'Giữa bão kinh tế toàn cầu, người lao động là lợi thế của Việt Nam'
-
Chia sẻ
-
Bình luận
0
Ông Emanuel Pastreich, ứng viên tổng thống Mỹ độc lập, khẳng định nền kinh tế Việt Nam cần tư duy tự chủ và độc lập trong thời điểm kinh tế toàn cầu biến động vì dịch Covid-19.
Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu lao đao vì căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19, Việt Nam là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng dương và hiện vẫn kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh.
Trao đổi với Zing, ông Emanuel Pastreich, Chủ tịch Viện châu Á tại Washington (Mỹ), ứng cử viên độc lập trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhận định Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này trong tương lai gần.
Ông cũng nhấn mạnh rằng thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận thức rõ về tự chủ kinh tế và có tinh thần hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia giống như thế hệ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Biến động kinh tế toàn cầu
- Ông có nghĩ dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy quá trình phân ly kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc?
- Đại dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước tiên, chúng ta phải hiểu rằng vấn đề của Mỹ và Trung Quốc là mối quan hệ không lành mạnh giữa hai quốc gia.
Hai nước hợp tác với nhau để sản xuất và phân phối hàng hóa nhưng không có mối liên kết giữa các sinh viên, công dân, chuyên gia hay quan chức chính phủ. Mỹ và Trung Quốc hội nhập kinh tế nhưng không có bất cứ sự hợp tác xã hội, văn hóa hay chính trị nào. Đó là một tình trạng nguy hiểm.

Ông Emanuel Pastreich, Chủ tịch Viện châu Á tại Washington (Mỹ), ứng cử viên độc lập trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ảnh: Facebook nhân vật.
- Có ý kiến cho rằng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông nghĩ sao về nhận định này?
- Tôi đồng ý rằng trong ngắn hạn, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ việc Mỹ và một số quốc gia khác chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng về các chính sách kinh tế, đặc biệt là thương mại.
Việc giảm nhập khẩu nhiên liệu như dầu mỏ và than đá sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét đến việc tự huy động vốn để xây dựng các nhà máy mà không phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Người Việt Nam thế hệ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ về sự cần thiết của nền kinh tế tự chủ. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người bị ám ảnh bởi những điều mới mẻ đến từ nước ngoài.
Thách thức của thế hệ trẻ Việt Nam không giống với thế hệ trước, nhưng tư duy độc lập và việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ vẫn rất quan trọng đối với người Việt.
Kiểm soát tốt dịch bệnh đem lại cơ hội kinh tế
- Khi nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh và thương chiến, Việt Nam là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng dương và đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Đây có phải một cơ hội tốt đối với nền kinh tế Việt Nam?
- Việt Nam đã làm tương đối tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là tốc độ tăng trưởng mà là chất lượng cuộc sống của người dân. Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng không thành công nếu tiền chỉ đổ vào túi của một số ít người, trong khi số đông còn lại gặp khó khăn trong công việc, không khí và nước bị ô nhiễm.
Lợi thế của Việt Nam là sự chăm chỉ, nhiệt tình và đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Đây là điểm mạnh cần được khai thác để xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn.
Ngoài ra, hầu hết chuyên gia trên thế giới đều cho rằng an ninh lương thực sẽ là vấn đề chính của toàn cầu trong vòng 20 năm nữa. Chìa khóa thành công của Việt Nam là dự đoán tương lai của thế giới và tìm ra cơ hội từ đó.
- Vậy ông nghĩ sao về tương lai của nền kinh tế Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sau khi đại dịch kết thúc?
- Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng lớn với đội ngũ lao động chăm chỉ và sáng tạo. Vấn đề là các nước khu vực có thể mắc phải sai lầm khi theo đuổi kế hoạch phát triển lỗi thời và không mang lại lợi ích lâu dài.

Lợi thế của Việt Nam là sự chăm chỉ và nhiệt tình của người lao động. Ảnh: Việt Linh.
Yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch phát triển phải là khoa học. Giới khoa học cho rằng Đông Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng ngập lụt do nước biển dâng vì biến đổi khí hậu.
Đó là một thách thức lớn đòi hỏi những thay đổi và kế hoạch dài hạn. Tất cả chúng ta cần nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng Việt Nam có thể tự sản xuất lương thực và đủ chỗ ở cho tất cả người dân trong trường hợp có lũ lụt.
Giữ chuyên gia giỏi ở lại
- Ở cuộc phỏng vấn gần nhất với Zing, ông từng đề cập đến kế hoạch 30 năm của Việt Nam để phát triển công nghệ và tăng kỹ năng của người lao động. Theo ông, Việt Nam đang đứng ở đâu trong kế hoạch này?
- Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn. Kỹ năng của người lao động Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, Việt Nam cần có tầm nhìn xa hơn và một kế hoạch xây dựng đội ngũ chuyên gia có hệ thống hơn. Các bạn phải đảm bảo rằng các chuyên gia giỏi nhất của Việt Nam sẽ ở lại Việt Nam, lập kế hoạch vì lợi ích của đất nước thay vì chỉ làm giàu cho chính họ.
Điều đó có nghĩa là xây dựng một nền văn hóa vì lợi ích chung, hy sinh lợi ích cá nhân cho xã hội và đất nước. Nhiều người nghĩ rằng suy nghĩ này là lỗi thời. Tuy nhiên, tình huống của những người Việt Nam trẻ tuổi không khác nhiều so với tình huống mà thế hệ trước từng đối mặt.
Các bạn cần trả lời câu hỏi Việt Nam đang ra sao và sẽ trở thành như thế nào.
- Vậy ông dự đoán Việt Nam sẽ mất bao lâu để đạt được mục tiêu kinh tế đã đặt ra?
- Rất khó để đưa ra dự đoán chính xác. Trong ngắn hạn, chi phí lao động cạnh tranh là một lợi thế nhưng phải được xử lý cẩn thận. Nếu Việt Nam kiếm được nhiều tiền từ chi phí lao động cạnh tranh, tất cả khoản lời đó cần được sử dụng để đảm bảo rằng người lao động Việt Nam có lương hưu và được chăm sóc y tế, người trẻ Việt Nam được giáo dục tốt và đất nước được chuẩn bị để đối phó với biến đổi khí hậu.

Chi phí lao động cạnh tranh là một lợi thế của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Sự ổn định về xã hội và chính trị cũng là điểm mạnh của Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn cần chuẩn bị trước cho tình trạng môi trường bị ô nhiễm hoặc khoảng cách giàu nghèo gia tăng.
- Theo ông, ngoài các cơ hội, Việt Nam cần đề phòng những ảnh hưởng tiêu cực nào từ làn sóng đầu tư nước ngoài mới?
- Việt Nam cần nhìn vào dòng chảy đầu tư. Đó là một dòng chảy khách quan và khoa học. Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài không bao giờ là lợi ích của nước sở tại. Vì vậy, Việt Nam cần có một kế hoạch dài hạn của riêng mình.
Kế hoạch sẽ dựa trên những dự đoán về tình hình thế giới năm 2050 chứ không nhìn vào con đường phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc 20 hay 50 năm trước.
Nếu đầu tư nước ngoài đáp ứng chiến lược của Việt Nam, hãy cân nhắc. Nếu không, cần phải từ chối. Chiếc lược sẽ xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu, sản xuất lương thực trong nước, sự phân phối của cải và khả năng tự phát triển công nghệ và chuyên môn của Việt Nam.
(Theo ZING)
Sàn VN-Index 1.141,04 +6,36 / +0,56% Lúc 21/01/2021 09:29:19 Cao nhất 18/01/2021 1190,33 Thấp nhất 31/03/2020 649,10 | Giao dịch hôm nay SLGD: 379 KLGD: 77.979.611 GTGD: 1,54 triệu |
Sàn HNX-Index 241,29 +8,03 / +3,44% Lúc 21/01/2021 09:29:19 Cao nhất 18/01/2021 225,49 Thấp nhất 01/04/2020 89,70 | Giao dịch hôm nay SLGD: 185 KLGD: 23.458.758 GTGD: 298.983,00 |
Sàn UPCOM-Index 76,56 +0,38 / +0,50% Lúc 21/01/2021 09:29:19 Cao nhất 18/01/2021 78,35 Thấp nhất 23/03/2020 47,41 | Giao dịch hôm nay SLGD: 313 KLGD: 9.555.602 GTGD: 113.934,00 |
Nguồn: VPBS
Mã ngoại tệ | Tên ngoại tệ | Tỷ giá mua | Tỷ giá bán | |
---|---|---|---|---|
Tiền mặt | Chuyển khoản | Chuyển khoản | ||
USD | ĐÔ LA MỸ | 23,090.00 | 23,110.00 | 23,260.00 |
AUD | ĐÔ LA ÚC | 16,538.00 | 16,646.00 | 17,020.00 |
CAD | ĐÔ CANADA | 17,380.00 | 17,485.00 | 17,806.00 |
CHF | FRANCE THỤY SĨ | - | 25,165.00 | - |
DKK | KRONE ĐAN MẠCH | - | - | - |
EUR | EURO | 27,070.00 | 27,179.00 | 27,678.00 |
GBP | BẢNG ANH | - | 30,246.00 | - |
HKD | ĐÔ HONGKONG | - | 2,963.00 | - |
INR | RUPI ẤN ĐỘ | - | - | - |
JPY | YÊN NHẬT | 218.44 | 219.54 | 223.57 |
KRW | WON HÀN QUỐC | - | - | - |
KWD | KUWAITI DINAR | - | - | - |
MYR | RINGGIT MÃ LAY | - | - | - |
NOK | KRONE NA UY | - | - | - |
RUB | RÚP NGA | - | - | - |
SAR | SAUDI RIAL | - | - | - |
SEK | KRONE THỤY ĐIỂN | - | - | - |
SGD | ĐÔ SINGAPORE | 16,927.00 | 17,038.00 | 17,350.00 |
THB | BẠT THÁI LAN | - | 761.00 | - |
Nguồn: ACB Bank
Giá vàng | ||
---|---|---|
(ĐVT : 1,000) | Mua vào | Bán ra |
SJC Hồ Chí Minh | ||
SJC HCM 1-10L | 56,0500 | 56,6000 |
Nhẫn 9999 1c->5c | 54,950100 | 55,500100 |
Vàng nữ trang 9999 | 54,600100 | 55,300100 |
Vàng nữ trang 24K | 53,75299 | 54,75299 |
Vàng nữ trang 18K | 39,62975 | 41,62975 |
Vàng nữ trang 14K | 30,39358 | 32,39358 |
Vàng nữ trang 10K | 21,21241 | 23,21241 |
SJC Các Tỉnh Thành Phố | ||
SJC Hà Nội | 56,0500 | 56,6200 |
SJC Đà Nẵng | 56,0500 | 56,6200 |
SJC Nha Trang | 56,0500 | 56,6200 |
SJC Cà Mau | 56,0500 | 56,6200 |
SJC Bình Phước | 56,0300 | 56,6200 |
SJC Huế | 56,0200 | 56,6300 |
SJC Biên Hòa | 56,0500 | 56,6000 |
SJC Miền Tây | 56,0500 | 56,6000 |
SJC Quãng Ngãi | 56,0500 | 56,6000 |
SJC Đà Lạt | 47,7700 | 48,2000 |
SJC Long Xuyên | 56,0700 | 56,6500 |
Giá Vàng SJC Tổ Chức Lớn | ||
DOJI HCM | 56,000100 | 56,5000 |
DOJI HN | 56,10050 | 56,50050 |
PNJ HCM | 56,200150 | 56,700100 |
PNJ Hà Nội | 56,200150 | 56,700100 |
Phú Qúy SJC | 56,10050 | 56,50050 |
Mi Hồng | 56,250250 | 56,450100 |
Bảo Tín Minh Châu | 56,3500 | 56,8000 |
Giá Vàng SJC Ngân Hàng | ||
EXIMBANK | 56,100-50 | 56,450-50 |
ACB | 56,000-100 | 56,5000 |
Sacombank | 54,3800 | 54,5800 |
SCB | 56,200200 | 56,600200 |
MARITIME BANK | 55,850350 | 57,150450 |
TPBANK GOLD | 56,10050 | 56,50050 |
Đặt giá vàng vào website |
Nguồn: GiaVangVN.org
-
[Ảnh] Lộ diện nơi 'ở ẩn' trị giá 160 triệu USD của ông Trump sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống
20, Tháng 01, 2021 | 19:11 -
Lộ diện những gương mặt 'vàng' trong danh sách đề cử Top 100 Phong Cách Doanh Nhân 2020 - 2021
14, Tháng 01, 2021 | 14:17 -
Làm thế nào để 'dẹp nỗi bất an tâm trí' giữa thời đại dịch?
15, Tháng 01, 2021 | 09:24 -
Chàng trai Nhật Bản được hàng nghìn người thuê để 'không làm gì cả'
16, Tháng 01, 2021 | 06:53 -
'Có việc là may mắn chứ không mơ thưởng Tết'
15, Tháng 01, 2021 | 08:35

-
Cuộc sống kín tiếng của tỷ phú giàu nhất châu Á20, Tháng 01, 2021 | 02:04
-
Sai lầm khiến Steve Jobs mất 31,6 tỷ USD và không lọt top 50 người giàu nhất19, Tháng 01, 2021 | 06:57
-
Chắp cánh uyên ương ở Thiên đường tiệc cưới hàng đầu miền Bắc18, Tháng 01, 2021 | 02:12
-
Chàng trai Nhật Bản được hàng nghìn người thuê để 'không làm gì cả'16, Tháng 01, 2021 | 06:53
-
Làm thế nào để 'dẹp nỗi bất an tâm trí' giữa thời đại dịch?15, Tháng 01, 2021 | 09:24
-
Cuộc sống ở những nơi virus corona không thể xâm nhập15, Tháng 01, 2021 | 08:36
