[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Vũ Đình Ánh: COVID-19 là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu lực lượng lao động

Nhàđầutư
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng khi số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc dự kiến tiếp tục gia tăng trong tháng 4/2020 do dịch COVID-19, các cơ quan tham vấn chính sách cho Chính phủ cần tính tới bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động.
HOÀNG VĂN
25, Tháng 03, 2020 | 07:24

Nhàđầutư
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng khi số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc dự kiến tiếp tục gia tăng trong tháng 4/2020 do dịch COVID-19, các cơ quan tham vấn chính sách cho Chính phủ cần tính tới bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tác động từ dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và thu nhập của người lao động là không thể tránh. Gần 2,8 triệu lao động ngành dệt may, gần nửa triệu lao động ngành hàng không, đường sắt, đường bộ... đã bị ảnh hưởng. Thậm chí, theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, số lao động mất việc có thể lên tới 1,32 triệu nếu dịch kéo dài.

Nhằm ứng phó với dịch COVID-19, nhiều quốc gia trên thế giới đã cân nhắc hoặc thực hiện nới lỏng tiền tệ, tài khóa. Tại Việt Nam, những giải pháp như giảm lãi suất các khoản vay, giãn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng mức đầu tư công nhằm kích cầu và giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp… đã dược Chính phủ đưa ra để vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn.

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế, để phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chính sách kích cầu không còn phù hợp

Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các gói kích thích kinh tế được chính phủ nhiều nước tung ra, thậm chí tặng tiền để người dân chi tiêu. Ông nghĩ sao về một gói kích cầu đối với kinh tế Việt Nam lúc này?

TS. Vũ Đình Ánh: Đầu tiên, tôi xin khẳng định nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng lần này khác rất nhiều so với hai cuộc khủng hoảng gần đây nhất. Nếu chúng ta áp dụng những gói hỗ trợ và biện pháp kích cầu, bao gồm: giảm thuế, hạ lãi suất, bơm tiền ra thị trường… như đã áp dụng trong hai lần trước đó sẽ là không phù hợp.

tran-dinh-anh

TS. Vũ Đình Ánh

Vấn đề doanh nghiệp và người lao động Việt Nam gặp phải trong giai đoạn đầu diễn ra dịch COVID-19 là sự gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại thì doanh nghiệp trong nước lại phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ.

Nguyên nhân do dịch COVID-19 lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan. Kết quả, hoạt động thương mại quốc tế bị đình trệ. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 200% GDP như Việt Nam, giá trị hàng hoá xuất khẩu tất nhiên sẽ sụt giảm đáng kể trong khoảng thời gian này.

Còn ở thị trường trong nước, khu vực dịch vụ vốn đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm của Việt Nam chịu tác động rất mạnh. Lúc này, đã xuất hiện phản ứng dây chuyền khi một vài nhóm doanh nghiệp trong nền kinh tế gặp khó khăn đã khiến nhiều nhóm doanh nghiệp khác gặp khó khăn theo. Rồi tới lượt nhóm lao động vốn chưa chịu ảnh hưởng đáng kể về thu nhập cũng hạn chế chi tiêu hơn. Trong khi đó, nhóm lao động bị cắt giảm hay mất đi thu nhập chính đã cắt giảm tiêu dùng cho những hàng hoá không thiết yếu từ lâu.

Từ những lập luận nêu trên, tôi xin khẳng định chìa khoá giải quyết khó khăn cho kinh tế Việt Nam lúc này không phải là các biện pháp kích cầu.

Cách đây 1 tháng, tôi từng đề cập tới việc tìm nguồn cung thay thế và giảm phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu sản xuất từ thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ. Thì nay vấn đề chính khiến tôi quan tâm là tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu khôi phục xuất khẩu là cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn.

Vậy nên, tôi cho rằng lúc này những chính sách của Chính phủ cần tập trung phát triển thị trường tiêu thụ trong nước. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động. Để rồi sau khi dịch bệnh qua đi, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm cơ hội phục hồi.

Hỗ trợ về thuế, phí, hay lãi suất đều cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là các giải pháp căn cơ để giải quyết đúng và trúng các khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp hiện nay ở cả đầu ra và đầu vào, tránh "bốc thuốc" nhưng không chữa đúng bệnh của doanh nghiệp. Không nên tập trung bơm tín dụng trong khi doanh nghiệp không biết mua nguyên liệu ở chỗ nào và sản xuất ra cũng không biết bán hàng đi đâu.

Liệu có nên tính toán phương án giảm giá hàng hóa thông qua giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là giải pháp để kích thích tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay?

Ngân sách đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn thu và dư địa thu đang hẹp dần, còn các khoản chi cho y tế rất lớn. Nếu áp dụng giải pháp giảm thuế GTGT và thuế TNCN, có lẽ sẽ không còn đủ nguồn lực chi cho đầu tư phát triển và các hoạt động khác sau dịch bệnh.

Tuy nhiên, tháng 3/2020 là khoảng thời gian cơ quan thuế đang tiến hành quyết toán thuế TNCN và các sắc thuế khác của năm 2019. Vậy nên, giải pháp có thể áp dụng lúc này là giãn thời hạn quyết toán từ 6 tháng tới 1 năm nhằm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp. Người dân có thể chuyển số tiền thực hiện nghĩa vụ thuế sang phục vụ chi tiêu cá nhân và gia đình, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực phục hồi sản xuất - kinh doanh khi dịch bệnh COVID-19 kết thúc. Cuối cùng, họ sẽ có khả năng thanh toán các khoản thuế đã được giãn.

Cơ hội tái cơ cấu lực lượng lao động

Nhiều gia đình hiện chỉ còn 1-2 người đi làm và họ sẽ phải chịu gánh nặng chi tiêu lớn hơn. Song chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với người lao động nói chung đến nay vẫn chưa được các cơ quan tham mưu của Chính phủ quan tâm?

TS. Vũ Đình Ánh: Muốn hỗ trợ người lao động và những đối tượng dễ chịu tổn thương kinh tế do dịch bệnh lần này, trước hết Chính phủ cần phân loại người lao động thành nhiều nhóm khác nhau để thiết kế giải pháp phù hợp.

det-may

 

Với đối tượng mất việc làm, bị giảm hoặc mất thu nhập, chủ yếu ở nhóm chịu nhiều tác động của COVID-19 như du lịch, khách sạn, dịch vụ... cần được tạo cơ hội, điều kiện để tìm kiếm thu nhập khác thông qua dịch chuyển công việc tạm thời.

Không thể để họ ngồi nhà nhận trợ cấp vì Chính phủ không đủ nguồn lực, dư địa ngân sách làm thế. Nó cũng không phù hợp với đặc tính con người Việt Nam, chúng ta rất linh hoạt trong vấn đề thay đổi việc làm, tìm kiếm thu nhập bên ngoài.

Với đối tượng không hoặc tạm thời chưa có khả năng tìm kiếm thu nhập, cần tiếp tục phân loại họ thành nhóm có bảo hiểm thất nghiệp và không có bảo hiểm thất nghiệp. Ở nhóm có bảo hiểm thất nghiệp, cần triển khai ngay chính sách hỗ trợ cho họ. Còn ở nhóm không có bảo hiểm thất nghiệp, cần có gói hỗ trợ họ trong thời gian tìm kiếm, chuyển đổi công việc khác. Gói này cũng không nên trông chờ nhiều vào nguồn lực ngân sách, mà nên thu hút nguồn lực hỗ trợ thông qua vận động xã hội hóa.

Theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, số lao động mất việc có thể lên tới 1,32 triệu nếu dịch Covid-19 kéo dài. Ông có đề xuất gì nhằm tránh những cú sốc lớn cho thị trường lao động trong tương lai?

TS. Vũ Đình Ánh: Khi số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc dự kiến tiếp tục gia tăng trong tháng 4/2020, các cơn quan tham vấn chính sách cho Chính phủ cần tính tới bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động.

Lao động tại các khu vực chịu nhiều tác động như du lịch, khách sạn, dịch vụ cần được tạo điều kiện để có thu nhập khác thông qua dịch chuyển công việc tạm thời. Sau đó, gắn chương trình chuyển dịch lao với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động dài hạn. Chính phủ cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại cho lao động có nhu cầu trong thời gian thất nghiệp để họ có cơ hội việc làm tốt hơn sau khi hết dịch, bước vào thời kỳ kinh tế phục hồi.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ