Hội nghị G20: Đề cao chủ nghĩa đa phương, mở cửa cho đối thoại

HỮU CHIẾN
10:35 10/07/2022

Hội nghị Ngoại trưởng G20 đã khép lại tại Bali sau hai ngày làm việc với sự nhất trí rộng rãi về sự cần thiết tăng cường chủ nghĩa đa phương, hợp tác cùng giải quyết các cuộc khủng hoảng.

ttxvn_g20

Biểu tượng Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Nusa Dua, Indonesia, ngày 7/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dù bầu không khí căng thẳng được dự báo trước cũng như việc thiếu vắng các thỏa thuận hoặc tuyên bố chung, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khép lại tại Bali (Indonesia) sau hai ngày làm việc với sự nhất trí rộng rãi về sự cần thiết tăng cường chủ nghĩa đa phương, chấm dứt xung đột, hợp tác cùng giải quyết các cuộc khủng hoảng trầm trọng mà thế giới đang phải đối mặt.

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị với chủ đề "Cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng hơn", Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng tình hình thế giới hiện nay làm cho thế giới mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương và khả năng ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, song chắc chắn rằng mọi điều sẽ còn tồi tệ hơn nếu không có chủ nghĩa đa phương.

Khẳng định đây là cơ chế duy nhất mà tất cả các quốc gia, bất kể quy mô và mức độ giàu nghèo, đều bình đẳng và được đối xử bình đẳng, đồng thời cũng là cách duy nhất phối hợp các ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, bà Retno nhấn mạnh rằng tiếng nói của tất cả các quốc gia - dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển - phải được lắng nghe.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các thành viên G20 đẩy mạnh các nỗ lực đa phương nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Ông cho rằng tăng cường chủ nghĩa đa phương - một trong hai chủ đề trong chương trình nghị sự chính của hội nghị - "không phải là một lựa chọn, mà là sự cần thiết", khẳng định rằng đây là "cách duy nhất" để vượt qua tình trạng khan hiếm lương thực trên diện rộng, sự hỗn loạn về khí hậu ngày càng sâu sắc và sự đói nghèo cùng cực mà không một quốc gia nào bị bỏ qua.

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi các nước duy trì chủ nghĩa đa phương thực sự và phát triển mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng vào thời điểm đầy thách thức này.

Trước hết, các nước cần là các đối tác tôn trọng lẫn nhau và tham vấn trên cơ sở bình đẳng; giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua tham vấn và tuân thủ các quy tắc.

Các nước cũng cần chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi, thiết lập quan hệ đối tác cởi mở, bao trùm, liên kết và cạnh tranh công bằng.

Góp thêm góc nhìn về chủ nghĩa đa phương, Ngoại trưởng Australia Penny Wong khẳng định rằng các quốc gia và dân tộc đều muốn sống trong một thế giới được vận hành dựa trên các quy tắc và chuẩn mực được chấp nhận, trong đó cho phép thương mại cởi mở, thịnh vượng và tiến bộ, cũng như một thế giới hòa bình, dễ đoán và chủ quyền được tôn trọng.

Quan chức ngoại giao hàng đầu của Australia nhấn mạnh rằng thế giới đó có được nhờ hệ thống đa phương được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và được xây dựng dựa trên lòng tin, sự tin tưởng, góp phần thúc đẩy hợp tác và tiến bộ.

Tại hội nghị, cũng như ở các cuộc gặp bên lề, đại diện nhiều nước G20 như Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Indonesia, cũng như các nước khách mời như Senegal, Fiji… đã chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng nói của các nước đang phát triển nhằm duy trì ổn định khu vực và giải quyết các vấn đề toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng đã đến lúc tiếng nói của các nước đang phát triển phải được lắng nghe trong nhiều vấn đề quốc tế.

Các ý kiến cũng đánh giá cao vai trò Chủ tịch G20 của Indonesia trong việc ủng hộ các nước đang phát triển, thể hiện qua việc mời Liên minh châu Phi và đại diện các nước đang phát triển tham dự sự kiện.

Bên cạnh việc tăng cường chủ nghĩa đa phương và tiếng nói của các nước đang phát triển, các nước tham dự hội nghị đã cùng lên tiếng hối thúc chấm dứt xung đột, tìm kiếm giải pháp cấp bách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu, cũng như tình trạng khan hiếm phân bón và giá cả hàng hóa tăng cao.

Đại diện nước chủ nhà Indonesia nhấn mạnh: "Trách nhiệm của chúng ta là sớm chấm dứt xung đột và giải quyết các bất đồng trên bàn đàm phán, chứ không phải trên chiến trường".

Cũng theo bà Retno, cuộc xung đột tại Ukraine đã được thảo luận tại hầu hết các cuộc gặp song phương bên lề hội nghị.

Đại đa số ý kiến đều hối thúc đối thoại, đàm phán hòa bình nhằm giải quyết điểm nóng căng thẳng này, đồng thời ủng hộ nỗ lực giải tỏa các chuyến hàng chở ngũ cốc, phân bón từ Ukraine và Nga.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres cho biết cơ quan này đang làm việc để cho phép lương thực của Ukraine được vận chuyển qua Biển Đen một cách an toàn và đảm bảo, đồng thời tháo gỡ khó khăn để thực phẩm và phân bón của Nga tiếp cận thị trường toàn cầu.

Nhấn mạnh yêu cầu "hành động tối khẩn" nhằm khai thông các tuyến đường vận chuyển lương thực tại Biển Đen, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã công bố ba gói giải pháp.

Cụ thể, EU sẽ huy động hơn 7 tỷ euro từ nay đến năm 2024 để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, hỗ trợ khả năng chi trả lương thực thông qua việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô ở các nước dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, EU cũng sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất và thích ứng của các hệ thống lương thực; dỡ bỏ mọi rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ở châu Âu.

Về thương mại, trong bối cảnh nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm khai thông tuyến đường vận tải qua Biển Đen đang bị đình trệ, EU sẽ thúc đẩy các "Làn đường Đoàn kết", giúp Ukraine xuất khẩu ngũ cốc.

ttxvn_g20_2

Quang cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G20 ở Bali, Indonesia, ngày 8/7/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cuối cùng, điều cũng được tất cả các nước nhất trí chia sẻ và đánh giá cao ở Hội nghị Ngoại trưởng G20 là vai trò điều phối của nước chủ nhà Indonesia với việc triệu tập đầy đủ đại diện của các thành viên.

Theo công bố chính thức của Bộ Ngoại giao Indonesia, tất cả các bộ trưởng ngoại giao G20 đã tham dự trực tiếp hội nghị trong hai ngày 7-8/7, ngoại trừ Ngoại trưởng Anh Liz Truss phải rời Bali trước khi toàn bộ chuỗi sự kiện kết thúc.

Bên cạnh đó, ngoại trừ Ukraine, 8 bộ trưởng khách mời cùng đại diện của 9 tổ chức quốc tế cũng trực tiếp tham gia vào chương trình nghị sự của hội nghị.

Theo các nhà phân tích, thành công của Indonesia trong vai trò “cầm lái” 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ ở cách tiếp cận cân bằng, khách quan, lập trường vững vàng và độc lập, giúp dung hòa quan điểm của tất cả các bên và bảo vệ sự thống nhất của cả khối, mà còn ở việc lựa chọn các vấn đề ưu tiên mang tính thời sự và tạo diễn đàn cho các nước phát triển.

Cuối cùng, dù chưa đạt được kết quả cụ thể do mâu thuẫn và đối đầu, hội nghị lần này đã tạo điều kiện để các bên trình bày quan điểm của mình.

Điều quan trọng là cánh cửa cho đối thoại và hợp tác vẫn được để ngỏ, ít nhất cho tới cuộc họp các nhà lãnh đạo G20 vào ngày 15-16/11 tới cũng tại Bali.

(Theo TTXVN)

  • Cùng chuyên mục
[Cafe Cuối tuần] Sự thật: Nhìn thẳng và nói rõ

[Cafe Cuối tuần] Sự thật: Nhìn thẳng và nói rõ

Có lẽ, đã lâu lắm chúng ta mới lại được chứng kiến một thái độ nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật chân thành đến như vậy từ một nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Sự kiện - 18/01/2025 10:23

 Hãng hàng không quốc gia Ba Lan muốn mở lại đường bay Warsaw-Hà Nội

Hãng hàng không quốc gia Ba Lan muốn mở lại đường bay Warsaw-Hà Nội

Ghi nhận những đề xuất của Tập đoàn LOT liên quan đến việc khai thác trở lại thị trường Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ điều này không gặp bất kỳ vướng mắc nào.

Sự kiện - 18/01/2025 03:53

Thủ tướng giải đáp 10 kiến nghị của kiều bào tại Ba Lan

Thủ tướng giải đáp 10 kiến nghị của kiều bào tại Ba Lan

Tối 16/1, tại Thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.

Sự kiện - 17/01/2025 10:24

Việt Nam - Ba Lan xem xét sớm nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược

Việt Nam - Ba Lan xem xét sớm nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược

Thủ tướng Donald Tusk cho biết, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ba Lan quan tâm mở rộng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.

Sự kiện - 17/01/2025 05:54

Phó Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính theo hướng đặc thù, có tính kết nối

Phó Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính theo hướng đặc thù, có tính kết nối

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, xây dựng trung tâm tài chính ở Việt Nam cần lựa chọn hướng đi đúng, hướng đi độc đáo, đặc thù để tạo lợi thế cạnh tranh.

Sự kiện - 16/01/2025 20:09

Đà Nẵng sáp nhập 6 Ban Quản lý dự án thành 3 Ban

Đà Nẵng sáp nhập 6 Ban Quản lý dự án thành 3 Ban

TP. Đà Nẵng chính thức thành lập 3 Ban Quản lý dự án trên cơ sở hợp nhất 6 Ban Quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 16/01/2025 14:03

'Chủ động ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực'

'Chủ động ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực'

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong đó cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Sự kiện - 16/01/2025 13:54

Thủ tướng và phu nhân bắt đầu thăm chính thức Ba Lan

Thủ tướng và phu nhân bắt đầu thăm chính thức Ba Lan

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ba Lan lần này nhằm tạo đột phá, nâng tầm quan hệ với hai nước, qua đó thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn với các nước cũng như khu vực Trung Đông Âu.

Sự kiện - 16/01/2025 11:35

Từ nhận xét thẳng thắn của Tổng Bí thư về số liệu ngành công nghệ số: Không nên tự huyễn hoặc mình

Từ nhận xét thẳng thắn của Tổng Bí thư về số liệu ngành công nghệ số: Không nên tự huyễn hoặc mình

Nghe bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại diễn đàn phát triển công nghệ số, có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều "người trong cuộc" cảm thấy mình được đặt trước một tấm gương phản chiếu đầy thẳng thắn và sâu sắc. Những con số đẹp đẽ về xuất khẩu điện thoại, linh kiện máy tính, phần mềm, hay vị thế toàn cầu trong ngành công nghệ số bỗng chốc được nhìn bằng một lăng kính khác – lăng kính của sự thật.

Sự kiện - 16/01/2025 07:50

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam

Hai nhà lãnh đạo tạo nhất trí tạo đột phá mới trong hợp tác kinh tế, ưu tiên đẩy nhanh kết nối 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn giữa hai nước.

Sự kiện - 16/01/2025 06:41

Thủ tướng yêu cầu thanh tra dự án bất động sản tăng giá bất thường

Thủ tướng yêu cầu thanh tra dự án bất động sản tăng giá bất thường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhất là tại các khu vực, dự án có hiện tượng tăng giá bất thường.

Sự kiện - 15/01/2025 17:14

Thủ tướng đề nghị Việt - Nga mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí

Thủ tướng đề nghị Việt - Nga mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết phía Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác trong an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.

Sự kiện - 15/01/2025 16:36

'Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp'

'Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp'

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Sự kiện - 15/01/2025 15:36

Hà Nội xin Thủ tướng duyệt gấp dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch vì thủ tục lòng vòng

Hà Nội xin Thủ tướng duyệt gấp dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch vì thủ tục lòng vòng

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội trình Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch nhưng do nhiều vướng mắc trong luật nên mất rất nhiều thời gian.

Sự kiện - 15/01/2025 11:05

Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam

Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam

Hai Thủ tướng mong muốn tiếp tục hợp tác trong triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.

Sự kiện - 15/01/2025 06:30

Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam

Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khuyến khích các quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng và truyền tải điện, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, sản xuất vật liệu, xây dựng khu công nghiệp…

Sự kiện - 14/01/2025 17:23