Khu đất vàng dự án Golden Square Đà Nẵng về tay đại gia Nguyễn Tuấn Hải như thế nào?

Nhàđầutư
Do khó khăn về nguồn vốn, chủ đầu tư cũ của khu đất "vàng" dự án Golden Square đã chuyển nhượng cho Alphanam Group. Sau đó, dự án được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt và thay đổi một vài điểm trong quy mô dự án.
PHƯỚC NGUYÊN
18, Tháng 07, 2021 | 10:30

Nhàđầutư
Do khó khăn về nguồn vốn, chủ đầu tư cũ của khu đất "vàng" dự án Golden Square đã chuyển nhượng cho Alphanam Group. Sau đó, dự án được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt và thay đổi một vài điểm trong quy mô dự án.

Golden Square Đà Nẵng về tay Alphanam Group như thế nào? 

Theo PV Nhadautu.vn tìm hiểu, dự án Golden Square có diện tích 109,175m2 trước đây do Công ty Địa ốc Đông Á làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng. 

Golden Square được đánh giá là khu đất “vàng”, bởi dự án nằm tại vị trí trung tâm thành phố với 4 mặt tiền đường Phạm Hồng Thái - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Thái Học - Yên Bái (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). 

Theo đó, trong giai đoạn 1, dự án sẽ được triển khai trên quỹ đất 10.664m2 với số vốn khoảng 495 tỷ (là Golden Square hiện giờ), với quy mô 3 tòa tháp cao từ 21 – 36 tầng, tập trung vào các hạng mục văn phòng – khách sạn – căn hộ chung cư – trung tâm thương mại.

Công trình chính thức được khởi công vào tháng 1/2008, dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, sau khi xây xong phần móng và hai tầng nổi thì khu đất bỏ hoang. Nguyên nhân là do chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn. 

Tiếp theo đó, vào giữa năm 2016, Alphanam Group của đại gia Nguyễn Tuấn Hải đã thành công đạt được thỏa thuận chuyển nhượng với chủ đầu tư cũ là Công ty Địa ốc Đông Á. Đầu tháng 12/2019, khu vực dự án mới được dọn dẹp vệ sinh và tiến hành thi công trở lại.

Screen Shot 2021-07-17 at 15.43.11

Dự án Golden Square nằm tại vị trí trung tâm TP. Đà Nẵng. Ảnh: Phước Nguyên.

Ngoài Golden Square, Alphanam Group cũng đang đồng thời phát triển 2 dự án khác là Căn hộ Luxury Apartment và Tổ hợp khách sạn Four Points by Sheraton.

Sau khi về tay đại gia Nguyễn Tuấn Hải, dự án được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt lại quy hoạch lại. Theo đó, Golden Square sẽ được áp dụng mô hình Condotel (Căn hộ Khách sạn) 

Trong quyết định  phê duyệt lại quy hoạch lại, dự án  có vài điểm thay đổi về quy mô dự án.

Cụ thể, Khu phức hợp Trung tâm thương mại và căn hộ Golden Square điều chỉnh sang 416 căn Condotel (trước đó là Khối chung cư 36 tầng). Khu Condotel tăng thêm 2 tầng kỹ thuật thang máy.

Khối Khách sạn 27 tầng theo kế hoạch ban đầu từ 277 căn, sau khi chuyển đổi mô hình tăng lên 353 phòng, tăng thêm 2 tầng kỹ thuật thang máy để đáp ứng tối đa nhu cầu di chuyển.

Về Khối Căn hộ 21 tầng, điều chỉnh ổn định ở mức 200 căn và tăng thêm 2 tầng kỹ thuật thang máy. Đồng thời, tầng thứ 6 và thứ 7 của tòa nhà phải chuyển sang căn hộ (trước là văn phòng)…

Thời điểm hiện tại, dự án Golden Square đang thi công tới tầng thứ 6 và thứ 7 trên diện tích 1,6 ha thì dừng lại.

Alphanam Group làm ăn ra sao ?

Trong báo cáo kinh doanh năm 2017, Alphanam Group ghi nhận khoản doanh thu thuần lên tới 1.611 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất lên tới 444,8 tỷ đồng. Với số liệu kinh doanh năm 2017 tích cực, Công ty này chấm dứt chuỗi 5 năm thua lỗ liên tiếp trước đó của doanh nghiệp này. Riêng năm 2016, Alphanam Group đã lỗ 134,4 tỷ đồng. 

Dù mới chuỗi 5 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2019, doanh thu thuần của Alphanam Group chỉ đạt 1.434 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 103 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2019, Công ty này có số nợ phải trả tăng 16% so với năm đầu năm, đạt hơn 2.166 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 10%, ghi nhận gần 1.562 tỷ đồng.

Sang năm 2020, Alphanam Group có bước thay đổi bộ mặt tài chính năm 2019 khi luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của công ty này đạt 1.427 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái; lãi trước và sau thuế chỉ đạt 111,9 tỷ đồng và 103 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2020, Alphanam Group có tổng tài sản đạt 5.249 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 17% so với thời điểm đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn là các khoản phải thu ngắn hạn với gần 1.400 tỷ đồng, Đồng thời, chi phí xây dựng dở dang là 1.803 tỷ đồng. 

Ngoài ra, Alphanam Group cũng dành 905 tỷ đồng để đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh và một số đơn vị khác.

Tuy nhiên, kết thúc quý 3/2020, Alphanam Group có khoảng nợ phải trả ở mức 2.846 tỷ đồng, tăng 31% so với hồi đầu năm. Vốn chủ sở hữu ở mức 2.403 tỷ đồng, tăng trưởng 4,8% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, vốn góp của chủ sở hữu là 1.924 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 111,6 tỷ đồng.

Alphanam Group được doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải thành lập năm 1995, ban đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, rồi dần mở rộng ra các mảng thiết bị vệ sinh, lương thực, thang máy... Năm 2007, Alphanam lên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu ALP và là một trong những mã được săn đón vào thời điểm đó, với kết quả kinh doanh tốt và tỷ lệ chia cổ tức trên dưới 30% mỗi năm. 

Giai đoạn sau đó, dưới sự chèo lái của doanh nhân gốc Lào Cai, Alphanam Group chuyển mình mạnh mẽ sang lĩnh vực bất động sản với chiến lược M&A các doanh nghiệp nhà nước sở hữu quỹ đất lớn. Hiện Alphanam Group đang nắm trong tay hơn 20 dự án có tổng diện tích phát triển 1.000ha, vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, tập trung ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ