HSBC: "Tất cả các con số đều tốt"

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố của mình, ngân hàng HSBC mô tả tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam một cách ngắn gọn: “Tất cả các con số đều tốt”.
NGỌC QUANG
16, Tháng 05, 2017 | 13:54

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố của mình, ngân hàng HSBC mô tả tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam một cách ngắn gọn: “Tất cả các con số đều tốt”.

Day chuyen san xuat

Chỉ số PMI mới nhất của HSBC cho thấy, nhu cầu ở nước ngoài trong tháng 4/2017 đạt mức         cao nhất trong lịch sử 

Trong khi các cơ quan hữu quan Việt Nam, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đang hết sức quan ngại về triển vọng kinh tế của Việt Nam năm nay thì ngân hàng HSBC lại cho rằng, hiện tại các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn rất tốt.

Các con số đều tốt

Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 5/2017: “Trông đợi vào những con số”, HSBC cho biết, cơ quan xếp hạng Moody's vừa thay đổi điểm xếp hạng của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực” - một sự tiến triển đáng hoan nghênh nhờ vào những con số thường được theo dõi tăng cao.

Kết quả khảo sát chỉ số PMI mới nhất của HSBC cho thấy, nhu cầu ở nước ngoài trong tháng 4/2017 đạt mức cao nhất trong lịch sử và các nhà sản xuất vẫn có lòng tin mạnh mẽ rằng, sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, nhờ vào kỳ vọng đơn hàng mới nhiều hơn và kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Việt Nam đã trở thành một quốc gia quan trọng trong chuỗi cung ứng trong khu vực đối với các mặt hàng điện tử, đặc biệt là điện thoại di động vốn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Cụ thể, xuất khẩu tháng 4 tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tháng 3 theo báo cáo lại là tăng 14,3% (báo cáo ban đầu là tăng 8%). Trong đó, xuất khẩu của khu vực FDI tăng mạnh 21,5% so với mức 13,1% của tháng trước đó, trong khi khu vực trong nước tăng 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức 17,2% hồi tháng 3.

Đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng điện thoại và phụ tùng thay thế - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã hồi phục với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc là 17,5% sau khi đã giảm 13,3% trong tháng trước. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác, như hàng dệt may và giày dép, đã chậm lại trong tháng 4.

Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức 23,8% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, giúp thu hẹp thâm hụt thương mại.

HSBC nhận định, các lô hàng xuất khẩu điện thoại và phụ tùng đã phục hồi đáng kể sau khi sụt giảm trong tháng 3. Hơn nữa, việc giới thiệu sản phẩm mới và nhu cầu toàn cầu đang dần phục hồi - được phản ánh trong sự gia tăng bền vững của các đơn đặt hàng nước ngoài trong khảo sát chỉ số PMI, sẽ làm cho xuất khẩu tăng mạnh trong các quý tiếp theo.  

Theo HSBC, ngành sản xuất đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã ổn định và tính đến tháng 4/2017, nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm trước.

FDI không chỉ giúp hình thành trữ lượng đệm giá ngoại hối, mà còn giúp đưa nền kinh tế đi theo hướng sản xuất các mặt hàng bổ sung giá trị cao hơn.

Theo HSBC, sự ổn định kinh tế vĩ mô hiện tại sẽ giúp duy trì dòng vốn FDI ổn định trong tương lai.

Lạm phát trong tầm kiểm soát

Báo cáo của HSBC cũng đánh giá, kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt so với các nước khác.

Cụ thể, dù chỉ số PMI toàn phần giảm nhẹ so với tháng 3 (mức 54,1 điểm so với 54,6 điểm của tháng 3), cũng như sản lượng và đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại, nhưng như đã đề cập ở trên, đơn hàng xuất khẩu mới tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện.

Đơn hàng được cải thiện dẫn đến công ăn việc làm cao hơn, trong khi lượng công việc tồn đọng chưa được thực hiện đã giảm nhẹ.

HSBC cho biết, nhìn chung, các doanh nghiệp đều tự tin rằng, họ có thể đảm bảo thực hiện đơn hàng mới tăng trong thời gian sắp tới.

Nhu cầu đầu vào cao hơn đã khiến các nhà cung cấp tăng giá trong tháng 4 và làm chi phí đầu vào một lần nữa tăng thêm. Tuy nhiên, lạm phát chi phí đầu vào đã hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, trong khi chi phí đầu ra (tăng giá đầu ra) tăng chậm nhất trong 6 tháng qua.

Chỉ số lạm phát của tháng 4 đã hạ nhiệt một chút chỉ còn ở mức 4,3% so với mức 4,6% của tháng trước. Hơn một nửa mức tăng đó (2,9 điểm phần trăm) là do tăng viện phí và học phí theo lộ trìnhcủa Chính phủ.

Dù giá dầu thô tăng trong tháng 4, nhưng chi phí vận tải đã giảm xuống mức 11,1% so với năm ngoái. Trong khi đó, lạm phát cơ bản đã giảm xuống còn 1,5% so với mức 1,6% trước đây.

Ngân hàng này nhận định rằng lạm phát giá cả thực phẩm đang hạ nhiệt tiếp tục duy trì mức lạm phát nói chung ở mức kiểm soát./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ