TPX toàn cầu phát hành năm 2022.

Ủy ban Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh (GBPC) đã tổ chức tất cả các đơn vị thành viên để xây dựng Nguyên tắc Trái phiếu Xanh Trung Quốc (CGBP) và được xem xét đã chính thức thông qua  CGBP tại cuộc họp lần thứ năm của Ủy ban Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh ngày 29/7/2022.

Một nguyên tắc cơ bản của CGBP là phải phù hợp với “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”. Nguyên tắc CGBP này quy định hoàn toàn tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế và tham khảo các quy định liên quan như Nguyên tắc Trái phiếu Xanh (GBP) do Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA) ban hành.

Các Nguyên tắc cho vay (Tín dụng) xanh:

Hiện nay trên thế giới có 3 Bộ Nguyên tắc cho vay phải đánh giá rủi ro và tác động môi trường là Bộ Quy tắc Xích đạo được ban hành từ năm 2003 và phiên bản sửa đổi năm 2013, Bộ Nguyên tắc cho vay (Tín dụng) xanh của Hiệp hội Thị trường cho vay quốc tế (ILMA) ban hành năm và Bộ Nguyên tắc Ngân hàng bền vững (và Tín dụng xanh) của Sáng kiến Tài chính Cơ quan Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP FI) công bố tháng 9 năm 2019.

Bộ Nguyên tắc Xích đạo: Bộ nguyên tắc Xích đạođược ban hành với sự hỗ trợ và phù hợp với các khuyến nghị cho vay theo các nguyen tắc của IFC thuôc Ngân hang Thế giới. Trong đó quy định khi cho vay tín dụng, các Định chế Tài chính Ngân hàng phải tuân thủ 10 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại

Nguyên tắc 2: Đánh giá môi trường và xã hội

Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp

Nguyên tắc 4: Hệ thống quản lý môi trường, xã hội và Kế hoạch hành động Thực thi Nguyên tắc Xích đạo

Nguyên tắc 5: Sự tham gia của các bên liên quan

Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại

Nguyên tắc 7: Đánh giá độc lập

Nguyên tắc 8: Các thỏa ước

Nguyên tắc 9: Giám sát và báo cáo độc lập

Nguyên tắc 10: Báo cáo và tính minh bạch

Nguyên tắc Xích đạo được áp dụng đối với 4 loại sản phẩm tài chính sau: Các dịch vụ tư vấn tài trợ dự án có tổng vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên; Tài trợ dự án có tổng vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên; Các khoản vay doanh nghiệp liên quan tới dự án 2 (bao gồm tài trợ xuất khẩu dưới hình thức tín dụng bên mua) đáp ứng đủ 4 tiêu chí (Phần lớn khoản vay liên quan tới một dự án riêng mà bên nhận tài trợ có Hệ thống Giám sát Hoạt động hiệu quả (trực tiếp hoặc gián tiếp). Tổng gộp giá trị các khoản vay từ 100 triệu USD trở lên. Cam kết riêng rẽ của EPFI (trước khi hợp vốn hoặc chuyển nhượng) đạt mức tối thiểu 50 triệu USD. Thời hạn vay tối thiểu 2 năm); Các khoản vay bắc cầu có thời hạn vay dưới 2 năm có dự định tái cấp vốn bằng hình thức Tài chính Dự án hoặc khoản vay doanh nghiệp liên quan tới dự án có khả năng đáp ứng 4 tiêu chí trên.

Nguyên tắc Ngân hàng, Tín dụng xanh, bền vững của Sáng kiến Tài chính Cơ quan Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP FI)

Đây là Sổ tay hướng dẫn về hoạt động ngân hàng, tín dụng và sự bền vững và là một sáng kiến của ban lãnh đạo Ủy ban Ngân hàng thuộc UNEP FI (Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc – Sáng kiến tài chính) trong đó có các Khuyến nghị về các Nguyên tắc Ngân hàng bền vững và Tín dụng xanh). Sổ tay Hướng dẫn này là một công cụ, trước tiên dành cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên tín dụng ngân hàng.

Sổ tay hướng dẫn về hoạt động cho vay của các Ngân hàng là các Tổ chức Trung gian Tài chính và là nguồn cấp Tín dụng chủ yếu cho nền kinh tế, thực tế các ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro về tín dụng, uy tín, pháp lý, hoạt động và thị trường gây ra bởi những vấn đề môi trường, xã hội (E&S). Danh mục tín dụng lớn ở các ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc chịu áp lực từ môi trường và xã hội. Danh mục tín dụng lớn ở các ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc quá độ chuyển đổi xanh do các chính sách và quy định mới đang được áp dụng để điều chỉnh những vấn đề bền vững toàn cầu như biến đổi khí hậu. Danh mục tín dụng lớn ở các ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc quá độ chuyển đổi xanhdo các chính sách và quy định mới đang được áp dụng để điều chỉnh những vấn đề bền vững toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Sổ tay hướng dẫn khuyến nghị các ngân hàng áp dụng các phương pháp và công cụ điển hình cho mục đích này là việc sử dụng các Nguyên tắc Xích đạo và Tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội của IFC cho Dự án Tài chínhxanh, bền vữngvà các thỏa thuận tài chính cho doanh nghiệp lớn cũng như áp dụng các tiêu chí về ESG (Môi trường - Xã hội – Quản trị) để thẩm định cho vay tổng thể đối với doanh nghiệp.

Sổ tay hướng dẫn khuyến nghị các Ngân hàng phát triển các Phân khúc kinh doanh xanh, bền vững và các Sản phẩm tài chính, tín dụng xanh, bền vững như bảng 4 dưới đây:

H14

 

 Gợi ý các kinh nghiệm quốc tế tốt cho Việt nam:

Các Tổ chức quốc tế và các quốc gia đều ban hành 1 Danh mục phân loại xanh để bảo đảm việc áp dụng được thống nhất cũng như có được một cơ sở thống nhât để xác nhận và áp đụng các Chính sách và cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với Tài chính xanh. Riêng Trung quốc, sau nỗ lực thống nhất được Danh mục phân loại xanh cho Tài chính xanh thì Quốc gia này vẫn đang còn 2 Danh mục phân loại xanh: 2 “Danh mục phân loại xanh 2021” cho Tài chính xanh và “Danh mục Hướng dẫn Công nghiệp xanh 2019”; do “Danh mục Dự án trái phiếu xanh năm 2021”, là phiên bản 2 của Danh mục Phân loại xanh của Trung quốc cho Tài chính xanh chưa có cấu phần “Tiêu chí phân loại” và chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế, nên Trung quốc và EU đã thỏa thuận phát triển dự án “Phân loại cơ bản chung” (Common Ground Taxonomy) để làm hài hòa với Danh mục phân loại xanh EU và quốc tế. Tháng 6 năm 2022, Dự án này đã công bố Báo cáo đầu tiên về “Phân loại cơ bản chung” với mục tiêu sẽ xây dựng một Danh mục chung các họat động dự án xanh nhằm khuyến khích mở rộng dòng Tài chính xanh quốc tế.

Các Tổ chức quốc tế và các quốc gia đều áp dụng Mô hình quản trị 3 cấp khi phát triển Danh mục phân loại xanh; trong đó vai trò của Cấp 3 gồm các Nhóm công tác kỹ thuật (TWG) là hết sức quan trọngquyết định sự thành công xây dựng Danh mục phân loại xanh có tính khoa học. Ở các Tổ chức và các Quốc gia vai trò của cấp 1 và vai trò chủ trì việc xây dựng Danh mục xanh và Chuẩn mực rái phiếu xanh hầu hết là các Cơ quan Quản lý Tài chính, NNTW hoặc Cơ quan Giám sát Thị trường vốn. Ở một số nước Trách nhiệm này được giao cho Bộ Tài nguyên, Môi Trường, ví dụ như Nhật bản, Kazakhstan.

Trừ EU-Taxonomy là Danh mục phân loại xanh có quy mô đồ sộ (600 trang), đầy đủ và toàn diện nhất thế giới được xây dựng do có nhân lực, nguồn lực và tài lực to lớn, còn các quốc gia riêng lẻ đều xây dựng Danh mục phân loại xanh dưới dạng rút gọn, đơn giản hóa Tiêu chí sàng lọc và với phương pháp luận (fast track) là dựa vào EU Taxonomyđể phát triển Danh mục phân loại xanh của riêng mình, có thể chia thành nhiều giai đoạn (ví dụ như Thái lan và Ruanda) và thường xuyên đánh giá và cấp nhật.

Các Tổ chức và các Quốc gia đều Khuyến nghịcác bên liên quan đến Tài chính xanh, Trái phiếu xanh và Tín dụng xanh sử dụng Tổ chức đánhgiá độc lập để xác nhận Trái phiếu xanh và Tín dụng xanh; đều yêu cầu các cơ quan quản lý, giám sát Tài chính và Tổ chức đánh giá độc lậpcông bốcông khai các đánh giá độc lập, cũng như sử dụng mẫu chung có sẵn cho các đánh giá của ICMA và được quy định trong các Bộ Nguyên tắc TPX của các Quốc gia mình. Chỉ có EU và Indonesia quy dịnh việc xác nhận là bắt buộc. Việc đăng ký, quản lý và giám sát nhà nước đối với các hoạt động xác nhận và các tổ chức xác nhận thường được giao chop các Cơ quan quản lý Tài chính hoặc Cơ quan Giám sát Thị trường vốn, ví dụ như ở 27 nước EU là Cơ quan Giám sát Thị trường Chứng khoán Châu Âu (ESMA).

Ủy ban ổn định tài chính của G20 đã thành lập “Lực lượng đặc nhiệm về Công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu” (TCFD) vào tháng 12/2015 và ngày 27/11/ 2019 Quốc hội và Hội đồng châu Âu đã ban hành Luật “Công bố thông tin Tài chính Khí hậu (TCFC)”. Đây là Khung Pháp lý hết sức quan trọng để yêu cầu các định chế tài chính, ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế bắt buộc phải báo cáo và công bố công khai thông tin Tài chinh Khí hậu, trong đó có yêu cầu đánh giá, báo cáo và công bố thông tin thực thi các cam kết Net-Zero của mình. Đây là công cụ hết sức quan trong nhằm thực thi cam kết Net-Zero của các Quốc gia và EU. Đến nay đã có khoảng 4.500 định chế tài chính, ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế trên thế giới, trong đó có 675 định chế Tài chính thuộc Liên minh Tài chính xanh GFANZ đã thực thi nhiệm vụ này. Việt nam cũng nên nghiên cứu xây dựng "Báo cáo Tài chính Khí hậu - TCFD" và quy định áp dụng cho hệ thồng tài chính, ngân hàng của mình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ