Giới trẻ mắc kẹt giữa sống hết mình và tiết kiệm

Ngọc Anh muốn có khoản tiết kiệm trước tuổi 30, nhưng luôn tìm được lý do để mua sắm.
THỤC HẠNH
17, Tháng 06, 2022 | 11:01

Ngọc Anh muốn có khoản tiết kiệm trước tuổi 30, nhưng luôn tìm được lý do để mua sắm.

Screen Shot 2022-06-17 at 10.55.41

 

Nguyễn Ngọc Anh (sinh năm 1993, Hà Nội) nhiều lần đặt kế hoạch để dành 30% thu nhập hàng tháng (tương đương 7 triệu đồng), nhưng chưa khi nào thực hiện được quá 3 tháng. Tài khoản tiết kiệm vừa nhảy lên 8 con số, nhân viên marketing này đã tất toán trước hạn vì có việc cần chi tiêu.

Theo đó, hầu hết chuyện gấp gáp mà cô gặp phải đều là chiếc túi hàng hiệu vintage vừa về hàng, phát sinh mua sắm cho gia đình hoặc những chuyến du lịch "đi ngay hoặc không bao giờ" cùng bè bạn.

"Gần đây nhất, tôi mua một chiếc túi vintage của thương hiệu Celine trị giá gần 20 triệu đồng, sau đó tiền tiết kiệm gần như bằng 0. Mẹ hỏi tiền lương đi đâu hết, tôi thường đánh trống lảng", Ngọc Anh chia sẻ cùng Zing.

Mắc kẹt

Ngọc Anh cho biết mình thường mắc kẹt giữa tâm lý "chỉ có một lần để sống (YOLO)" và "hãy tiết kiệm khi còn có thể".

Cô biết mình cần tiết kiệm, mong muốn để dành một khoản tiền nhỏ trước khi bước sang tuổi "đầu 3". Nhưng cô cũng luôn tìm ra lý do để mua sắm những món đồ thời trang hoặc mỹ phẩm.

"Tôi sẽ rất buồn nếu không mua được món đồ yêu thích. Nhưng nếu mua được rồi, tôi cũng sẽ buồn vì mình hết tiền. Suy cho cùng, tôi đều chán nản dù chọn cách tiêu xài hay dành dụm", cô thở dài. 

Screen Shot 2022-06-17 at 10.56.20

Theo nghiên cứu, Millennials là thế hệ người trẻ khó tiết kiệm nhất. Ảnh: Phương Lâm.

Ngọc Anh không phải người trẻ duy nhất không thể cân bằng thói quen mua sắm và mục tiêu tiết kiệm.

Theo báo cáo từ Công ty dịch vụ tài chính Permata Bank vào năm 2021, ​​nhân sự trẻ tuổi, đặc biệt là Millennials được cho là thế hệ rất khó khăn trong việc để dành tiền.

Điều này cũng được khẳng định bởi nghiên cứu của Luno và Dahlia Research trên 7.000 người trẻ. Kết quả cho thấy 69% không thể tiết kiệm thường xuyên.

Permata Bank liệt kê 6 nguyên nhân của vấn đề này bao gồm: Họ thường đổ tiền cho những sản phẩm mới nhất và tốt nhất; Mua sắm bốc đồng; Lương thấp; Nợ nhiều; Không biết cách quản lý tài chính cá nhân; và Mang tâm lý "ta chỉ sống một lần trên đời".

Còn theo New York Times, đại dịch Covid-19 càng là lý do để rất nhiều người trẻ 18-35 tuổi ưu tiên chi tiêu hơn là tiết kiệm vào năm 2022. Trải qua giai đoạn bất ổn, họ có xu hướng mua sắm nhiều hơn, không ngần ngại chi tiền để hưởng thụ hoặc theo đuổi đam mê. 

Screen Shot 2022-06-17 at 10.57.22

Huệ Anh dành phần lớn thu nhập cho những chuyến du lịch. Ảnh: NVCC.

Giống như Ngọc Anh, Trần Huệ Anh (sinh năm 1995, Hà Nội) cũng nhiều lần đổ vỡ kế hoạch tiết kiệm vì tâm lý "chỉ một lần để sống".

"Bằng tuổi tôi, bạn bè bắt đầu mua nhà cửa, ôtô hoặc đầu tư nhiều hạng mục. Nhưng riêng tôi, tài sản lớn nhất là những chuyến du lịch đến khắp nơi. Tôi nghĩ mình còn trẻ, phải tranh thủ trải nghiệm mọi thứ trước khi lập gia đình", cô cho biết.

Cứ khoảng một tháng, Huệ Anh lại sắp xếp hành lý để đi xa một lần. Cô yêu thích cảm giác đặt chân đến những miền đất mới, thưởng thức ẩm thực địa phương và mua sắm một vài đặc sản về làm quà cho cha mẹ.

Giai đoạn sau Tết Nguyên đán, chỉ trong 2 tháng, cô liên tục du lịch đến 4 địa điểm. Công việc không gò bó, có thể làm từ xa chính là điều kiện để cô thực hiện đam mê xê dịch của mình.

"Tôi đi du lịch khá tiết kiệm, ở và ăn uống đều bình dân. Tuy nhiên, việc đi chơi liên tục không tránh khỏi tốn kém. Nhiều khi tôi rút hết số tiền còn lại trong tài khoản rồi lên đường, vừa đi vừa tự hỏi liệu mình đang quá hoang phí hay không?

Tâm lý không thoải mái như thế, tôi khó có thể tận hưởng chuyến đi một cách trọn vẹn. Nhưng nếu ở nhà, tôi biết bản thân sẽ tiếc nuối ra sao bởi tuổi trẻ còn bao lâu đâu, tôi sắp 30 tuổi rồi", cô tâm sự.

Huệ Anh khá áp lực với mốc tuổi 30. Cô cho rằng sau độ tuổi này, khi có gia đình, bản thân không còn nhiều cơ hội để trải nghiệm và tự do làm những điều mình thích. Đó chính là lý do cô gái 27 tuổi cố gắng chiều chuộng bản thân dù lần nào cũng lăn tăn về tiền bạc.

"Trên mạng xã hội, tôi thường đọc được những chia sẻ như 'hãy kiếm tiền nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ bạn', hoặc 'đừng ngủ khi người khác vẫn thức'. Thú thật, tôi có phần chột dạ vì bản thân chưa khi nào làm giống vậy. Nhưng dù sao, tôi vẫn sẽ lựa chọn đi thật nhiều và tiết kiệm vào một thời điểm khác", cô bày tỏ.

Muốn thay đổi

Nếu như Huệ Anh vẫn khá bình thản với việc chi tiêu cá nhân, Thùy Dương (sinh năm 1994, TP Thủ Đức, TP.HCM) lại như khủng hoảng vì kế hoạch tiết kiệm đổ bể hết lần này đến lần khác. Đối với cô, chiếc thẻ tín dụng như có "tác dụng phụ" với những người đam mê mua sắm như mình.

"Nết xấu của tôi là thường mua sắm theo cảm xúc. Ví dụ, khi đắn đo lựa chọn giữa 2 màu trong cùng một kiểu áo, tôi sẽ mua luôn cả 2 cho đỡ đau đầu suy nghĩ. Không chỉ quần áo mà giày dép, túi xách… tôi cũng hay 'vung tay quá trán' như vậy. Cơn mệt mỏi chỉ xuất hiện vào ngày tôi phải thanh toán dư nợ thẻ", cô thở dài. 

Screen Shot 2022-06-17 at 10.58.21

Thói quen chi tiêu theo cảm xúc khiến Thùy Dương gặp khó khăn tài chính. Ảnh: NVCC.

Theo Thùy Dương, cuộc sống độc thân, đồng thời được cha mẹ hỗ trợ khiến cô liên tục trì hoãn việc tiết kiệm.

Cô nhiều lần áp dụng công thức chi tiêu 50/30/20 (50% thu nhập cho tiêu dùng cố định, 30% cho việc mua sắm, giải trí và 20% để tiết kiệm), tuy nhiên không thể duy trì được lâu.

"Thu nhập của tôi không cao, đặc biệt sau giai đoạn dịch bệnh. Tháng nào có sự kiện phát sinh như đám cưới bạn bè, tôi xác định phải đi vay thêm, không dám nghĩ đến để dành", cô cho hay.

Khi được hỏi về giải pháp cho vấn đề chi tiêu của mình, Thùy Dương khẳng định cần có thu nhập cao hơn song song việc tiết kiệm. Việc tích lũy chỉ khả thi khi các nhu cầu sinh hoạt khác được đảm bảo.

"Đôi khi, vì lương thấp quá, tôi còn cố tiêu cho hết luôn vì không bõ bèn tiết kiệm. Nếu không có bố mẹ ở quê thường xuyên gửi cho đồ ăn, tôi chắc chắn khó khăn hơn nhiều", cô kể.

Còn đối với Ngọc Anh, việc "hưởng thụ hết mình" không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Lối sống này mang lại cho cô nhiều niềm vui và sự thoải mái. Tuy nhiên, nếu không cân bằng cùng việc tiết kiệm, cô chắc chắn mình không thể mang túi xách, áo quần để dự trù cho tương lai.

"Tôi đang có kế hoạch giảm tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng, chỉ dành ra 20% thu nhập thay vì 30% như trước đây. Nhưng ái ngại thay, tôi vẫn chưa thực hiện được lần nào. Tháng này, tôi có dự định mua tặng mẹ chiếc máy hút bụi. Tháng sau, tôi nghĩ mình có thể bắt đầu", cô nói. 

(Theo Zing)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ