[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Võ Trí Thành: 'Một năm không dễ dàng với điều hành chính sách tiền tệ'

N.THOAN
07:30 31/03/2021

TS. Võ Trí Thành nhận định, măm 2021 sẽ là một năm không dễ với điều hành chính sách tiền tệ khi vừa phải đáp ứng mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế lại vừa đảm bảo không để xảy ra rủi ro, bong bóng tài sản, xa hơn là hệ lụy nợ xấu cho ngân hàng.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hinh kinh tế - xã hội quý I/2021 cho biết, tính đến thời điểm 19/3/2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,54%; tín dụng của nền kinh tế tăng 1,47%. Trong khi đó, vốn chảy vào thị trường chứng khoán lại tăng mạnh. Cụ thể, 3 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước.

Không chỉ thị trường chứng khoán chứng kiến mức tăng trưởng ngoạn mục, thị trường bất động sản cũng cho thấy dấu hiệu tăng "nóng". Giá đất nền theo ghi nhận tại các địa phương có mức tăng chóng mặt, có nơi giá đất tăng gấp đôi chỉ trong vài ba tuần. Hà Nội, TP.HCM cũng có nhiều nơi giá đất tăng 15-20% chỉ trong nửa tháng.

Những hiện tượng trên dẫn tới lo ngại về một thị trường tài chính thiếu bền vững, kịch bản bong bóng tài sản có thể một lần nữa lặp lại như thời điểm 2009. Những hiện tượng trên đặt ra bài toán lớn cho điều hành chính sách tiền tệ từ nay tới cuối năm 2021. Để làm rõ hơn những thách thức và mong muốn đi tìm lời giải cho vấn đề trên, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Theo ông, những hiện tượng như huy động, tín dụng tăng thấp, tiền đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản trong quý I/2021 có đáng lo ngại?

TS. Võ Trí Thành: Trước tiên cần hiểu rằng, trong môi trường lãi suất thấp, hoạt động kinh doanh khó khăn, tiền đổ vào chứng khoán và bất động sản là có thể hiểu được. Nhưng có thể thấy tín dụng tăng trưởng thấp thì tiền từ tín dụng đổ vào 2 thị trường trên có tăng thì cũng không quá lớn. Cùng với đó, về chính sách cũng đã có những quy định rất cụ thể như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn hay có sự giám sát tỷ lệ cho vay bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán nên tín dụng vào 2 kênh đầu tư này là không quá lo ngại.

Tuy nhiên, có thể thấy, nguồn tiền từ trong dân đang đổ mạnh vào chứng khoán và bất động sản. Trong môi trường lãi suất thấp, trước đây thay vì gửi ngân hàng toàn bộ thì nay họ mang ra đầu tư chứng khoán, bất động sản khi thấy có cơ hội kiếm lời. Điều này thể hiện qua con số tăng trưởng huy động quý I thấp. Xu hướng này là tự nhiên và khó có thể tránh khỏi.

Điều này có đáng lo ngại không? Theo tôi, về cơ bản thị trường tài chính đang có vấn đề nhưng không phải ở mức độ nghiêm trọng. Điều này đỏi hỏi sự khéo léo của chính sách tiền tệ, nới lỏng tới mức nào, khi nào cần thắt chặt một chút; Quy định lộ trình vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thế nào cho hợp lý; nhìn nhận thế nào về cho vay bất động sản; nhìn nhận lại vấn đề huy động trái phiếu doanh nghiệp ra sao là những vấn đề lớn đang đặt ra cho các cơ quan quản lý.

Vậy theo ông giải pháp là gì, làm sao có thể điều hành chính sách tiền tệ vừa hỗ trợ tăng trưởng nhưng lại vẫn kiểm soát được rủi ro? Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng thuộc nhóm Big 4 rục rịch tăng lãi suất huy động, liệu đây có phải là xu hướng trong thời gian tới?

TS. Võ Trí Thành: Có thể nói năm nay là một năm không dễ dàng với điều hành chính sách tiền tệ. Có những cái cần điều chỉnh, nhưng khó ở chỗ là làm sao vẫn phải gắn với phục hồi; phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản nhưng vẫn phải hạn chế rủi ro.

Lạm phát quý I năm nay rất thấp nhưng nhìn về phía trước còn nhiều thách thức. Thách thức ở chỗ tiền rẻ đang nhiều dễ gây lạm phát. Thứ 2 là tác động từ bên ngoài như giá dầu tăng. Mức tăng giá dầu thế giới của quý I năm nay là không ai dự báo trước được. Ngoài ra còn những rủi ro khác chưa biết được như giá các mặt hàng chăn nuôi, nông sản. Các dự báo năm nay đều cho rằng lạm phát có thể kiểm soát quanh 3,5-4%.

Còn về tăng lãi suất trên thị trường hiện nay có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất là cơ bản ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn muốn hỗ trợ nền kinh tế, nên lãi suất có tăng cũng chỉ mang tính ngắn hạn và duy trì ở mức vừa phải, tương đối dễ chịu để vừa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhưng cũng không để xảy ra rủi ro.

Thứ hai là bản thân hành xử của các ngân hàng thương mại. Có thể họ kỳ vọng lạm phát lên, tín hiệu phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ hơn thì nhu cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp sẽ tăng như vậy cần vốn và họ tăng lãi suất để huy động vốn.

Về cơ bản có thể thấy NHNN không muốn đảo chiều chính sách tiền tệ mà vẫn muốn hỗ trợ phục hồi, không muốn tăng lãi suất, nhưng dư địa giảm lãi suất huy động ở thời điểm hiện tại cho tới cuối năm theo tôi là rất thấp.

Vậy còn mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% và việc NHNN đang cấp hạn mức tín dụng cho từng ngân hàng "theo quý" đang thể hiện điều gì, thưa ông?

TS. Võ Trí Thành: Từ "linh hoạt" được nhắc đến nhiều nhất và đặc biệt được nhấn mạnh trong điều hành chính sách tiền tệ năm nay. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% vẫn đấy nhưng sẽ là rất linh hoạt.

Thế giới và cả Việt Nam đang trải qua những biến động lớn, thay đổi theo từng tháng. Vì thế, cấp hạn mức tín dụng có lẽ đã không còn vai trò trong quản lý. Năm 1996 chúng ta từng áp dụng hạn mức tín dụng sau đó năm 1998 chúng ta bỏ. Khoảng 15 năm trở lại đây chúng ta áp dụng trở lại. Nhưng khi thị trường đi vào hoạt động mượt mà thì nên bỏ chỉ tiêu này.

Hiện nay, NHNN vẫn điều hành dựa trên tổng mức tăng tín dụng nhưng linh hoạt trước các diễn biến, cố gắng vừa góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế nhưng cũng phải làm sao khéo léo không gây vỡ trận về vĩ mô.

Doanh nghiệp đang phục hồi nên ít nhiều phải nới lỏng chính sách tiền tệ, còn doanh nghiệp chưa kịp phục hồi đã thắt chặt tiền tệ lại, nâng lãi suất thì e rằng doanh nghiệp sẽ chết hết. Tuy nhiên, nới quá không khéo lại dẫn tới lạm phát, nợ xấu, bong bóng tài sản.

Còn một gói kích thích kinh tế lần 2, theo ông có nên được triển khai sớm trong năm nay?

TS. Võ Trí Thành: Tôi nghĩ là vẫn cần và sẽ có nhưng cách nói của Chính phủ là bổ sung chính sách hỗ trợ. Gói hỗ trợ cũng cần gắn với nghệ thuật điều hành, cải cách và hỗ trợ phục hồi. Để làm tốt cũng không hề đơn giản. Ngay cả ở Mỹ cũng đang có tranh cãi rằng có nên thêm gói hỗ trợ hay không và bao thì vừa. Rõ ràng điều hành chính sách tiền tệ đang là bài toán chung của toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Theo tôi, quan trọng vẫn là không đảo chiều chính sách, dựa trên tín hiệu của thị trường điều hành linh hoạt đủ để hỗ trợ nền kinh tế nhưng không tạo rủi ro tài chính quá lớn.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.

Tài chính - 04/06/2025 12:28

 VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.

Tài chính - 03/06/2025 16:52

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.

Tài chính - 03/06/2025 13:11

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.

Tài chính - 03/06/2025 11:08

Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân

Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân

Trong tổng số khoảng 7.800 tỷ đồng các ngân hàng cam kết cho các dự án nhà ở xã hội được đưa vào danh mục, doanh số giải ngân đã đạt gần 50%, trong đó chủ yếu là các chủ đầu tư.

Tài chính - 03/06/2025 10:20