[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Nguyễn Đình Cung: Đừng quá lạc quan về con số tăng trưởng năm 2022

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III và năm 2022 chỉ là trạng thái nhất thời, khó có thể kéo dài sang năm 2023-2024. Do vậy, cơ quan quản lý cần có những đánh giá bình tĩnh, không lạc quan quá mức để có chính sách phù hợp.
N.THOAN
30, Tháng 11, 2022 | 08:00

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III và năm 2022 chỉ là trạng thái nhất thời, khó có thể kéo dài sang năm 2023-2024. Do vậy, cơ quan quản lý cần có những đánh giá bình tĩnh, không lạc quan quá mức để có chính sách phù hợp.

nguyen-dinh-cung

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh: Trọng Hiếu.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều chỉ số vĩ mô cho thấy xu hướng phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam. Theo đó, GDP quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước, bình quân GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83% - mức cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 đến nay.

Tuy nhiên, nhìn trên phương diện tổng thể, dường như thách thức, khó khăn đang nhiều hơn thuận lợi. Nếu chỉ nhìn vào con số tăng trưởng GDP quý III và 9 tháng để đưa ra nhận định nền kinh tế đã phục hồi sẽ là một trở lực lớn trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Để có cái nhìn rõ hơn về thách thức của nền kinh tế năm 2023 và đề xuất giải pháp, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi cùng TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương về chủ đề này.

Ông nhận định ra sao về những thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023?

TS. Nguyễn Đình Cung: Năm 2022 tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực nhờ cuối 2021 dịch bệnh được kiểm soát tốt, từ quý IV/2021 nền kinh tế được mở cửa trở lại, tạo động lực thúc đẩy phục hồi nhanh cho năm 2022. Ở một mức độ nào đó là nhờ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, đặc biệt là việc giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ quý IV/2022 dấu hiệu phục hồi có thể sẽ giảm dần vì cả những yếu tố bên ngoài và nội tại nền kinh tế.

Cần nhìn nhận rõ rằng, phục hồi của năm 2022, đặc biệt trong quý III/2022 là nhất thời và trạng thái này khó thể kéo dài tới năm 2023 và năm 2024. Vì vậy, khi đánh giá về mức độ phục hồi nền kinh tế năm 2022 cần bĩnh tĩnh để có những chính sách phù hợp, lạc quan quá mức mà cho rằng chúng ta đã phục hồi rất tốt là đánh giá sai lầm.

Nhìn một cách tổng thể, từ quý IV/2022 gần như tất cả các yếu tố bên ngoài và bên trong thì bất lợi là chủ yếu.

Thứ nhất, kinh tế thế giới suy giảm, dự báo năm 2024 có thể suy thoái. Điều này sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giảm sút mạnh, thể hiện ở đơn hàng của các doanh nghiệp đang giảm, từ đó sẽ tác động đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vì nước ta là nước định hướng xuất khẩu.

Thứ 2 là giá năng lượng vẫn ở mức cao, đặc biệt là xăng dầu; chính sách tài khoá, tiền tệ của các nước sẽ tiếp tục thắt chặt, đặc biệt thắt chặt cả chính sách tài khoá lẫn tiền tệ, điều này tiếp tục là thách thức với VND với nỗi lo mất giá. Các biến động trên sẽ đẩy chi phí vào giá thành sản phẩm nhập khẩu, đẩy chi phí nhập khẩu tăng lên hay nói cách khác là nhập khẩu lạm phát - điều này đã diễn ra trong khoảng 2 năm trở lại đây. Như vậy, doanh nghiệp vừa phải thu hẹp sản xuất do thị trường quốc tế suy thoái, vừa do chi phí tăng khiến lợi nhuận giảm, doanh nghiệp cũng sẽ thu hẹp quy mô.

Không chỉ chịu tác động tiêu cực từ bên ngoài, trong nước, tiêu dùng  sẽ suy giảm, một phần do người dân đang mất đi một khoản thu nhập trên thị trường tài chính khi chứng khoán giảm mạnh, các hoạt động đầu tư chững lại, niềm tin nhà đầu tư giảm sút khi có sự đứt gãy trên thị trường vốn. Người dân không còn bỏ vốn ra đầu tư khiến doanh nghiệp muốn đầu tư, mở rộng sản xuất cũng không thu hút được vốn khi tất cả các kênh vốn đều bị tắc nghẽn.

Nhìn về phía nhà nước, có thể thấy việc thay đổi chính sách còn chậm, năng lực quản lý không theo kịp thị trường. Chưa bao giờ, từ khi đổi mới đến nay người dân phải xếp hàng mua xăng như thời gian gần đây, dù đây không phải lần đầu tiên chúng ta đối mặt với biến động giá xăng dầu thế giới.

Thị trường vốn cũng vậy, sự đứt gãy dẫn tới những hoang mang trên thị trường, đổ vỡ niềm tin của nhà đầu tư. Cơ bản, việc triển khai các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế từ phía nhà nước đều tắc nghẽn, có hiện tượng bộ máy hành chính cố gắng làm chậm đi hoặc không làm hơn là làm việc dẫn tới tình trạng trì trệ.

Nhìn rõ vấn đề như thế, để thấy nếu không có những thay đổi đột phá, năm 2023 và cả năm sau sẽ tiếp tục rất khó khăn.

Vậy theo ông, giải pháp hiện nay nên là gì để hỗ trợ được doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế?

TS. Nguyễn Đình Cung: Trước mắt, cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, cần làm nhanh và mạnh hơn nữa. Tiền sẽ giúp giải toả tâm lý cho nhà thầu, nhà đầu tư. Muốn giải ngân được đầu tư công, trước tiên cần điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án do giá vật tư đầu vào tăng cao; điều chỉnh để doanh nghiệp yên tâm là làm sẽ có lãi, hoặc ít nhất là không lỗ họ mới có động lực để làm.

Thứ 2 là thay đổi điều kiện, cách thức, thủ tục thanh toán cho nhà thầu ở Kho bạc nhà nước. Có phản ánh rằng, Kho bạc nhà nước chỉ giải ngân theo mùa (thông thường cuối năm) trong khi doanh nghiệp làm cả năm. Kho bạc không thanh toán dẫn tới cả hệ sinh thái nợ lẫn nhau, doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để trả nợ, duy trì hoạt động, nhưng hiện nay, vay vốn ngân hàng cũng không khả thi. Vì vậy nên quy định Kho bạc phải giải ngân trong 24h kể từ khi nhà thầu đủ điều kiện để thanh toán.

Vốn từ Kho bạc nhà nước sớm được giải ngân sẽ giảm áp lực về thanh khoản và dòng tiền trên thị trường. Đây là nguồn cung tiền rất lớn cho nền kinh tế, có thể nói là "tháo đập để cho nước chảy về ruộng đồng đang nứt nẻ". Để làm được việc này không cần phải làm gì đột phá, chỉ cần thay đổi cách thức làm việc - cách thức làm việc đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng thị trường.

Ngoài ra, cũng cần thay đổi cách thức điều hành về quản lý kinh tế vĩ mô. Chúng ta hay nói tới "linh hoạt", thích ứng nhưng thực tế lại đang rất thắt chặt cả tài khoá và tiền tệ, đặc biệt là chính sách tài khoá. Ngay cả trong giai đoạn COVID-19 thì thu từ doanh nghiệp vẫn lớn nhưng chi cho doanh nghiệp lại rất ít.

Theo tôi những khoản thu từ nhà nước với doanh nghiệp thời gian này nên ổn định và ở mức thấp, đặc biệt là thu từ sử dụng đất - một khoản thu rất lớn và biến động hàng năm. Chúng ta luôn sợ sẽ thất thu ngân sách nhà nước, trong khi không nghĩ rằng, nếu ngân sách không thu thì vẫn còn ở doanh nghiệp, doanh nghiệp thấy có lợi họ mới có động lực để làm. Đã đến lúc cần đặt câu hỏi "thu ngân sách để làm gì?". Theo lý thuyết thì thu là để chi vào lúc khó khăn nhưng hiện nay, khó khăn ngân sách lại không chi được.

Cần lưu ý rằng, chính sách của nhà nước là nghịch chu kỳ, thu là để dành đó, khi gặp khó khăn thì chi, nhưng nhìn vào số thu ngân sách thời gian qua thì chúng ta không thấy điều này. Trong giai đoạn COVID-19 thu ngân sách vẫn tăng và đến nay, mới 10 tháng thu ngân sách đã vượt dự toán. Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn như hiện nay cần giảm thu và tăng chi? Còn chi đầu tư, giải ngân đầu tư công lại quá chậm.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ