Giám sát tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại Tiền Giang

Nhàđầutư
Ngày 1/10, Đoàn Giám sát của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn làm Trưởng đoàn đã có chương trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại tỉnh Tiền Giang.
CÔNG THÀNH
01, Tháng 10, 2018 | 15:17

Nhàđầutư
Ngày 1/10, Đoàn Giám sát của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn làm Trưởng đoàn đã có chương trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại tỉnh Tiền Giang.

BHXH Tien Giang

Trưởng đoàn Giám sát, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn phát biểu tại buổi giám sát.

Tham gia Đoàn Giám sát có Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn và lãnh đạo một số đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Về phía địa phương có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Đức và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành trên địa bàn…

Báo cáo của BHXH tỉnh về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy, Tiền Giang hiện có dân số là 1,77 triệu người, trong đó phần lớn người dân làm nông nghiệp và sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện tỉnh có 4 Khu công nghiệp và 4 Cụm công nghiệp, thu hút phần lớn đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn. Chính sách pháp luật BHXH, BHYT từng bước được hoàn thiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, là cơ hội tốt để phát triển mở rộng đối tượng tham gia.

Đến hết tháng 8/2018, toàn tỉnh có 3.353 đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH; 194.000 người tham gia BHXH- so với lao động trong độ tuổi chiếm 18,04%. Song, nhìn chung đa số là DN vừa và nhỏ, người dân đa phần làm nghề nông, kinh tế còn khó khăn, nên việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn không ít thách thức. Trong năm 2018, tình hình kinh tế ở địa phương có một số biến động, các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn có xu hướng giảm lao động, thậm chí phải đóng cửa, nhất là các DN trong lĩnh vực may mặc, chế biến thủy sản, xây dựng...

Theo đó, để tăng cường phát triển đối tượng tham gia, BHXH tỉnh đang tập trung quyết liệt các giải pháp như: Thường xuyên chia sẻ dữ liệu để rà soát, xác định DN cũng như lao động chưa tham gia BHXH; chỉ đạo BHXH các huyện, thị, thành phố căn cứ vào danh sách đơn vị, mã số thuế, địa chỉ để cử cán bộ đến trực tiếp DN tuyên truyền, vận động tham gia. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp.

Thời gian qua, BHXH tỉnh đã thực hiện có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đã được triển khai mạnh mẽ; việc liên thông, đưa dữ liệu lên mạng nhìn chung khá tốt; tỷ lệ người dân hài lòng với cơ quan BHXH gia tăng… Đáng chú ý trong số những kết quả mà BHXH tỉnh đạt được chính là tỷ lệ nợ BHXH giảm xuống rất thấp. Năm 2017, tổng nợ BHXH, BHYT là 43,7 tỷ đồng (chiếm 1,18% kế hoạch thu). Theo dự kiến, trong năm 2018, số nợ giảm còn khoảng 1% so với kế hoạch thu.

Về cải cách công vụ, việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan BHXH đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc của cơ chế "Một cửa" và "Một cửa liên thông". Quá trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC không làm phát sinh thêm thủ tục. Các TTHC nhìn chung được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện và đúng thời gian quy định. Một số thủ tục giải quyết chế độ chính sách đã giảm từ 30% đến 50% thời gian so với trước đây. Riêng thủ tục cấp lại thẻ BHYT do mất, hỏng được thực hiện ngay trong ngày; thủ tục giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ ngắn hạn, BHXH một lần, cấp sổ BHXH đảm bảo giải quyết và trả kết quả đúng hoặc trước thời gian quy định. Tính đến 31/8/2018, toàn tỉnh có 2.408/2.533 đơn vị đủ điều kiện giao dịch điện tử (đạt 98,6%).

Mặc dù vậy, theo nhận định của các ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, nhất là trong công tác quản lý, sử dụng quỹ BHYT. Cụ thể, mức đóng thấp, nhưng quyền lợi hưởng của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng; việc phát triển đối tượng tham gia BHYT chưa đảm bảo tính bền vững; đặc biệt, chính sách thông tuyến KCB gây không ít khó khăn cho địa phương trong việc quản lý bệnh nhân; chi phí KCB BHYT phát sinh ngoài tỉnh luôn chiếm tỷ lệ rất cao.

Thay mặt Đoàn Giám sát, phát biểu kết luận chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn yêu cầu, Sở Y tế và BHXH tỉnh cần phối hợp nhiều hơn nữa nhằm đánh giá rõ nguyên nhân dẫn đến bội chi quỹ và có giải pháp xử lý phù hợp. Với những vấn đề chưa thể giải quyết ngay, Bộ Y tế sẽ phối hợp với BHXH Việt Nam để có hướng xử lý kịp thời.

Tiếp thu các kiến nghị của Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Đức cho biết: UBND tỉnh sẽ tiếp tục bố trí ngân sách hỗ trợ người dân tham gia BHYT và quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT trên địa bàn; đồng thời, quyết liệt xử lý các vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT để đảm bảo ASXH trên địa bàn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ