Giám đốc USAID: Truyền thông Hoa Kỳ đã có rất nhiều bài báo tích cực về môi trường kinh doanh ở Việt Nam

Nhàđầutư
Ông Michael Greene - Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam đánh giá, trong những năm vừa qua, truyền thông Hoa Kỳ đã có rất nhiều bài báo tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam và như vậy có thể mong đợi nguồn đầu tư dồi dào hơn nữa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.
HỒ MAI
19, Tháng 03, 2018 | 06:47

Nhàđầutư
Ông Michael Greene - Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam đánh giá, trong những năm vừa qua, truyền thông Hoa Kỳ đã có rất nhiều bài báo tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam và như vậy có thể mong đợi nguồn đầu tư dồi dào hơn nữa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Ngày 22/3 tới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017.

Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

USAID Vietnam Mission Director Michael Greene_1

 Ông Michael Greene - Giám đốc USAID Việt Nam.

Trước thềm công bố PCI 2017, trao đổi với Nhadautu.vn, ông Michael Greene - Giám đốc USAID Việt Nam đã chia sẻ những đánh giá về hiệu quả PCI, về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, cũng như những mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

USAID đã hợp tác với VCCI trong việc tiến hành nghiên cứu PCI trong hơn 10 năm qua. Ông đánh giá thế nào về quá trình cải tiến môi trường kinh doanh ở Việt Nam?

Ông Michael Greene: USAID đã và đang hỗ trợ thực hiện báo cáo PCI thông qua hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong nhiều năm qua vì chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của PCI.

Chúng tôi cho rằng PCI có tác động lớn đến công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2014 khi Nghị quyết 19 được bàn hành trong đó yêu cầu chính quyền các tỉnh thành cần phải cải thiện điểm số PCI thì sự quan tâm ngày càng gia tăng và các tỉnh đã xây dựng những kế hoạch hành động cụ thể và đưa ra nhiều ý tưởng mới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Kết quả là điểm số PCI đã được cải thiện trên khắp cả nước, tất cả các tỉnh, ngoại trừ một tỉnh. Một kết quả nữa chính là sự cải thiện thứ hạng trong báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Đây được coi là những yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư khi họ quyết định đổ vốn kinh doanh vào Việt Nam.

Mục tiêu chính của USAID trong việc hỗ trợ thực hiện đánh giá chỉ số PCI ở Việt Nam là gì?

Ông Michael Greene: Mục tiêu chính của chúng tôi khi tham gia hỗ trợ thực hiện PCI ngay từ đầu và hợp tác với PCI trong 13 năm qua là mong muốn thúc đẩy sự minh bạch và tăng cường chất lượng điều hành kinh tế.

Trên toàn cầu, USAID đã xác định rằng tính minh bạch và điều hành hiệu quả có lẽ là yếu tố quan trọng nhất khi các doanh nghiệp cân nhắc mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Họ sẽ có thể giảm thiểu rủi ro và tin tưởng vào môi trường kinh doanh bền vững và dài hạn hơn khi một quốc gia có hoạt động điều hành kinh tế minh bạch và công bằng.

Thời gian qua một số lĩnh vực đã có nhiều cải thiện như chi phí gia nhập thị trường, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và nhiều các lĩnh vực khác đã có cải thiện đáng kể ở các tỉnh.

Nhiều tỉnh đã cho thấy cải thiện lớn trong cơ sở hạ tầng và điều hành kinh tế, tạo nên một khái niệm chúng tôi gọi là “vùng thịnh vượng” mà ở đó kết hợp được hai yếu tố này.

Một lần nữa, chúng tôi cho tằng minh bạch là yếu tố rất quan trọng trong tác động của PCI đối với việc thúc đẩy đầu tư.

Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh thông qua đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí liên quan cho doanh nghiệp và gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu này?

Ông Michael Greene: Theo tôi, những ý tưởng hay nhất về việc làm thế nào để cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam đến từ cấp tỉnh nơi mà môi trường kinh doanh cần được cải thiện nhất.

Trong những năm gần đây, hầu hết các ý tưởng mới và sáng tạo đều xuất phát từ các tỉnh thành. Chúng ta thấy có ý tưởng về cơ chế một cửa - tức là tập trung hóa việc ra quyết định, để một cơ quan có thể đưa ra quyết định, có thể quản lý toàn bộ các thủ tục hành chính trong việc thành lập và mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Đây là một ý tưởng hay và tôi nghĩ rằng chính quyền các tỉnh đã nâng ý tưởng này nên một tầm cao mới. Quảng Ninh cũng có một số sáng kiến. Tại đây, chính quyền tỉnh đã tự xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở và huyện - một dạng chỉ số khá giống với PCI nhưng được sử dụng xuống tới tận cấp cơ sở. Với chỉ số này, tỉnh có thể giám sát hoạt động ở cấp sở, cấp huyện nhằm đảm bảo tất cả đang đi đúng lộ trình cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Một ý tưởng thú vị khác nữa là ở tỉnh Đồng Tháp với mô hình Cà phê doanh nhân (Biz café) nơi các lãnh đạo tỉnh tương tác trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp trong các buổi tọa đàm không chính thức diễn ra hàng tuần nhằm thảo luận những ý tưởng và vấn đề về cải thiện môi trường kinh doanh. Mô hình này sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác.

Vì vậy, tôi cho rằng đây là những ý tưởng mới hết sức sáng tạo. Tất nhiên, thách thức dài hạn hơn chính là đảm bảo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, tức là tập trung vào cải thiện năng suất, hiệu quả liên tục. Khái niệm về năng suất, hiệu quả khi được hiểu ở cấp doanh nghiệp chính là tăng cường hoạt động quản lý, năng lực và các hoạt động khác, đưa vào áp dụng công nghệ mới, đào tạo đội ngũ lao động nhằm đem lại năng suất cao hơn. Và tất cả những yếu tố này sẽ góp phàn làm gia tăng năng suất, hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực sự quan tâm những gì ở chỉ số PCI? Đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài về kết quả PCI cũng như môi trường kinh doanh ở Việt Nam những năm qua? Những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn băn khoăn khi ra quyết định đầu tư ở Việt Nam?

Ông Michael Greene: Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều xem xét nhiều yếu tố khi quyết định đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Họ xem xét tất cả các yếu tố từ ổn định chính trị đến vị trí địa lý, đôi ngũ lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng, địa điểm và cả hệ thống pháp lý. Tất cả những yếu tố này đều được phản ánh trong báo cáo PCI. Các nhà đầu tư khác nhau sẽ tập trung vào những yếu tố khác nhau. Nhưng đối với tất cả các nhà đầu tư, báo cáo PCI rất quan trọng vì mọi thông tin họ cần đều có, giúp họ có thể đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp.

Theo chúng tôi, kết quả PCI đã hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là ở một số tỉnh cụ thể. Và kết quả thu được còn có thứ hạng cải thiện trong báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Chúng ta đều biết Việt Nam đã tăng vị trí trong bảng xếp hạng báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới từ vị trí 91 năm 2016 đến vị trí 68 trong năm ngoái. Đây là một bước nhảy vọt ấn tượng của Việt Nam.

Mới đây đại diện Ngân hàng Thế giới phụ trách Báo cáo Môi trường kinh doanh đến từ Washington đã có bài phát biểu tại hội nghị quốc tế với chủ đề “Cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng” trong đó bà liên tục nhấn mạnh Việt Nam đang đi đúng hướng và đạt được tiến bộ đáng kể.

Tôi thấy thật thú vị khi được nghe điều này từ một chuyên gia phụ trách Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, người đã công tác tại nhiều nơi trên thế giới nói rằng Việt Nam đang đi đúng hướng.

Một điểm quan trọng mà bà cũng nhấn mạnh là các quốc gia khác trên thế giới cũng đang cố gắng như Việt Nam và cải thiện môi trường kinh doanh là một quá trình liên tục. Như vậy tất cả các quốc gia đang đều đi cùng một hướng. Và tôi muốn nói rằng tất cả những yếu tố mà nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư đều có ảnh hưởng từ các báo cáo như PCI hay của Ngân hàng Thế giới. Và tôi cho rằng báo cáo còn có ý nghĩa thúc đẩy những hành động, sáng tạo của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư.

Làm thế nào để những đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về kết quả PCI, về môi trường đầu tư kinh doanh tác động đến chính sách của Việt Nam để thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Mỹ?

Ông Michael Greene: Một phát hiện đáng chú ý trong báo cáo PCI năm nay chính là mức độ lạc quan và tự tin của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong hai năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều vốn đầu tư, tăng trưởng mạnh mẽ hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn.

Về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, có một điều khá thú vị là hầu hết các công ty Mỹ đầu tư tại Việt Nam thông qua các công ty con/chi nhánh đặt tại Hồng Kông và Singapore. Do đó, nguồn vốn đầu tư dường như đổ về Việt Nam từ Hồng Kông và Singapore nhưng trên thực tế lại từ các công ty con của các doanh nghiệp Mỹ.

Chúng tôi cũng nhận thấy trong năm vừa qua, giới truyền thông Hoa Kỳ đã có rất nhiều bài báo tích cực về môi trường kinh doanh hiệu quả, tích cực dành cho các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam và như vậy, chúng ta có thể hoàn toàn mong đợi nguồn đầu tư dồi dào hơn nữa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ