Giá gạo xuất khẩu đã hạ nhiệt

Nhàđầutư
Sau thời gian tăng giá kéo dài, giá gạo thế giới đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ và đứng giá, cơn sốt giá lúa gạo trên thế giới đã lắng dịu và có xu hướng đi xuống nếu quốc gia xuất khầu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo non Basmati sớm hơn dự kiến.
PHÚ KHỞI
17, Tháng 08, 2023 | 17:59

Nhàđầutư
Sau thời gian tăng giá kéo dài, giá gạo thế giới đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ và đứng giá, cơn sốt giá lúa gạo trên thế giới đã lắng dịu và có xu hướng đi xuống nếu quốc gia xuất khầu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo non Basmati sớm hơn dự kiến.

gia lua

Giá lúa gạo đã hạ nhiệt. Ảnh Hoàng Vũ

Chấm dứt chuỗi ngày tăng giá 

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới trong 1 tuần qua đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ngày 16/8, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan chỉ ở mức 623 USD/tấn, giảm đến 43 USD/tấn so với tuần trước đó; các loại gạo 25% tấm và gạo 100% tấm của Thái Lan cũng đang giao dịch với mức giá 568 USD/tấn và 478 USD/tấn, giảm từ 4 – 19 USD/tấn so với vài ngày trước đó.

Giá gạo trắng 5%, 25% tấm của Việt Nam cũng đã chấm dứt đà tăng giá kéo dài và đang giao dịch với mức giá 623 USD/tấn (gạo 5% tấm), 603 USD/tấn (gạo 25% tấm), giảm khoảng 15 USD/tấn so với giá bán vào ngày 10/8.

Tuy nhiên, đối với phân khúc gạo thơm Jasmine, giá chào bán của Việt Nam vẫn được giữ ở mức giá của tuần trước là 748-752 USD/tấn.

Theo ông Phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An thì giá gạo tăng như năm nay là do nhiều vấn đề nhưng trong đó, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá gạo là do diễn biến thời tiết cực đoan như bão, lũ, El Nino đã khiến nhiều quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Philipines, Indonesia…tăng mua gạo dự trữ.

Trong khi quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ lại cấm xuất khẩu gạo non Basmati càng khiến nguồn cung giảm đột ngột, giá tăng là đều tất yếu theo quy luật thị trường.

"Đối với mặt hàng gạo Việt Nam, sau khi Ấn Độ ban bố lệnh cấm xuất khẩu gạo cho đến nay, giá gạo được điều chỉnh ở mức vừa phải. Với giá lúa mà doanh nghiệp mua vào từ 7.100 – 7. 500 đồng/kg thì giá gạo bán ra ở mức 620 – 630 USD/tấn là chỉ ở mức "hòa vốn".  

Nếu giá gạo xuống thấp hơn nữa thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ rất khó khăn vì không thể mua được nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn nữa để chế biến, xuất khẩu", ông Bình phân tích.

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV, cho rằng, giá gạo giảm là do tâm lý trước thông tin Ấn Độ sớm gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, nếu các nhà nhập khẩu gạo lợi dụng thông tin này để "đè" giá gạo Việt Nam giảm thêm nữa thì sẽ không có doanh nghiệp nào dám ký hợp đồng vì giá nguyên liệu đầu vào đã thiết lập mặt bằng giá mới.

lua 1

Năm 2023, Việt Nam có trên 15 triệu tấn lúa dành cho chế biến, xuất khẩu. Ảnh Hoàng Vũ

7,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa thu hoạch sẽ đảm bảo nhu cầu trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Lượng lúa dành cho xuất khẩu sẽ đạt trên 15 triệu tấn (tương đương 7-7,5 triệu tấn gạo).

Cụ thể, theo thông tin công bố của Bộ NN&PTNT tại buổi họp báo vào đầu tháng 8, thì dự kiến năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, sản lượng đạt từ 43,2 - 43,4 triệu tấn, tăng 1,8 -2% so với năm 2022.

Hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Mùa và vụ Thu đông năm 2023 và thu hoạch vụ Hè thu năm 2023 (diện tích vụ Thu đông tăng 50.000 ha lên mức 700.000 ha). Các địa phương cũng đã thu hoạch gần 3,7 triệu ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022. Năng suất bình quân đạt 65,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha nên sản lượng lúa thu hoạch 7 tháng năm 2023 đạt trên 24,1 triệu tấn, tăng 0,4%.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, với chủ trương giữ diện tích trồng lúa ở mức đảm bảo an ninh lương thực và việc trồng lúa rải vụ với thời gian xuống giống quanh năm, trên đồng lúc nào cũng có lúa thì Việt Nam không thể thiếu lương thực được.

Về nguồn cung cho xuất khẩu, theo số liệu ước của cơ quan liên Bộ NN&PTNT và Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng gạo xuất khẩu đạt 4,83 triệu tấn. Như vậy, lượng gạo hàng hóa còn để phục vụ xuất khẩu cho 5 tháng cuối năm khoảng 2,67 triệu tấn (chưa kể lượng thóc, gạo nhập khẩu hàng năm từ Campuchia về để phục vụ chế biến).

Theo đại diện VFA, số  liệu công bố từ Tổng cục Thông tin & Thống kê Thương mại, thuộc Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết nước này đã xuất khẩu trên 11 tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2023, giảm 1,59% so với cùng kỳ 2022.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ, tính đến ngày 01/8/2023, tồn kho gạo của nước này đạt 37,6 triệu tấn. Như vậy, tồn kho gạo của Ấn Độ hiện vẫn vượt mức quy định đến 2 triệu tấn.

Quý III năm nay cũng là thời điểm nông dân Ấn Độ bắt đầu thu hoạch vụ lúa mới, dự báo sản lượng ổn định, mức tồn kho được nâng lên nên có nhiều khả năng quốc gia này sẽ thu hồi lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Do đó, VFA khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên cần theo dõi sát tình hình thị trường và động thái mới từ nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ để đưa ra quyết định đúng, xuất khẩu đạt hiệu quả.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Gạo Thái Lan (TREA) cũng lưu ý doanh nghiệp hội viên rằng, thị trường thương mại gạo thế giới hiện đang rất hỗn độn do tình trạng đầu cơ xảy ra khắp mọi nơi và tác động tiêu cực đến các quốc gia có tồn kho thấp.

Giá gạo biến động mạnh cũng gây thiệt hại cho các đơn hàng chuẩn bị giao trong 2-3 tuần tới, tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời cho đến khi bức tranh của Ấn Độ rõ ràng hơn.

Ngày 15/8, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về việc tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố: Lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực; diễn biến địa chính trị còn phức tạp (Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen), v.v... đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Trước bối cảnh đó, để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, đảm bảo lợi ích của người trồng lúa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả; đồng thời triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như:

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24760.00 24780.00 25100.00
EUR 26510.00 26616.00 27788.00
GBP 30879.00 31065.00 32019.00
HKD 3122.00 3135.00 3237.00
CHF 27134.00 27243.00 28089.00
JPY 161.27 161.92 169.44
AUD 16132.00 16197.00 16688.00
SGD 18162.00 18235.00 18775.00
THB 661.00 664.00 692.00
CAD 18070.00 18143.00 18678.00
NZD   14796.00 15288.00
KRW   17.71 19.31
DKK   3559.00 3691.00
SEK   2301.00 2391.00
NOK   2281.00 2372.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ