Hệ thống kinh doanh xăng dầu đã bị phá vỡ thế nào trong giai đoạn 2017-2022?

Nhàđầutư
Do Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo nên trong giai đoạn 2017-9/2022, một số thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho một số thương nhân đầu mối sai quy định, với khối lượng 828.963 m3 để hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền khoảng 950 tỷ đồng.
VŨ PHẠM
06, Tháng 01, 2024 | 06:06

Nhàđầutư
Do Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo nên trong giai đoạn 2017-9/2022, một số thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho một số thương nhân đầu mối sai quy định, với khối lượng 828.963 m3 để hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền khoảng 950 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính Phủ (TTCP) vừa mới công bố về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu (XD) cho thấy, Bộ Công Thương chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát trong quản lý, điều hành trong kinh doanh xăng dầu (KDXD); hệ thống KDXD phức tạp, nhiều bất cập, làm tăng các chi phí trung gian; một số thương nhân đầu mối vi phạm pháp luật, chưa thực hiện hết nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước…

Cụ thể, các thương nhân đầu mối KDXD có trách nhiệm phải dự trữ XD lưu thông bắt buộc là 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày của năm trước liền kề tại Nghị định 83/2014 và 20 ngày tại Nghị định 95/2021.

Từ năm 2017-9/2022, có 15/34 thương nhân đầu mối KDXD (chiếm 90% thị phần XD tiêu thụ trong nước) dự trữ XD bắt buộc tối thiểu thiếu về số tháng trong năm, số ngày trong tháng với tổng sản lượng XD dự trữ thiếu là hơn 1 triệu tấn/m3.

Đặc biệt, trong 9 tháng/2022, có 9/15 thương nhân đầu mối KDXD dự trữ xăng thiếu từ 5-9 tháng/9 tháng và có 8/15 thương nhân đầu mối KDXD dự trữ dầu thiếu từ 6-9 tháng/9 tháng; có 6/15 thương nhân đầu mối KDXD dự trữ xăng thiếu từ 8-13 ngày/20 ngày và có 4/15 thương nhân đầu mối KDXD dự trữ dầu thiếu từ 8-14 ngày/20 ngày, dẫn đến, khi nguồn cung khan hiếm, không đủ XD dự trữ để bán ra thị trường.

kinh-doanh-xang-dau

Thương nhân đầu mối KDXD đã không tạo nguồn XD theo nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định, ảnh hưởng đến nguồn cung XD. Trong ảnh người dân ở TP.HCM xếp hàng chờ đổ xăng trong đợt cao điểm thiếu XD. Ảnh: Phạm Nguyễn

Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo

TTCP nêu rõ, Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh, thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu XD, dẫn đến không khắc phục được việc các thương nhân đầu mối KDXD dự trữ XD lưu thông bắt buộc tối thiểu thiếu trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, từ việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38/2014 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83 quy định không cụ thể, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu XD; quy định thương nhân phân phối XD được mua bán với nhau trái quy định, kéo theo, nhiều hành vi mua bán XD trái quy định, hệ thống kinh doanh XD bị phá vỡ.

Nghĩa vụ, trách nhiệm của thương nhân đầu mối KDXD là thực hiện tổng nguồn cung XD do Bộ Công Thương phận giao hàng năm và bình ổn thị trường khi cần thiết nhưng khi mua bán XD của nhau thì thương nhân đầu mối KDXD đã trở thành các thương nhân phân phối, có cơ hội để mua bán thông qua trung gian làm tăng chi phí lưu thông. Đơn cử như trường hợp của Công ty CP Đầu tư Nam Phúc làm trung gian mua bán XD để hưởng chênh lệch giá số tiền là hơn 2 tỷ đồng.

TTCP cho biết, khi thương nhân đầu mối KDXD mua bán XD với nhau, thương nhân phân phối XD mua bán XD với nhau, tạo ra tầng nấc trung gian để hưởng chiết khấu, chênh lệch giá, tăng chi phí lưu thông, dẫn đến một phần tiền chiết khấu, chênh lệch giá thuộc về các thương nhân đầu mối KDXD, thương nhân phân phối, phần còn lại cho các đơn vị khác tham gia thị trường.

Đặc biệt, trong 5 năm, một số thương nhân đầu mối KDXD mua bán XD hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá hơn 9.770 tỷ đồng; 1 thương nhân phân phối việc mua bán XD hưởng số tiền chiết khấu là hơn 75 tỷ đồng. Từ đó, chiết khấu của đại lý, cửa hàng bán lẻ bị giảm, thậm chí không còn tiền chiết khấu như thời gian qua. Đây là một trong những nguyên nhân đại lý, của hàng bán lẻ bị lỗ, dừng bán, gây gián đoạn nguồn cung cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Thương nhân hưởng lợi bất chính tiền chiết khấu/chênh lệch giá 950 tỷ đồng

Chưa hết, việc thực hiện kinh doanh XD của thương nhân đầu mối có nhiều bất cập. Theo TTCP, từ năm 2017-9/2022, một số thương nhân phân phối XD bán XD cho một số thương nhân đầu mối KDXD sai quy định, với khối lượng 828.963 m3 để hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền khoảng 950 tỷ đồng, ảnh hưởng đến chiết khấu cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ.

Thương nhân đầu mối KDXD đã không tạo nguồn XD theo nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định, ảnh hưởng đến nguồn cung XD và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Để xảy ra tình trạng này nhiều năm là do Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo, xử lý không nghiêm, chấn chỉnh không kịp thời.

Cũng vì Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, giám sát, xử lý không nghiêm, chấn chỉnh không kịp thời, dẫn đến, hoạt động kinh doanh XD diễn biến phức tạp, nhiều hành vi mua bán trái quy định, phá vỡ các nguyên tắc đã được quy định trong Nghị định 83, xảy ra thường xuyên trong thời gian dài.

Cụ thể, Công ty CP Thương mại và Dầu khí Đồng Tháp ủy quyền việc mua bán XD cho các công ty không phải là công ty con và không được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối XD; Tập đoàn XD Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho các công ty con thuộc tập đoàn được thực hiện ký hợp đồng mua, bán XD với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất XD, với sản lượng hơn 4,4 triệu m3, các Công ty CP của Petrolimex bán tái xuất XD, với sản lượng hơn 6,2 triệu m3.

Các công ty con của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng bán XD cho công ty mẹ, mua XD của các thương nhân đầu mối, mua XD của các thương nhân phân phối khác.

Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư - CTCP (PETEC) - công ty con của PVOil đã mua XD của các thương nhân đầu mối và các đơn vị thành viên khác thuộc PVoil với 87.801 m3 XD, các công ty con của PVoil đã bán XD cho các thương nhân đầu mối khác là 131.162 m2/tấn; các công ty con của Công ty TNHH Petro Bình Minh mua XD của các thương nhân đầu mối và các Công ty con của thương nhân đầu mối với số lượng 82.673 m3/tấn XD, bán XD cho các thương nhân đầu mối và các công ty con của thương nhân đầu mối với số lượng 36.806 m3/tấn, mua bán XD với nhau với số lượng 278.168 m3/tấn XD.

Ngoài ra, việc Sở Công Thương các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu cấp giấy chứng nhận cho 10 cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ XD đứng tên chủ sở hữu là Công ty CP Nhiên liệu Tây Đô, Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Tây Đô, trong khi, các cửa hàng này thuộc sở hữu của Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp là sai quy định, ảnh hưởng đến việc cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu XD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ