Chi ngân sách trung ương năm 2023 hơn 1,29 triệu tỷ đồng

Nhàđầutư
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 với 453 đại biểu (chiểm 90,96%) tán thành. Đáng chú ý, Nghị quyết nêu rõ sẽ cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm.
MY ANH
11, Tháng 11, 2022 | 16:49

Nhàđầutư
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 với 453 đại biểu (chiểm 90,96%) tán thành. Đáng chú ý, Nghị quyết nêu rõ sẽ cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm.

ngan-sach

Ảnh minh họa

Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách trung ương là 863.567 tỷ đồng (tám trăm sáu mươi ba nghìn, năm trăm sáu mươi bảy tỷ đồng). Tổng số thu ngân sách địa phương là 757.177 tỷ đồng (bảy trăm năm mươi bảy nghìn, một trăm bảy mươi bảy tỷ đồng).

Tổng số chi ngân sách trung ương năm 2023 là 1.294.067 tỷ đồng (một triệu, hai trăm chín mươi bốn nghìn, không trăm sáu mươi bảy tỷ đồng), trong đó dự toán 436.204 tỷ đồng (bốn trăm ba mươi sáu nghìn, hai trăm không bốn tỷ đồng) để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

"Quốc hội giao Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương", Nghị quyết nêu.

Trước đó, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Trên cơ sở 375 ý kiến nhất trí, 48 ý kiến tham gia của các ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Theo đó, về ý kiến đề nghị cần ban hành giải pháp cụ thể, gắn liền với chế tài và trách nhiệm cá nhân trong việc phân bổ, giải ngân nguồn vốn đầu tư ngân sách trung ương đặc biệt là Chương trình phục hồi kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBTVQH đề nghị Chính phủ cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên.

UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục, điều kiện phân bổ theo đúng quy định các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phương án phân bổ cụ thể, bổ sung dự toán trong năm đối với số kinh phí của ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương.

Đối với các Chương trình, đề án chưa đề xuất cụ thể nguyên tắc, tiêu chí thì chưa có căn cứ để phân bổ cụ thể. Để bảo đảm tính thống nhất, đề nghị giao Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên, chi đầu tư áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách trình UBTVQH quyết định.

Về ý kiến đề nghị cân nhắc lại tỷ lệ điều tiết của địa phương một cách hợp lý, nâng mức được giữ lại để bảo đảm nguồn lực phát triển cho địa phương, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, việc xác định lại tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối cho từng địa phương trên cơ sở dự toán thu ngân sách Nhà nước và dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023 và áp dụng trong thời kỳ ổn định ngân sách đến năm 2025.

Song do nhiều địa phương sau khi xác định lại tỷ lệ điều tiết để lại cho địa phương có sự sụt giảm lớn, dẫn đến khó khăn cho các địa phương trong việc cân đối nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

"Vì vậy, Chính phủ đã dự kiến bố trí 32.000 tỷ đồng trên cơ sở mức đóng góp nguồn thu về ngân sách trung ương và mức tăng chi hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2021 và dự toán năm 2022 để cân đối cho các địa phương này có thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tăng thu cho ngân sách trung ương", Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ