Hà Tĩnh: Đừng để điện áp mái chưa 'nở' đã 'tàn'

Nhàđầutư
Doanh nghiệp, người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Với cơ quan công quyền, không những chỉ được thực hiện trong khuôn khổ quy định cho phép, mà còn phải tư duy và hành xử sao để mang lại lợi ích tối đa cho xã hội.
CÔNG SƠN
31, Tháng 08, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Doanh nghiệp, người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Với cơ quan công quyền, không những chỉ được thực hiện trong khuôn khổ quy định cho phép, mà còn phải tư duy và hành xử sao để mang lại lợi ích tối đa cho xã hội.

dien-2-1595901870-3125-1595901888

Một dự án điện áp mái kết hợp sản xuất nông nghiệp. Ảnh minh hoạ

Liên hệ với Nhadautu.vn, một số nhà đầu tư năng lượng tái tạo tại Hà Tĩnh bày tỏ quan ngại trước phát ngôn của một lãnh đạo cấp phó tại Sở Công thương về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN).

Cụ thể, phát ngôn trên báo chí về một số dự án ĐMTMN tại địa phương, khi đề cập đến kế hoạch bảo vệ môi trường vị này đã đưa ra nhận định "tận dụng mái nhà xưởng, công trình trang trại, nông nghiệp để lắp đặt điện mặt trời mà không có tính toán, thiết kế bảo đảm an toàn dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường…", đồng thời đưa ra suy đoán “nếu có việc cố tình “xé nhỏ” để chia tách thành nhiều dự án trong cùng một khu vực có công suất lắp đặt dưới 1MW để hưởng chính sách giá điện mặt trời mái nhà và cố tình lách luật để tránh các quy định áp dụng đối với điện mặt trời mặt đất là chưa đúng quy định của Nhà nước”…

Trong khi, tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 nêu rõ hệ thống ĐMTMN được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 Chính phủ, hệ thống ĐMTMN không thuộc các danh mục: nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế.

Khi quy định pháp luật không bắt buộc nhưng vị lãnh đạo ngành công thương vẫn muốn "gò ép" vào trong khuôn khổ để áp đặt sự quản lý là điều dẫn tới không ít băn khoăn. Đồng thời khi không tìm ra được sự vi phạm của doanh nghiệp thì vị này lại suy đoán theo hướng có tội là “lách luật”

Phát triển NLTT, trong đó có ĐMTMN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa bằng nhiều Nghị quyết của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Bộ Công thương nhằm mục đích khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia để phát triển bền vững.

Hà Tĩnh được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời, bên cạnh các dự án quy mô lớn, còn là các dự án ĐMTMN vốn đang cho thấy tiềm năng không nhỏ trong việc giải toả sức ép sản xuất điện từ năng lượng hoá thạch.

Từ Nghị quyết của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Như nhiều địa phương khác trong khác cả nước, Hà Tĩnh đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư tham gia vào ĐMTMN.

Theo thống kê của Điện lực Hà Tĩnh, đến hết tháng 6/2020, trên địa bàn tỉnh đã có 120 chủ đầu tư ĐMTMN, với tổng công suất đấu nối 8,28 MWp, phát trên lưới điện của EVN từ đầu năm đến nay là 2,3 triệu kWh. Trong đó có 94 chủ đầu tư sử dụng vào việc sinh hoạt với tổng công suất gần 600 kWp.  

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số nhà đầu tư, trong quá trình triển khai đã liên tục bị các cơ quan chức năng Hà Tĩnh vào kiểm tra và đặt ra 2 vấn đề: dự án điện lắp trên khung giá đỡ của trang trại nông nghiệp có phải là điện áp mái, và việc các nhà đầu tư chia nhỏ công trình thành các dự án có công suất dưới 1MW có vi phạm hay không?  

Quyết định số 13 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công thương, trong đó có Thông tư số 18/2020/TT-BCT đều định vị rõ ràng về các loại hình ĐMTMN ở quy mô dưới 1MV, trên 1 MW với những điều kiện, tiêu chuẩn rất cụ thể. Trong đó, có nhiều cơ chế khuyến khách các dự án ĐMTMN có quy mô dưới 1MW như: đấu nối vào đường dây 35KV và không cần xin bổ sung quy hoạch, đồng thời được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực… Quy định là vậy nhưng thực tế ở Hà Tĩnh lại cho thấy cơ quan chức năng thay vì hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước lại quay sang đặt vấn đề về việc "lách luật, né quy hoạch".  

Trong diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã phát biểu: “Nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2021 - 2025 là hiện hữu.... Trước bối cảnh đó, nhận thức rõ tầm quan trọng của NLTT đối với nền kinh tế, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển NLTT”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng nêu rõ: “Đặc biệt, gần đây nhất, Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã có nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia. Trong đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng.

Vậy thì, những phát ngôn nêu trên của vị Phó GĐ Sở Công thương liệu có đại diện cho cơ quan giúp việc của UBND tỉnh Hà Tĩnh trong việc triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước?

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp, người dân được làm, được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Họ đầu tư nguồn lực, trong khuôn khổ pháp luật cho phép, thậm chí khuyến khích, tạo ra công ăn việc làm và đóng đầy đủ các loại thuế, thì có chăng cần được cơ quan công quyền tiếp cận theo hướng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, chứ không phải tư duy "cấm", "cản", "kiểm tra", "xử phạt".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ