Hoạt động M&A ở châu Á sẽ chậm lại cho đến năm 2020 do căng thẳng thương mại và suy thoái kinh tế

Nhàđầutư
Theo một báo cáo của Công ty luật quốc tế Baker McKenzie, cùng với công ty nghiên cứu Oxford Economics, cho biết, hoạt động M&A ở châu Á Thái Bình Dương có thể chậm lại cho đến năm 2020 khi những bất ổn thương mại và nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra.
THANH THẮNG
22, Tháng 10, 2019 | 09:30

Nhàđầutư
Theo một báo cáo của Công ty luật quốc tế Baker McKenzie, cùng với công ty nghiên cứu Oxford Economics, cho biết, hoạt động M&A ở châu Á Thái Bình Dương có thể chậm lại cho đến năm 2020 khi những bất ổn thương mại và nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra.

76633919-9ABE-441C-BC7D-89F6115F5462

Hoạt động M&A ở Châu Á sẽ chậm lại cho đến năm 2020

Với tình hình kinh tế châu Á hiện tại, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong khu vực được dự đoán sẽ giảm 18% trong năm 2019 xuống còn 634 tỷ USD. Số tiền này có thể giảm thêm xuống còn 529 tỷ đô la vào năm 2020 trước khi dần trở lại vào năm sau.

Các hoạt động giao dịch bị chậm lại ở châu Á trong năm nay, một phần do các giao dịch Trung Quốc ra nước ngoài ít hơn. Theo báo cáo này, áp lực này được thúc đẩy bởi những hạn chế của chính phủ đối với đầu tư ra bên ngoài nhằm đối phó với căng thẳng thương mại với Mỹ.

Xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu từ hơn một năm trước, nhưng đã leo thang trong những tháng gần đây khi cả hai bên đều áp dụng mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm khác trị giá hàng tỷ đô la. Bắc Kinh kiềm chế dòng vốn chảy ra một phần là do những bất ổn trong thương mại, và làm chậm sự tăng trưởng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Công ty tư vấn EY cho biết, các thương vụ mua lại các công ty Mỹ của Trung Quốc đã giảm gần 95% - từ mức cao nhất 55,3 tỷ đô la năm 2016 xuống chỉ còn 3 tỷ đô la trong năm 2018. Các giao dịch xuyên biên giới lớn trong thị trường mua bán và sáp nhập trong 5 năm qua đang ngày càng trở nên khó khăn hơn khi tranh chấp thương mại vẫn còn. Đầu tư từ Trung Quốc cũng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ các chính phủ nước ngoài, EY cho biết trong báo cáo tháng 8. Những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến cuộc chiến thương mại thường được trích dẫn là một trong những lý do.

Trong khi hoạt động M&A tổng thể ở châu Á được dự đoán sẽ giảm xuống, Nhật Bản có thể là một ngoại lệ do các công ty Nhật Bản luôn ưu tiên mở rộng bằng cách mua thêm các công ty nước ngoài. Các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản đang tích cực khuyến khích các công ty địa phương có các giao dịch mua lại ở nước ngoài và tìm ra những nhóm nhu cầu mới đối với hàng hóa Nhật Bản.

Một quốc gia được hưởng lợi từ điều này là Úc. Tuần trước, Nippon Paper của Nhật Bản đã mua lại chi nhánh sợi của nhà sản xuất bao bì Orora với giá 1,72 tỷ USD. Ngoài ra theo như báo cáo lưu ý, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ điều này. Các quốc gia này đã chứng kiến ​​hoạt động M&A trong nước mạnh mẽ và vẫn là mục tiêu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Xu hướng cho việc các thoả thuận giảm ở châu Á là một phần của xu hướng đang hình thành hơn trên toàn thế giới. Do sự không chắc chắn của gia tăng, trong nền kinh tế toàn cầu, khối lượng giao dịch trên toàn thế giới sẽ giảm - từ 2,9 nghìn tỷ đô la năm 2019 xuống còn 2,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2020, Baker McKenzie dự đoán. Tuy nhiên, mọi thứ có thể quay lại sau đó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ