Giá điện, xăng sao phải bí mật?
Giá xăng, giá điện rồi đến kết quả sơ tuyển thầu dự án cao tốc Bắc - Nam cũng được đưa vào dạng tài liệu mật, bí mật nhà nước. Quy định này có phù hợp?

Nhiều kiến nghị bỏ quy định đưa phương án điều hành giá xăng, điện ra khỏi danh mục bí mật nhà nước. Ảnh: Ngọc Dương
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4.9 mới đây, trả lời báo chí về kết quả sơ tuyển thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Về kết quả sơ tuyển dự án cao tốc Bắc - Nam, quá trình sơ tuyển bắt đầu từ tháng 5, ban quản lý dự án đã mở hồ sơ sơ tuyển. Đến tháng 7 nhận hồ sơ các nhà đầu tư. Hiện tại, ban quản lý dự án đã thành lập hội đồng thanh tra, báo cáo kết quả lên Bộ GTVT. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, quá trình đánh giá, thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo chế độ hồ sơ mật nên không cung cấp cụ thể được.

Minh bạch giá xăng, giá điện là cần thiết. Ảnh: Ngọc Dương
Dự án phục vụ nhân dân sao lại “mật”?
Phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông lập tức vấp phải nhiều phản ứng từ phía người dân. Bởi theo Nghị định 30/2015 do Chính phủ ban hành hướng dẫn luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, điều 21 về trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn không có điều khoản bảo mật việc thẩm định kết quả sơ tuyển. Đồng thời tại khoản 4 nêu rõ danh sách ngắn phải được công khai đăng tải theo quy định và gửi thông báo đến các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Bên cạnh đó, tại điều 8 luật Đấu thầu quy định thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, báo đấu thầu bao gồm: Danh sách ngắn và kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Do đó, không có cơ sở nào yêu cầu cơ quan chức năng “đóng dấu mật” kết quả sơ tuyển thầu của dự án.
Luật sư (LS) Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM, giải thích ở góc độ pháp luật: Trong đấu thầu, một khi đã mở thầu thì không có gì là mật. Danh sách những doanh nghiệp (DN) tham gia, trúng thầu phải được công khai. Tuy nhiên khi chưa có kết quả sơ tuyển, chưa mở thầu, mới đang trong quá trình xét thầu, đánh giá hồ sơ thì thông tin phải giữ bí mật. “Cũng giống như chấm thi đại học. Khi hội đồng chấm thi đang xem xét, điểm thi chưa được phê duyệt chính thức thì cần phải giữ kín để tránh chạy chọt, xin điểm, tiêu cực. Nhưng sau đó, điểm thi phải được công khai cho tất cả thí sinh đều được biết”, ông Nghiêm dẫn ví dụ minh họa và cho rằng trong trường hợp này, Bộ GTVT đang làm đúng quy định luật pháp.
Tuy nhiên, LS Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội Trọng tài thương mại TP.HCM, cho rằng đối với dự án mang ý nghĩa trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc - Nam, nên có ngoại lệ. Thời gian qua, việc tổ chức mời thầu dự án đã gây ra nhiều lo ngại khi đa số các hồ sơ đăng ký đều đến từ Trung Quốc và khả năng trúng thầu của các DN này khá cao do bỏ thầu thấp. Với rất nhiều bài học nhãn tiền về năng lực thi công các công trình hạ tầng giao thông của các nhà thầu Trung Quốc tại VN, không thể không e ngại. Bên cạnh đó, mức độ quan tâm của người dân đến từng giai đoạn của dự án là rất lớn. Do đó, không nên áp dấu “mật” đối với bất kể công đoạn nào trong quá trình đấu thầu dự án này.
Lạm dụng dấu "mật" trong quản lý
Thực tế, dấu “mật” đang bị lạm dụng trong quản lý điều hành tại các bộ ngành. Trong một dự thảo Danh mục bí mật nhà nước ngành công thương mà Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến công khai, có đến 13 thông tin, tài liệu thuộc diện tối mật và 30 thông tin tài liệu thuộc danh mục mật. Trong đó, có “mật” phương án giá xăng, giá điện…
Ngày 4.9, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) có văn bản góp ý và kiến nghị nên bỏ 6 mục ra khỏi danh mục bí mật. Đặc biệt, liên quan phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố đưa vào danh mục mật, VCCI cho rằng, giá xăng và giá điện là những thông số đầu vào rất quan trọng để DN hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu và phương pháp tính giá đã được quy định khá chi tiết tại Nghị định 83/2014 của Chính phủ nên không cần thiết đóng dấu mật với chỉ đạo điều hành giá xăng.
Với mặt hàng điện, do đặc tính sản xuất và tiêu dùng đồng thời, nên nguy cơ đầu cơ mặt hàng này rất khó có thể xảy ra và VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá lại cân nhắc loại bỏ điều 2.19 của dự thảo. Ngoài ra, VCCI cũng kiến nghị bỏ bí mật tài liệu về điều hành xuất nhập khẩu để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DN, hoặc bỏ bí mật về tài liệu, địa điểm và trữ lượng các mỏ khoáng sản vì nếu ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép cần được thực hiện bằng các biện pháp khác (như kiểm tra, xử lý vi phạm) chứ không nên giữ bí mật thông tin về tài sản thuộc sở hữu toàn dân như vậy.
TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế tài chính, cho rằng việc đóng dấu “mật” trong quản lý nếu không liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, chính trị quốc gia, an ninh kinh tế thì không nên lạm dụng. Chẳng hạn, yêu cầu bí mật phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố là điều không cần thiết. “Nếu lập luận đóng dấu mật cho chỉ đạo điều hành giá xăng vì sợ xảy ra tình trạng đầu cơ tích trữ, gây lũng đoạn thị trường, thì dấu “mật” cho giá điện trước khi điều chỉnh, nhà quản lý e ngại điều gì? Chắc chắn điện không thể đầu cơ được bởi cả công cụ quản lý lẫn mặt hàng điện nhà nước đều có thể quản lý được. Theo tôi, có thể chỉ đạo giá xăng bí mật giai đoạn nào đó nhằm tránh đầu cơ có lý của nhà quản lý. Nhưng với giá điện thì không nên, không cần thiết phải bí mật. Quan điểm chung của nền kinh tế thị trường thì càng minh bạch càng tốt”, TS Nguyễn Đức Độ nói.
Người dân khó thể giám sát
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, nhận xét các cụm từ “bí mật quốc gia”, “danh mục bí mật nhà nước”... đôi khi được đưa ra như để trả lời một vấn đề người dân băn khoăn, hoặc để kết thúc một vấn đề mà nhà quản lý không muốn đề cập đến, hoặc chưa phải thời điểm nói đến. Bởi khi đã cho là “bí mật quốc gia”, thường không ai dám nói tiếp nữa, bởi đã được mặc định “bất khả xâm phạm”. Thế nhưng, trong điều hành kinh tế, việc lạm dụng dấu “mật” là điều cần xem xét lại. Dự án phục vụ lợi ích công cộng, tác động đến đại đa số đời sống nhân dân, cần có sự giám sát của nhà chuyên môn, đánh giá của các tổ chức, hiệp hội chuyên nghiệp... Nếu đã đóng dấu mật, tất là bất khả xâm phạm, không ai kiểm soát, giám sát được, chặn đường giám sát kiểm soát của chuyên gia và người dân.
Ông Lê Đăng Doanh nói: “Quan điểm của tôi là ủng hộ sự công khai minh bạch, bớt dấu “mật” đi thì tự khắc minh bạch gia tăng. Kết quả đấu thầu các dự án hạ tầng lớn của quốc gia càng phải minh bạch để các nhà chuyên môn giỏi có ý kiến góp ý. Giá xăng nay đã có giá quốc tế thay đổi điều chỉnh từng giờ, từng ngày, người dân có thể nhìn vào đó để đánh giá, tính toán thực tế giá xăng mình sẽ mua trong nước thời gian tới là bao nhiêu, dựa vào chu kỳ điều chỉnh giá của liên bộ nên không có gì phải bí mật. Với giá điện cũng vậy, trước sau gì cũng phải công khai cho toàn dân, nếu đóng dấu mật thì công bố sao? Trên thế giới không có quy định giá điện, giá xăng “mật” thế này”.
Ngoài ra, ông Doanh cũng kiến nghị xem lại pháp lệnh về giá có quy định về việc giá điện, giá xăng đóng dấu “mật” không bởi tình trạng lạm dụng dấu mật trong quản lý đã đến lúc phải được xem xét một cách nghiêm túc.
Bộ GTVT giải thích: Có sự hiểu lầm
Trao đổi với Thanh Niên chiều 6.9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông lý giải đang có sự hiểu nhầm về phát ngôn của ông.
Theo ông Đông, hiện danh sách các DN trúng thầu sơ tuyển vẫn chưa được Bộ GTVT phê duyệt thông qua, nghĩa là chưa có kết quả chính thức nên chưa thể công bố theo đúng quy định của pháp luật. Còn về quá trình thẩm định, không thể công khai để tránh tiêu cực.
(Theo Thanh Niên)
- Cùng chuyên mục
Báo chí Cách mạng Việt Nam: Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Sự kiện - 20/06/2025 08:15
'Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thúc đẩy kinh tế tư nhân'
"Kỳ họp 10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa đổi các luật còn lại liên quan đến doanh nghiệp đảm bảo toàn diện", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về việc hoàn thiện luật để phát triển kinh tế tư nhân.
Sự kiện - 19/06/2025 18:23
'Chưa hộ kinh doanh nào bị phạt vì hóa đơn điện tử'
"Hiện nay đang hỗ trợ tối đa cho các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử chứ chưa phạt ai. Không có câu chuyện phạt bất cứ hộ kinh doanh nào trong việc triển khai hóa đơn điện tử. Trừ khi sau này đã triển khai thông suốt rồi mà có hộ kinh doanh vẫn cố tình vi phạm thì mới tính đến phạt", Bộ trưởng Tài chính cho biết.
Sự kiện - 19/06/2025 16:37
Sắp diễn ra Hội thảo 'Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh'
Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh" sẽ tập trung thảo luận về một trong những xu thế công nghệ quan trọng nhất hiện nay là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng và vận hành đô thị thông minh.
Sự kiện - 19/06/2025 16:00
'Doanh nghiệp rút khỏi thị trường là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp'
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường rất lớn là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.
Sự kiện - 19/06/2025 11:11
Hôm nay (19/6), Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI
Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Văn Thắng nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 19/06/2025 07:30
Bộ trưởng Y tế khẳng định thuốc giả không có trong bệnh viện
Liên quan đến vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về thuốc giả có trong bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, thông qua hệ thống đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có nguồn gốc xuất xứ. Thuốc giả chủ yếu xuất hiện trên thị trường, không phải trong bệnh viện.
Sự kiện - 18/06/2025 16:12
TP.HCM sẽ trở thành 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á
Tầm nhìn mới cho TP.HCM (mới) là trở thành "siêu đô thị quốc tế" của Đông Nam Á – một đô thị thông minh, xanh, sáng tạo, tiêu biểu không chỉ về sức mạnh kinh tế mà cả sự phong phú về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí và phong cách sống hiện đại, năng động
Sự kiện - 18/06/2025 14:22
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được biểu quyết thông qua vào chiều 25/6, lùi lại 1 tuần so với kế hoạch ban đầu là ngày 18/6.
Sự kiện - 18/06/2025 13:30
Vinh Quang Việt Nam: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên
Năm 2025, Chương trình Vinh Quang Việt Nam bước sang năm thứ 21, tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những sự kiện văn hóa chính trị có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất cả nước. Không chỉ là nơi tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc, chương trình còn trở thành nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.
Sự kiện - 18/06/2025 11:02
[Gặp gỡ thứ Tư]'Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam: Táo bạo nhưng thực tế'
Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá mang lại một tầm nhìn tổng thể, táo bạo nhưng thực tế cho dự án tại Việt Nam.
Sự kiện - 18/06/2025 09:46
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được điều động, phân công giữ chức Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ. Trước đó, ông Thắng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sự kiện - 18/06/2025 08:23
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026
Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/06/2025 12:17
Thủ tướng trao tặng sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Thụy điển và Estonia
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao tặng Tủ sách tiếng Việt gồm hàng trăm đầu sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tới cộng đồng người Việt tại Thụy điển và Estonia.
Sự kiện - 17/06/2025 09:06
Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.
Sự kiện - 16/06/2025 18:28
Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.
Sự kiện - 16/06/2025 13:11
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago