Khi doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đồng loạt kêu khó!
Đại diện các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phản ánh, việc chiết khấu 0 đồng/lít và các quy định về cách tính mức giá cơ sở, quy định lấy xăng dầu một nguồn, thủ tục hành chính rườm rà... hiện đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Càng bán càng lỗ
Nếu tình trạng trên tiếp diễn, nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phải đóng cửa, thậm chí phá sản. Ông Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Dầu khí Sơn Hải cho biết, từ tháng 7/2022 đến nay, chiết khấu các đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu và các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, có thời điểm từ 50-100 đồng/lít, thậm chí có những thời điểm chiết khấu 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, thậm chí phá sản. Ảnh: Gia Anh
Theo ông Hạnh, với mức chiết khấu này, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu càng bán càng lỗ, không đủ bù đắp cho chi phí kinh doanh cố định, lỗ chồng lỗ. Ngoài ra còn chưa kể tới các loại chi phí khác như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho người lao động tại cửa hàng; chi phí hao hụt tồn, chứa, nhập, xuất; chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ, dụng cụ tại cửa hàng; chi phí về điện, nước, chi phí trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm cháy nổ; chi phí về quản lý tại cửa hàng; chi phi lãi vay vốn lưu động…
“Giá thành thực tế phải chi phí cho 1 lít xăng từ khâu vận chuyển, kho đầu nguồn đến khâu bán lẻ tại cửa hàng là 1.217 - 1.341 đồng/lít; giá thành thực tế phải chi phí cho 1 lít dầu từ khâu vận chuyển, kho đầu nguồn đến khâu bán lẻ tại cửa hàng là 1.130 - 1.254 đồng/lít”, ông Nguyễn Đức Hạnh cho biết và khẳng định “với chi phí này, doanh nghiệp không có lãi”.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Dầu khí Sơn Hải kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ giá thành đầu vào của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí thực tế cho các đầu mối nhập khẩu. Nhà nước có quy định yêu cầu các đầu mối nhập khẩu cho các tổng đại lý, đại lý chiết khấu hoa hồng mức tối thiểu để đảm bảo đủ chi phí trong kinh doanh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Trung Sơn, đại diện doanh nghiệp xăng dầu Trung Sơn (Hà Nội) cho biết, với chiết khấu 0 đồng như hiện nay thì doanh nghiệp lỗ tương ứng khoảng 1.500 đồng/lít. Mức này với doanh nghiệp kinh doanh lớn sẽ lỗ rất nặng.
Theo ông Sơn, thực tế, hầu hết doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu sẽ không thể trụ nổi nếu tình trạng này kéo dài thêm 1-2 tháng, bắt buộc phải đóng cửa. Để doanh nghiệp “sống”, ông Sơn kiến nghị phải chiết khấu khoảng 1.500 đồng/lít thì mới đủ cho doanh nghiệp trang trải các chi phí vận chuyển, nhân công, điện nước, hao hụt... và trên 1.500 đồng/lít thì lúc đó doanh nghiệp mới có lãi.
Còn bà Nguyễn Thị Sinh, Công ty TNHH MTV xăng dầu Chiến Thắng (Yên Bái) thì cho biết, hiện doanh nghiệp đang phải đối mặt rất nhiều khó khăn do mức chiết khấu xăng dầu thấp. Theo bà Sinh, doanh nghiệp có 5 cửa hàng và 10 đại lý, nhưng các đại lý đều cách TP. Yên Bái khoảng 100-120km, chủ yếu là đường đất, vùng sâu, vùng xa, vào thời điểm mùa lũ lụt việc vận chuyển đi lại rất khó khăn.
“Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu tại kho Đức Giang (Hà Nội) chiết khấu bằng 0 đồng/lít, có thời điểm cao hơn là 20 đồng/lít - 70 đồng/lít. Trong khi, chi phí vận chuyển xăng dầu từ kho Đức Giang đến các đại lý khoảng 700 đồng/lít. Như vậy, mức chiết khấu doanh nghiệp phải trả khoảng 1.200-1.300 đồng/lít mới đủ để bù trừ chi phí”, bà Sinh tính toán.
Bà Sinh cho biết thêm, từ khoảng tháng 8/2022 đến nay, tình trạng khan hiếm, đứt hàng xảy ra liên tục, không có hàng để cấp. Thời gian trước, doanh nghiệp đầu mối cấp xăng dầu cho công ty theo sản lượng bình quân của 3 tháng trước đó, song hiện nay khi nào có hàng mới cấp. Thời điểm cấp hàng nhiều là khoảng 27 m3/ngày là cả xăng và dầu, trong khi khu cầu thực tế của 5 cửa hàng và 10 đại lý của công ty gấp khoảng 2,5 lần con số đó. “Điều này dẫn tới tình trạng khi doanh nghiệp nhập xăng dầu về không biết phân chia sản lượng thế nào cho các cửa hàng, đại lý trong hệ thống trong khi quản lý thị trường, Sở Công Thương xuống kiểm tra, yêu cầu không được đóng cửa hàng, đóng cửa sẽ bị thu hồi giấy phép”, bà Sinh nói.
Liên quan đến quy định mỗi đại lý xăng dầu chỉ được mua từ 1 nhà phân phối, bà Lê Thị Nhã, đại diện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Thường Tín (Hà Nội) bức xúc cho rằng, quy định này dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh. Đồng thời nhấn mạnh, việc Nhà nước đưa xăng dầu vào loại hình kinh doanh có điều kiện là không cần thiết, vì điều này sẽ dẫn tới rất nhiều thủ tục hành chính ràng buộc trói chân, trói tay doanh nghiệp.
"Nghị định 83/NĐ-CP/2014 và 95/NĐ-CP/2021 hiện nay đang quy định, mỗi đại lý bán lẻ xăng dầu tại một thời điểm chỉ được mua hàng của 1 đơn vị cung cấp. Nếu muốn thay đổi nhà cung cấp thì phải đến Sở Công Thương để đổi giấy phép. Trong khi đó, mỗi lần thay đổi giấy phép thì phải làm rất nhiều thủ tục, rất mất thời gian, công sức và tiền bạc của doanh nghiệp. Đồng thời cây xăng sẽ phải ngừng bán hàng một thời gian kể từ khi ký thanh lý với bên bán cũ để chuyển sang bên bán mới. Việc độc quyền đầu vào cũng làm cho bên đầu mối luôn chèn ép đại lý về giá, điều kiện giao hàng. Do đó, nên chăng bỏ quy định cửa hàng bán lẻ chỉ được lấy hàng từ một đầu mối", bà Nhã kiến nghị.
Cùng quan điểm với các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Chủ tịch Chi hội xăng dầu (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) cho biết, Điều 3, Nghị định 83 và Nghị định 95 quy định có quá nhiều khâu trung gian trong phân phối xăng dầu dẫn tới thủ tục hành chính gây khó cho doanh nghiệp, tăng chi phí dẫn đến người tiêu dùng phải gánh chịu. “Cần rút ngắn thời gian giữa hai kỳ điều chỉnh giá, tối thiểu 3 ngày, kể cả ngày nghỉ, vì xăng dầu là nhu cầu thường xuyên, không phân biệt ngày nghỉ (ngày nghỉ nền kinh tế vẫn vận động), các kỳ nghỉ đang có xu hướng kéo dài để kích cầu, chờ đợi qua ngày nghỉ không phải là thị trường mà là tư duy bao cấp”, bà Hường nhấn mạnh.
Chiết khấu 0 đồng/lít, doanh nghiệp khó tồn tại
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, diễn biến thị trường xăng dầu năm 2022 mang tính dị biệt. Đây là năm đầu tiên có khái niệm chiết khấu âm, chiết khấu bằng 0. Theo ông Bảo, từ trước đến nay, không có một cơ chế nào dẫn tới việc áp dụng chiết khấu bằng 0. Nếu căn cứ vào số liệu từ tháng 7/2022 trở lại đây, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động rất khó khăn.
Ông Bảo cho rằng, xăng dầu là mặt hàng chịu sự quản lý của Nhà nước và phải đảm bảo mục tiêu hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Với chiết khấu 0 đồng như hiện nay thì không có doanh nghiệp nào tồn tại được, doanh nghiệp không thể bỏ tiền túi ra duy trì hoạt động trong thời gian dài. “Câu chuyện chiết khấu là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và trong hợp đồng không có quy định cụ thể", ông Bảo nói.
Trước phản ánh của doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam khẳng định sẽ kiến nghị lên các cơ quan quản lý Nhà nước để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời đưa hoạt động kinh doanh mặt hàng chiến lược này khởi sắc trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, ông chia sẻ và ghi nhận những nỗ lực trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp của 17.000 đơn vị kinh doanh xăng dầu. Theo ông Tuấn, dù sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 75%, song phần còn lại vẫn phải nhập khẩu, do vậy biến động của thế giới cũng ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu trong nước.
“Chúng ta đều xác định xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược, liên quan đến an ninh năng lượng. Vì vậy, Bộ Công Thương sẽ phải tham mưu cho Chính phủ để đảm bảo hài hoà giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân, với chính sách còn chưa phù hợp sẽ được đơn vị tiếp thu và tham mưu, điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi các bên”, ông Tuấn khẳng định.
- Cùng chuyên mục
Phó thủ tướng chỉ ra nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao
Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, việc quản lý thị trường chưa hiệu quả là một trong những lý do khiến giá bất động sản tăng cao. Nhiều thủ tục hành chính còn vướng mắc, từ phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch, định giá đất…
Đầu tư - 17/05/2025 08:26
Tập đoàn Trump sắp trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất từ trước đến nay tại Hưng Yên
Dự án 1,5 tỷ USD của Tập đoàn Trump ở Hưng Yên có tiến triển mới khi Chính phủ ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 17/05/2025 07:32
THILOGI hoàn thành nạo vét luồng Kỳ Hà, mở tuyến hàng hải tới Ấn Độ
THILOGI hoàn tất nạo vét luồng Kỳ Hà - tuyến luồng chính vào cảng quốc tế Chu Lai; đồng thời mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Chu Lai - Ấn Độ.
Đầu tư - 17/05/2025 07:24
Quảng Ngãi đổi chủ đầu tư đối với 8 dự án nghìn tỷ
8 dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.
Đầu tư - 16/05/2025 15:43
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã hiện diện tại nhiều ngành kinh tế, trải rộng từ thương mại, nông nghiệp đến tài chính, du lịch, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Đầu tư - 16/05/2025 14:19
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ, trao nhiều văn kiện hợp tác kinh tế-đầu tư
Các văn kiện trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, an ninh sẽ tạo tiền đề cho việc cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Đầu tư - 16/05/2025 14:07
Tăng trưởng kinh tế không thể bám mãi vào 'mặt đất'
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, vùng Thủ đô trong tư duy mới không chỉ là không gian gắn với Hà Nội, mà là trung tâm của trung tâm, là điểm hội tụ và lan tỏa của các nguồn lực phát triển. Tăng trưởng không thể bám mãi vào "mặt đất" với những giới hạn về quỹ đất, hạ tầng, dân số. Do đó, cần mở rộng không gian vật lý sang không gian số, không gian ngầm, không gian trên cao, không gian biển, thậm chí là không gian vũ trụ.
Đầu tư - 16/05/2025 10:58
Bình Định nghiên cứu làm sân golf trên núi Vũng Chua
Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch khu vực núi Vũng Chua (TP. Quy Nhơn) thành một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: Sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng…
Đầu tư - 16/05/2025 09:33
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường kiến nghị nghiên cứu bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số nhóm dự án cụ thể hoặc khoanh vùng phạm vi áp dụng; thí điểm bỏ cấp phép xây dựng với các chủ đầu tư uy tín.
Đầu tư - 16/05/2025 09:02
Toàn cảnh 'siêu thành phố' miền Trung khi hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam
Sau hợp nhất, TP. Đà Nẵng mới có diện tích tự nhiên hơn 11.867km2, quy mô dân số hơn 3 triệu người. Trung tâm chính trị - hành chính sau khi hợp nhất đặt tại quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng hiện nay).
Đầu tư - 16/05/2025 06:45
Thiên Hưng Mỹ Thọ 'trúng' 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định
Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 630 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/05/2025 20:54
VinaCapital: Nghị quyết 68 tạo sức bật cho nền kinh tế tư nhân
Bộ Chính trị mới đây ban hành Nghị quyết 68 – một chỉ thị quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi lớn trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/05/2025 13:18
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được mở rộng vào tháng 8/2025
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng để nâng quy mô từ 2 làn lên thành 4 làn xe, dự kiến khởi công vào tháng 8/2025.
Đầu tư - 15/05/2025 10:03
Đà Nẵng giải 'cơn khát' vật liệu cho cao tốc Hòa Liên - Túy Loan
Đà Nẵng quyết định nâng công suất mỏ đá Trường Bản để phục vụ dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.
Đầu tư - 15/05/2025 08:30
LICOGI 13 làm dự án hơn 700 tỷ đồng ở Quảng Trị
CTCP LICOGI 13 vừa được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quán Ngang giai đoạn 3.
Đầu tư - 15/05/2025 07:30
Savills: Thuế quan Mỹ sẽ tạo thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam
Thuế quan Mỹ có thể tác động tới phân khúc bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn, nhưng cũng đem lại cơ hội cho phân khúc bất động sản nhà ở, theo Savills Việt Nam.
Đầu tư - 14/05/2025 14:46
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago