Giới trẻ Hong Kong không sai khi 'nằm yên'
Nhiều người trẻ Hong Kong thoải mái với công việc ít áp lực, thu nhập trung bình. Họ không cảm thấy sai khi né tránh những cạnh tranh xã hội để có cuộc sống bình yên.
Tang Tsz-wa (22 tuổi), sống tại Hong Kong (Trung Quốc), ở nhà rất nhiều. Anh tránh gặp gỡ mọi người, không chơi bóng quần cùng bạn bè nữa và chẳng hứng thú với chuyện hẹn hò, theo SCMP.
Mỗi ngày, chàng sinh viên năm thứ 4 từ nhà đến Đại học Hong Kong (HKU), rồi lại trở về nhà, vào phòng riêng để làm bài tập hoặc đọc sách.
"Tôi từng quan tâm đến nhiều vấn đề thời sự trên thế giới, chẳng hạn sự nóng lên toàn cầu. Nhưng giờ đây, tôi không muốn để ý đến hầu hết mọi chuyện, ngoại trừ những thứ ảnh hưởng đến tôi", anh chia sẻ.
Tang cũng chẳng bận tâm đến cuộc sống tương lai sau khi tốt nghiệp. "Tôi sẽ không tìm kiếm công việc có mức lương hoặc vị trí cao. Tôi sẽ ổn, miễn là không bị đói hoặc làm việc tới mức kiệt sức", anh nói thêm.

Tang Tsz-wa hài lòng với lối sống của mình lúc này. Ảnh: Sammy Heung.
Khi sống cùng bố mẹ và em gái sinh đôi trong đại dịch, Tang nhận thấy 1.000 HKD (128 USD) đủ để trang trải nhu cầu đi lại và ăn uống mỗi tháng của anh.
"Bố mẹ thấy ổn với lối sống của tôi. Còn tôi không thực sự quan tâm người khác nghĩ gì về mình", Tang nói.
Lối sống thoải mái của chàng trai 22 tuổi này giống với phong trào "nằm yên" (tang ping) phủ sóng khắp Trung Quốc vào năm ngoái.
Người trẻ không còn muốn cạnh tranh
Phong trào "nằm yên" xuất phát từ một bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc hồi tháng 4/2021, nói về lựa chọn đứng ngoài thời cuộc. Đây là phản ứng của người trẻ nhằm chống lại văn hóa làm việc 996 vắt kiệt sức, cũng như kỳ vọng không ngừng từ gia đình, xã hội và thậm chí chính phủ.
Mặc dù được giới trẻ tán đồng, tang ping kéo theo sự phản đối nhất định từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Giới chức nước này nhấn mạnh rằng "triết lý nằm yên" chẳng qua là sự lười biếng không chấp nhận được và vô ích cho nền kinh tế quốc gia.

Tang ping là phản ứng của người trẻ Trung Quốc nhằm chống lại văn hóa làm việc 996. Ảnh: Kevin Frayer.
Tuy nhiên, giới trẻ Hong Kong không thấy có gì sai trái khi tránh né việc cạnh tranh.
"Dạy học sinh tính cần cù để họ có thể tồn tại trong xã hội là điều quan trọng. Nhưng tôi không nghĩ tính siêng năng và ‘triết lý nằm yên’ liên quan với nhau", Emalia Au Yeung (22 tuổi) nói.
Yeung, sinh viên năm cuối ngành xã hội học ở Đại học Toronto, cho biết ưu tiên của cô sau khi tốt nghiệp là sự thoải mái, chứ không phải mức lương cao hay sự nghiệp xán lạn, đầy hứa hẹn.
"Mỗi khi gặp thử thách, tôi sẽ mất động lực làm việc và điều này khiến tôi không hạnh phúc. Tôi không nói rằng mình lười biếng. Tôi chỉ không muốn cạnh tranh với những người khác, hay kiếm tiền mà không có thời gian để tiêu chúng", cô nói thêm.
Tang, nam sinh tại Đại học Hong Kong, cho biết anh được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, và vấn đề sức khỏe tâm thần này có thể khiến sự phản kháng với xã hội của anh sâu sắc hơn.
"Tôi không nghĩ rằng tính siêng năng, cần cù sẽ giúp chữa lành chứng rối loạn lo âu xã hội, hoặc giúp tôi tìm được công việc tốt hay sở thích mới", anh chia sẻ.
James Lee, sinh viên tốt nghiệp ngành nghệ thuật năm ngoái, vẫn tiếp tục làm nhân viên bán hàng part-time và chưa vội tìm việc làm toàn thời gian.
"Tôi thực sự thích tính linh hoạt trong công việc bán thời gian của mình. Mỗi tuần, tôi có 3 ngày nghỉ. Tôi có thể làm việc một ngày, rồi nghỉ ngơi vào hôm sau. Nhiều bạn học cùng trường tôi cũng đang làm nghề tự do hoặc công việc part-time tại các studio, phòng trưng bày nghệ thuật", anh kể.
Lee thấy mức lương hàng tháng, khoảng 4.000-5.000 HKD, đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của anh. Anh sống cùng bố mẹ và không phải trả tiền thuê nhà. Mặc dù lúc này đang hướng đến lối sống tang ping, anh vẫn hy vọng có thể tiếp tục học tập và làm việc ở nước ngoài trong tương lai.
Lười biếng không liên quan đến "nằm yên"
Khi được yêu cầu đánh giá độ lạc quan về Hong Kong và tương lai của họ trên thang điểm 10, 803 người đưa ra mức điểm trung bình lần lượt là 2,95 và 4,76, theo một nghiên cứu của Đại học Trung Quốc năm nay. Trong khi đó, điểm số năm 2018 là 4,37 và 6,02.

Gần đây, Hong Kong bắt đầu yêu cầu các trường học phải truyền bá những giá trị đạo đức nhất định cho học sinh, bao gồm cả tính cần cù, siêng năng. Ảnh: Yik Yeung-man.
Chia sẻ với SCMP, nhiều chuyên gia không đồng ý với quan điểm rằng thanh niên Hong Kong lười biếng hay thích "nằm yên". Đồng thời, họ nhấn mạnh rằng dù cách sống và nghề nghiệp có thể khác nhau, giới trẻ không thiếu động lực và sức sáng tạo.
Chan Ka-ling, nhân viên xã hội nhiều kinh nghiệm kiêm trợ lý giám đốc điều hành của Youth Outreach, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giúp đỡ những thanh niên gặp rủi ro, đã bác bỏ những lời chỉ trích về giới trẻ vì lựa chọn riêng của họ.
"Một số thanh niên không thích làm việc toàn thời gian, đặc biệt khi công việc part-time hoặc làm tại nhà khá phổ biến trong thời gian đại dịch", bà khẳng định.
Dữ liệu chính thức cũng chỉ ra rằng nhiều thanh niên Hong Kong có việc làm hơn. Trong 3 tháng từ 9-11/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm 15-24 tuổi chỉ còn 11,1%, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Bà Chan cho biết những bạn trẻ ở độ tuổi đi làm đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch vì một số sẽ trở thành người mất việc làm đầu tiên.
Bà cảm thấy rằng một phần lý do khiến giới trẻ ngày nay đưa ra những lựa chọn khác nhau là bởi họ xuất thân từ đủ kiểu hoàn cảnh gia đình phức tạp. Nhiều người lớn lên với phụ huynh đơn thân, một số khác sống với gia đình họ hàng thay vì bố mẹ ruột.
Sự phức tạp này khiến một bộ phận giới trẻ đau khổ và hoài nghi về giá trị bản thân, đồng thời ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ.

COVID-19 khiến nhiều người trẻ đặt câu hỏi về ưu tiên của họ trong đời sống, theo Bloomberg. Ảnh: Spencer Platt.
Gia đình đóng vai trò lớn
Amy Chan, cố vấn tại trường THCS ở quận Kowloon, khẳng định "nằm yên" không đồng nghĩa với lười biếng. Nhiều học sinh của cô xuất thân từ những ngôi nhà nhỏ, lụp xụp và muốn leo lên nấc thang xã hội. Tuy nhiên, ngay từ những năm học cấp 2, cuộc sống đã chẳng dễ dàng gì với nhóm thanh thiếu niên này.
Amy cũng cho biết ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị căng thẳng và phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Một số em phải dùng thuốc điều trị.
Trong những năm làm cố vấn viên, cô cảm thấy phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ của con cái và ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng.
Chia sẻ với SCMP, Crystal (17 tuổi) cho biết khoảng 2 năm trở lại đây, đôi khi cô không còn nỗ lực hết mình cho việc học tập.
"Áp lực nặng nề khiến tôi cảm thấy thật mệt mỏi. Tôi sẽ cảm thấy lo lắng và đau bụng mỗi lần có bài kiểm tra", nữ sinh nói.
Phần lớn áp lực đến từ việc bị so sánh với bạn cùng lớp và những khó khăn để hiểu các bài giảng. Đồng thời, cô biết rằng việc bỏ bê việc học quá lâu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Crystal đang nỗ lực hết mình để thi đỗ đại học. Tuy nhiên, nếu các giáo viên thúc giục cô cần siêng năng hơn, Crystal sẽ chỉ thấy thêm áp lực.
"Có vẻ như họ chỉ muốn ép chúng tôi học, thay vì muốn chúng tôi tiếp thu kiến thức", cô nói.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Chân dung Lucy Guo, nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Lucy Guo, doanh nhân công nghệ 30 tuổi người Mỹ có cha mẹ là người nhập cư đã soán ngôi Taylor Swift để trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới.
Phong cách - 09/06/2025 11:06
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa của Việt Nam và Ba Lan ở Đà Nẵng
Đêm thi thứ hai của Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 chủ đề "Nghệ thuật sáng tạo" đã mang đến cho khán giả một hành trình bùng nổ cảm xúc, ngập tràn bất ngờ và ấn tượng.
Phong cách - 08/06/2025 08:59
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
Gia tộc Chearavanont của Thái Lan với giá trị tài sản ròng là 42,6 tỷ USD, là gia tộc giàu thứ hai châu Á. Từ năm 1921, họ điều hành tập đoàn Charoen Pokphand, trải dài trên nhiều ngành công nghiệp.
Phong cách - 07/06/2025 16:51
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk dường như không thể tách rời cách đây không lâu: họ cùng nhau tham dự các sự kiện, cùng nhau phỏng vấn và dành cho nhau những lời khen ngợi. Nhưng tất cả đã thay đổi chỉ sau một đêm.
Phong cách - 06/06/2025 17:23
Dự án THE INCREDIBLES PROJECT trao quà cho học sinh người Mông tại Sơn La
Dự án The Incredibles Project đã trao hơn 100 phần quà dành tặng những em học sinh người Mông tại điểm trường Co Tòng, tỉnh Sơn La.
Phong cách - 05/06/2025 16:00
12 quốc gia có GDP đầu người cao, nhưng 'chưa giàu'
12 quốc gia dưới đây thoạt nhìn có vẻ giàu có, nhưng nếu đi sâu vào bên trong, thực lực kinh tế của chúng lại không phải như vậy.
Phong cách - 05/06/2025 07:40
Chân dung doanh nhân Eric Trump, con trai ông Donald Trump và những dự án lớn ở Việt Nam
Eric Trump, tên đầy đủ là Eric Frederick Trump là con trai thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump và bà Ivana Trump, một nhân vật có tiếng trong giới thượng lưu New York.
Phong cách - 04/06/2025 06:45
Elon Musk rời DOGE, để lại những gì?
Elon Musk rời Washington tuần này, khép lại một trong những câu chuyện kỳ lạ nhất trong lịch sử nhiệm kỳ của một Tổng thống Mỹ.
Phong cách - 02/06/2025 15:29
Thắp sáng sông Hàn với đêm khai mạc pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Mang chủ đề "Tinh hoa văn hóa", đêm khai mạc Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã chính thức mở màn cho chuỗi 6 đêm trình diễn pháo hoa.
Phong cách - 01/06/2025 11:40
Giới nhà giàu Mỹ săn lùng Rolex để tích sản
Đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ đang được giới tiêu dùng Mỹ xem như 'vàng', khi cơn sốt sưu tầm và đầu tư vào các mẫu cao cấp bùng nổ, đẩy xuất khẩu tăng mạnh.
Phong cách - 31/05/2025 06:45
6 gợi ý du lịch 'ngon - bổ - rẻ' cho hè 2025
Bạn muốn đi du lịch với giá rẻ? Dưới đây là 6 gợi ý du lịch giá rẻ cho mùa hè 2025, bao gồm các tour trong nước và quốc tế với mức giá hấp dẫn, phù hợp với ngân sách tiết kiệm.
Phong cách - 30/05/2025 13:43
Đường sắt có thêm tuyến tàu du lịch 'Về miền đất võ'
Từ ngày 01/6/2025, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và UBND tỉnh Bình Định triển khai chạy thử nghiệm tuyến tàu du lịch từ Ga Quy Nhơn đến Ga Diêu Trì mang tên gọi 'Về Miền đất võ'.
Phong cách - 29/05/2025 15:01
Những quốc gia khiến du khách hối tiếc nhất khi đến thăm trong 2025
Những quốc gia từng được coi là điểm đến mơ ước của nhiều du khách, nhưng khi họ đến được những nơi này thì thực tế lại không được như kỳ vọng.
Phong cách - 29/05/2025 08:43
Giới siêu giàu đổ xô đến Singapore để cất giữ vàng
Những người siêu giàu chuyển vàng của họ ra nước ngoài ngày càng nhiều khi sự bất ổn về kinh tế và địa chính trị làm chao đảo thị trường, và Singapore đang nổi lên như một điểm đến ưa chuộng, theo CNBC.
Phong cách - 28/05/2025 09:06
9 địa điểm du lịch nổi tiếng có thể vĩnh viễn ngưng đón du khách
9 địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây dự kiến sẽ ngưng đón du khách vĩnh viễn, vì nhiều lý do khác nhau, theo Travel Bucketlist.
Phong cách - 27/05/2025 07:21
Elon Musk cho biết quay lại làm việc 24/7 tại công ty
Elon Musk, trong một bài đăng trên X, nói ông sẽ tiếp tục làm việc 24/7 tại nơi làm việc và ngủ ở nhà máy hay công ty trong bối cảnh các nhà đầu tư đang lo ngại về ông.
Phong cách - 26/05/2025 08:39
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'