Khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Sẽ miễn phí cho các phương tiện trong 60 ngày

Nhàđầutư
Sáng 27/4, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức Lễ khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo doanh nghiệp dự án, sẽ miễn phí sử dụng cho các phương tiện trong 60 ngày trước khi chính thức thu phí hoàn.
PHÚ KHỞI
27, Tháng 04, 2022 | 20:17

Nhàđầutư
Sáng 27/4, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức Lễ khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo doanh nghiệp dự án, sẽ miễn phí sử dụng cho các phương tiện trong 60 ngày trước khi chính thức thu phí hoàn.

ptgt

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành biểu dương Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu đã khắc phục khó khăn hoàn thành dự án. Ảnh TT

Đây là tuyến cao tốc dài 51km nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương), điểm cuối là nút giao An Thái Trung, được đầu tư bằng hình thức PPP do doanh nghiệp tư nhân đầu tư có sự tham gia vốn đối ứng của Nhà nước.  

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chính không thu phí từ 7h30 ngày 30/4/2022, dự kiến trong 60 ngày. Tốc độ tối thiểu là 60km/giờ, tối đa 80km/giờ.

Đây là thời gian để Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận triển khai các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng, đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành biểu dương cơ quan có thẩm quyền, Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu đã khắc phục khó khăn hoàn thành dự án.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, theo quy hoạch phát triển đường cao tốc thì đến năm 2030 cả nước sẽ phải hoàn thành 5.000km. Trong đó, giai đoạn từ nay đến năm 2025, phải hoàn thành 3.000km. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2025 mục tiêu phải hoàn thành thêm 400km cao tốc.

"Cả giai đoạn 10 năm, khu vực này chỉ hoàn thành được hơn 50km cao tốc, trong khi yêu cầu đặt ra trong 3 năm tới phải hoàn thành 400km là nhiệm vụ khá nặng nề, do vậy nếu không có cơ chế đột phá thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận triển khai thăng trầm là do khó khăn trong công tác đền bù và năng lực của nhà đầu tư hạn chế. Sau khi thay thế nhà đầu tư có năng lực, giao cho địa phương nơi dự án đi qua làm cơ quan có thẩm quyền thì công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng, đây chính là kinh nghiệm thực tiễn để Chính phủ xây dựng kế hoạch triển khai các dự án tương tự trong thời gian tới.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, khu vực ĐBSCL sẽ được đầu tư trên 100.000 tỷ đồng phát triển đường cao tốc, trong đó cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (109km, tổng mức đầu tư 27.000 tỷ đồng) sẽ được khởi công trong năm nay; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (190km, tổng mức đầu tư trên 52.000 tỷ đồng) dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 6/2023.

"Chính phủ cũng trình Quốc hội cho cơ chế giao cho địa phương làm cơ quan có thẩm quyền các tuyến cao tốc trục ngang đi qua địa phương; đồng thời cũng đề xuất Quốc hội cho chỉ định thầu để rút ngắn thời gian triển khai, lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, triển khai thực hiện công trình đúng tiến độ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

cat bang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành dự án. Ảnh Phú Khởi

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Dự án khởi công lần đầu từ tháng 11/2009, sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành và đến hết năm 2018, dự án chỉ mới hoàn thành được hơn 10% tiến độ.

Bước sang năm 2019, dự án vẫn còn rất nhiều khó khăn khiến liên danh các nhà đầu tư rơi vào bế tắc như: không huy động được nguồn vốn vì tất cả các phương án tài chính đều bị phá vỡ; 1 trong 6 thành viên liên danh nhà đầu tư liên quan đến nhiều vụ án hình sự; tuyến đường có 45km đi qua vùng đất có địa chất yếu cần được xử lý; tình hình ngập mặn khiến chi phí vận chuyển vật liệu leo thang, thời gian vận chuyển kéo dài…

Tháng 3/2019, khi Chính phủ chuyển cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang, liên danh các nhà đầu tư đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án thông qua doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Tháng 8/2019, UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt điều chỉnh hồ sơ dự án với tổng mức đầu tư là 12.668 tỷ đồng. Cuối tháng 9/2019, trong chuyến kiểm tra thực địa ở công trường, Thủ tướng Chính phủ đã trao quyết định giao vốn ngân sách nhà nước ngay tại công trường. Đến tháng 12/2019, nguồn vốn tín dụng cũng đã được khơi thông. Lần đầu tiên dự án BOT đã thực hiện việc hợp vốn các ngân hàng do Vietinbank đứng đầu, điều kiện giải ngân bắt buộc khi ký kết hợp đồng tín dụng là phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp.

cao toc

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức đưa vào sử dụng vào ngày 30/4. Ảnh TX

Trong 2 năm tiếp theo (2020-2021), dự án chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Hàng trăm kỹ sư, cán bộ, công nhân viên tại công trường trở thành F0, F1, F2, phải thực hiện cách ly y tế tập trung hoặc tại chỗ, 13 gói thầu phải tạm ngừng thi công... Trước tình hình đó, Tập đoàn Đèo Cả đã cùng với tỉnh Tiền Giang chủ động kiến nghị Bộ Y tế phân bổ nguồn vaccine cho nguời lao động ở dự án, đồng thời điều động nhân sự từ các dự án ở khu vực miền Bắc, miền Trung vào thay thế cho các nhân sự đang phải cách ly.

Với quyết tâm làm việc “3 xuyên”: “xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên dịch”, vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết, hạn, xâm nhập mặn, nguồn nguyên liệu khan hiếm… hơn 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân 2 lần ăn Tết tại công trường, vẫn thay ca nhau ngày đêm bám sát hiện trường, biến thách thức thành cơ hội, biến sự hoài nghi thành động lực.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông tuyến đúng theo cam kết với Chính phủ. Doanh nghiệp dự án cho biết sẽ tiếp tục phối hơp cùng UBND tỉnh Tiền Giang giải quyết các tồn tại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông, tố chức đánh giá quá trình khai thác để hiệu chỉnh trước khi đi vao thu phí hoàn vốn cho dự án.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ