Hết thời 'bao cấp' ngân hàng: Hãy sòng phẳng với nhau, lời ăn lỗ chịu

Nhàđầutư
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng đã "mở đường" cho việc phá sản ngân hàng. Đây có thể coi là bước đột phá, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó có câu chuyện bảo hiểm tiền gửi cho người dân.
NGUYỄN THOAN
31, Tháng 10, 2017 | 16:52

Nhàđầutư
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng đã "mở đường" cho việc phá sản ngân hàng. Đây có thể coi là bước đột phá, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó có câu chuyện bảo hiểm tiền gửi cho người dân.

bao-hiem-tien-gui

 Hết thời 'bao cấp' ngân hàng: Hãy sòng phẳng với nhau, lời ăn lỗ chịu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng quy định "tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật về phá sản sau khi có phương án phá sản được phê duyệt". Đây được coi là bước đột phá trong Luật Tổ chức tín dụng, để thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển đúng theo cơ chế thị trường, giống với đa phần các nước phát triển trên thế giới.

Tuy nhiên, việc cho phá sản ngân hàng hiện nay đang gặp phải nhiều băn khoăn, lo lắng đến từ các nhà làm chính sách, bởi có nhiều ý kiến cho rằng việc cho ngân hàng phá sản có thể dẫn tới nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Cùng với đó là câu chuyện mức bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả cho người gửi tiền   

Theo qui định mới, bắt đầu từ ngày 5/8/2017, mức bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền tại ngân hàng Việt Nam chính thức được áp dụng ở mức 75 triệu đồng/ 1 người/ 1 TCTD. Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực bền bỉ để thay đổi khi mức bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng/ 1 người/ 1 TCTD đã được áp dụng 12 năm nay.

Tuy nhiên, đến nay còn nhiều ý kiến cho rằng 75 triệu vẫn còn là quá ít so với mức tiền gửi của nhiều người dân. Vì vậy, đã có những ý kiến trong các phiên họp Quốc hội gần đây cho rằng, cần có sự tham gia của ngân sách để chi trả bảo hiểm tiền gửi vượt hạn mức, nếu không những người có số tiền gửi lên đến vài trăm triệu hoặc một vài tỷ đồng sẽ "chạy mất". 

Vậy nên hay không nên để ngân sách tham gia vào việc chi trả bảo hiểm tiền gửi vượt hạn mức để người dân an tâm gửi tiền?

Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp xảy ra rủi ro với đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm như ngân hàng hay tổ chức tài chính.  

Trong trường hợp xảy ra rủi ro thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định. Người gửi tiền tiết kiệm không phải trả bất cứ khoản tiền nào thêm để được hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đây là quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền. Ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ là người có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của mình.

Khi một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ dùng ngân sách để hỗ trợ thêm cho người gửi tiền ngoài số tiền 75 triệu đồng từ bảo hiểm tiền gửi, ông Hiếu cho rằng: điều này là có thể, nhưng phải tuân theo trình tự của Luật phá sản.

Cụ thể, khi một ngân hàng phá sản, trước tiên bảo hiểm tiền gửi sẽ trả cho mỗi người 75 triệu đồng, sau đó ngân hàng sẽ thanh lý toàn bộ tài sản, lấy số tiền đó trả lại cho khách hàng theo thứ tự ưu tiên là: thuế cho Chính phủ, tiền công cho người lao động, rồi tới người gửi tiền.

"Sau khi bảo hiểm chi trả rồi, ngân hàng thanh lý tài sản trả lại tiền cho người gửi tiền rồi mà vẫn còn thiếu, nếu Chính phủ thấy "tội nghiệp" những người bị thiệt hại quá, lúc đó có thể bơm thêm ngân sách để trả đủ cho người gửi tiền 100%", ông Hiếu diễn giải. 

Trong quá trình bàn thảo Dự luật, một số đại biểu Quốc hội cho rằng không nên qui định việc Chính phủ đứng ra trả thêm bất cứ khoản nào, ngoài số tiền 75 triệu đồng mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại ngân hàng bị phá sản. 

Ông Hiếu cho biết, theo thông lệ quốc tế được áp dụng ở nhiều nước thì thường Chính phủ sẽ không dùng ngân sách để tham gia vào câu chuyện đền bù cho người gửi tiền tại các ngân hàng bị phá sản. Khi tòa án tuyên bố một ngân hàng phá sản sẽ giao một cơ quan tiếp quản ngân hàng đó và cơ quan đó sẽ bán nợ, bán thanh lý tài sản, sau đó dùng số tiền bán được để trả lệ phí cho họ, trả phí cho luật sư, thuế, phí cho Chính phủ, phần còn lại trả cho khách hàng. Nếu số tiền trả cho khách hàng cũng không đủ so với số khách hàng gửi tiền thì nợ ấy cũng bị xoá sổ.

"Với Việt Nam, có lẽ chúng ta cũng nên áp dụng theo thông lệ quốc tế để người gửi tiền biết "chọn mặt gửi vàng", họ nên hiểu gửi tiền cũng là một khoản đầu tư, để ý thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình khi mang tiền đi gửi", ông Hiếu nhận định.

Vị chuyên gia này bình luận, trước đây chúng ta chưa có tiền lệ phá sản ngân hàng, các ngân hàng còn được Chính phủ "bao cấp", nên người dân cứ thấy ngân hàng nào chào lãi suất cao thì gửi mà không quan tâm tới ngân hàng đó đang như thế nào. Điều này dẫn tới việc có thời  điểm các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất để huy động vốn. "Cũng nên sòng phẳng với nhau, lời ăn lỗ chịu, không có Chính phủ nào dùng ngân sách để trả tiền cho người gửi tiền cả", ông Hiếu nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ