[Gặp gỡ thứ Tư] Thị trường chứng khoán phái sinh: 'Ngân hàng sẽ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán'
Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam với Nhadautu.vn về sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS).
Thưa ông, vì sao các nhà đầu tư cá nhân vốn có kinh nghiệm, kiến thức không bằng các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp lại đang chiếm ưu thế trên TTCKPS còn các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa "mặn mà" với thị trường này?
TS. Nguyễn Sơn: Ngày 10/08/2017, TTCKPS Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu VN30. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển nhanh chóng của TTCKPS thì hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh (CKPS) do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện cũng đã có được nhiều kết quả đáng ghi nhận so với ngày khai trương thị trường như tính đến ngày 11/7/2019, số lượng tài khoản giao dịch và bù trừ, thanh toán CKPS được đăng ký trên hệ thống của VSD đã lên tới hơn 75.000 tài khoản, tăng khoảng 23 lần; số lượng hợp đồng mở (OI) là 26.699 HĐ, tăng 132 lần; giá trị tài sản ký quỹ là 2.210.807.476.890 đồng, tăng 76 lần; tổng giá trị lỗ/lãi vị thế và thanh toán đáo hạn lũy kế thực hiện qua VSD là 3.942 tỷ đồng.
Những con số nêu trên cho thấy thị trường CKPS đã được nhà đầu tư quan tâm đón nhận một cách tích cực, tuy nhiên xét về cơ cấu nhà đầu tư tham gia vào thị trường thì vai trò của nhà đầu tư tổ chức nói chung và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng còn khá khiêm tốn. Theo thống kê, đến ngày 11/7/2019, trong tổng số 75.659 tài khoản đang có hiệu lực trên hệ thống của VSD thì có đến 99,7% là nhà đầu tư cá nhân, 0,3% nhà đầu tư tổ chức, trong đó nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chỉ chiếm 0,06%.

TS. Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Theo tôi, sự thiếu vắng của nhà đầu tư tổ chức nói chung và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng trên TTCKPS Việt nam cũng là xu thế chung của các TT CKPS khi mới hình thành do các yếu tố sau: (i) quy mô thị trường còn nhỏ, sản phẩm còn đơn nhất (hiện mới chỉ có 02 loại sản phẩm mang tính phòng vệ là HĐTL chỉ số và HĐTL TPCP, trong đó sản phẩm HĐTL TPCP – sản phẩm thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức- thì mới chỉ đi vào hoạt động chưa đầy tháng); (ii) thiếu vắng sự tham gia của các ngân hàng thương mại lớn với vai trò là ngân hàng lưu ký trong hoạt động bù trừ thanh toán. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tính hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư có tổ chức là chưa cao đặc biệt là với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, vấn đề này sẽ dần được giải quyết trong giai đoạn tới khi quy mô thị trường tăng lên, các sản phẩm được đa dạng hơn, đặc biệt là những sản phẩm hướng tới đối tượng là nhà đầu tư tổ chức như sản phẩm HĐTL TPCP các kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn.v.v. được đưa vào thị trường cũng như khi khối ngân hàng thương mại được phép tham gia vào hoạt động bù trừ thanh toán cho thị trường mới mẻ này. Khi đó, độ hấp dẫn của thị trường đối với nhà đầu tư tổ chức sẽ tăng lên và sẽ ngày càng có nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tham gia thị trường.
Về phía VSD sẽ có giải pháp nào để thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức, nhất là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài vào TTCKPS?
TS. Nguyễn Sơn: Như đã phân tích trên đây, để thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu tư tổ chức nói chung và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng tham gia vào TTCKPS Việt Nam thì về phía VSD với tư cách là đơn vị tổ chức thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán CKPS theo mô hình đối tác bù trừ, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vận hành thị trường khác như Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Ngân hàng thanh toán Vietinbank để tiếp tục nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới như HĐTL trên chỉ số cổ phiếu mới, HĐTL cổ phiếu riêng lẻ, Hợp đồng quyền chọn phù hợp với lộ trình phát triển sản phẩm đã được cơ quan quản lý phê duyệt, khung pháp lý cũng như tiến độ triển khai các dự án công nghệ thông tin liên quan.
Việc đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới đối tượng là các nhà đầu tư tổ chức, trong đó có các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sẽ tạo thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư này. Bên cạnh đó, VSD cũng sẽ phối hợp với các bên liên quan để đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét cho phép các ngân hàng thương mại được phép cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS, từ đó góp phần khơi thông nguồn vốn ngoại đang được quản lý tại các ngân hàng lưu ký.
Hiện nay có một số ý kiến cho rằng quy định hiện hành không cho phép nhà đầu tư ngoại mở tài khoản ký quỹ đứng tên nhà đầu tư nên đây là một thách thức trong việc tham gia vào TTCKPS, nhất là đối với HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm vừa được triển khai. Ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
TS. Nguyễn Sơn: Theo quy định hiện hành tại Thông tư 11/2016/TT-BTC và Thông tư số 23/2017/TT-BTC cũng như tại Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh của VSD hiện nay thì nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước) khi tham gia giao dịch CKPS nói chung và sản phẩm HĐTL TPCP nói riêng phải mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và mở tài khoản tiền, chứng khoán ký quỹ tại thành viên bù trừ.
Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh không phải là thành viên bù trừ, nhà đầu tư phải mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định. Các tài khoản giao dịch và tài khoản ký quỹ CKPS đều đứng tên nhà đầu tư, thành viên giao dịch, TVBT có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhà đầu tư mọi biến động liên quan đến tài khoản của mình.
Như vậy, theo tôi, quy định hiện hành không phải là nút thắt đối với nhà đầu tư ngoại khi tham gia vào phân khúc thị trường mới mẻ này. Vấn đề là cần có sự phối hợp về hoạt động giữa các ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán và nhà đầu tư để thống nhất quy trình quản lý luồng tiền vào ra khỏi tài khoản của nhà đầu tư tại ngân hàng lưu ký sang các công ty chứng khoán làm TVBT khi tham gia giao dịch phái sinh.
Trong công tác này, VSD sẵn sàng đồng hành các thành viên thị trường trong các hoạt động này để tháo gỡ những rào cản về kĩ thuật nếu có. Bên cạnh đó, như đã nêu trên đây, việc các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng lưu ký chưa được phép làm TVBT của VSD ở mức độ nào đó cũng đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia thị trường của các nhà đầu tư tổ chức nước nước ngoài do tiềm lực tài chính của các TVBT là công ty chứng khoán thường nhỏ hơn các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, theo quan đểm cá nhân tôi, sản phẩm HĐTL TPCP là sản phẩm mới, có tính chuyên biệt cao với cơ chế bù trừ thanh toán phức tạp và chỉ dành riêng cho nhà đầu tư có tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các đối tượng nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu nước ngoài là cá nhân khi tham gia vào phân khúc thị trường này.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Do đâu lợi nhuận Chứng khoán HSC đi lùi giữa lúc thị trường khởi sắc?
Chứng khoán HSC ghi nhận lợi nhuận theo quý tiếp tục đi lùi dù VN-Index phục hồi mạnh. Nguyên nhân do mảng môi giới, tự doanh kém sắc và chi phí lãi vay tăng cao.
Tài chính - 20/07/2025 09:19
Đề xuất thí điểm token hóa ETF để quản lý tài sản số
Dragon Capital đề xuất thí điểm token hóa ETF nhằm thu hút nhà đầu tư cá nhân, kết nối tài sản số với tài chính truyền thống trong khuôn khổ được quản lý.
Tài chính - 20/07/2025 09:15
Lợi nhuận Imexpharm tăng mạnh so nền thấp cùng kỳ
Lợi nhuận Imexpharm phục hồi mạnh nhờ kênh OTC trở lại là động lực tăng trưởng chính sau giai đoạn trầm lắng 2023-2024 với mức tăng 32%.
Tài chính - 20/07/2025 06:45
Thắng lớn mảng đầu tư, Chứng khoán VIX báo lãi quý II gấp 10 lần cùng kỳ
Danh mục đầu tư tài chính của Chứng khoán VIX chủ yếu là cổ phiếu và tạm lãi hơn 1.600 tỷ đồng. Đây là động lực chính giúp công ty lãi đậm quý II.
Tài chính - 19/07/2025 08:55
NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực
Kết thúc quý II/2025, NCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng gần 6,5 lần so với cùng kỳ 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình và thu được những thành quả bước đầu, bám sát mục tiêu chiến lược của Ngân hàng.
Ngân hàng - 19/07/2025 07:29
TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững, lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng
Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái số, tối ưu vốn và đa dạng hóa nguồn thu, TPBank (HOSE: TPB) duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 4.100 tỷ đồng, quy mô tài sản vượt mốc 17 tỷ USD (428.600 tỷ đồng).
Ngân hàng - 19/07/2025 07:22
DIC Corp chuẩn bị chào bán cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp
DIC Corp sẽ chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 12.000 đồng/cp. Thời điểm thực hiện từ quý III năm nay đến quý I năm sau.
Tài chính - 19/07/2025 06:55
'Nâng hạng khó, giữ hạng còn khó hơn'
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá một trong những yếu tố quan trọng để nâng và giữ hạng thị trường chứng khoán Việt Nam là dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Tài chính - 18/07/2025 14:48
Hướng tới thị trường quản lý quỹ minh bạch và bền vững
Tại Hội thảo Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 17/7, các chuyên gia và doanh nghiệp đã đề xuất nhiều giải pháp phát triển ngành quản lý quỹ.
Tài chính - 18/07/2025 14:00
Ngành quỹ trước ngưỡng cửa nâng hạng thị trường chứng khoán
Theo đánh giá của lãnh đạo cơ quan quản lý, quỹ đầu tư, việc nâng hạng sẽ có những tác động tích cực tới TTCK Việt Nam nói chung và ngành quỹ nói riêng.
Tài chính - 18/07/2025 07:00
Giáo dục tài chính – nền tảng nâng cao nhận thức nhà đầu tư
Một thị trường chứng khoán phát triển bền vững không thể thiếu thế hệ nhà đầu tư có kiến thức, có nhận thức đúng đắn về rủi ro và hành xử chuyên nghiệp, có trách nhiệm.
Tài chính - 18/07/2025 07:00
Nâng cao nhận thức nhà đầu tư là trách nhiệm của toàn thị trường
Việc nâng cao nhận thức nhà đầu tư không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý, mà là vấn đề chung của thị trường, trong đó có vai trò của các hiệp hội, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...
Tài chính - 18/07/2025 07:00
FTSE Russell ấn tượng những nỗ lực phát triển thị trường vốn của Việt Nam
Đại diện đoàn công tác của FTSE Russell đã bày tỏ sự ấn tượng trước những nỗ lực cải cách toàn diện mà Việt Nam đã và đang triển khai nhằm nâng cao chất lượng vận hành thị trường vốn.
Tài chính - 17/07/2025 17:18
Thị trường vào giai đoạn ‘đẩy giá’, đầu tư cổ phiếu nào?
Thị trường chứng khoán được nhận định chuyển từ pha lích lũy sang pha đẩy giá với chu kỳ tăng ít nhất 3 quý, VN-Index có thể sớm hướng tới mốc 1.600 điểm.
Tài chính - 17/07/2025 17:18
Dự kiến triển khai cơ chế CCP vào đầu năm 2027
Xây dựng cơ chế trung tâm thanh toán bù trừ (CCP) được coi là yếu tố quan trọng trong dài hạn đối với việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 17/07/2025 16:33
Chủ tịch UBCKNN: Nâng hạng không phải đích đến cuối cùng
Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch UBCKNN cho biết nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) không phải là đích đến cuối cùng, mà là hành trình đòi hỏi phải xây dựng, củng cố niềm tin trong và ngoài nước vào một TTCK hiện đại, minh bạch và hội nhập.
Tài chính - 17/07/2025 11:40
- Đọc nhiều
-
1
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
2
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
3
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
4
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT
-
5
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago