[Gặp gỡ thứ Tư] 'Quy hoạch điện VIII cần tạo sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư tư nhân'

THẮNG QUANG
07:49 27/07/2022

Đó là khẳng định của GS-TSKH. Nguyễn Mại khi nói về Quy hoạch điện VIII. Ông nhận định thêm Nhà nước phải là trọng tài để giải quyết bài toán về thị trường, năng lượng và áp dụng các thể chế, cơ chế, hình thức, các chế tài bình đẳng với các doanh nghiệp.

nguyen-mai

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trả lời phỏng vấn Nhadautu.vn. Ảnh: Trọng Hiếu.

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 3787 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát một số nội dung của Quy hoạch Điện VIII mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tại Công thư số 182, trong đó có nội dung liên quan đến điện mặt trời và điện khí. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch trong thời gian tới.

Để làm rõ hơn vai trò cũng nhưng điểm mới khuyến khích nhà đầu tư cũng như ưu tiên năng lượng tái tạo… trong Quy hoạch điện VIII, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, để có cái nhìn toàn cảnh về Quy hoạch điện VIII.

Sau khi dự một số hội thảo góp ý cho Quy hoạch điện VIII, ông đánh giá vai trò Quy hoạch điện VIII đóng góp đối với kinh tế chính trị - xã hội như thế nào?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Phát triển kinh tế - xã hội bao giờ cũng phụ thuộc vào năng lượng. Bởi vì, năng lượng nó thể hiện chi phí đầu vào, mà chi phí đấy nó tương ứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế của 1 đất nước, kể cả Việt Nam. Có thể nói, đã từ rất lâu, chúng ta có nhược điểm rất lớn, là chi phí tiêu hao năng lượng rất cao Việt Nam đã có lúc lên tới 17,18- 20%. Gần đây đã có thay đổi do chúng ta áp dụng 3 loại giải pháp.

Thứ nhất là giải pháp công nghệ, chúng ta áp dụng công nghệ tiến bộ để giảm bớt tiêu hao năng lượng trong sản xuất, trong dịch vụ, trong giao thông vận tải như ô tô trước đây tiêu hao năng lượng rất nhiều nhưng nay tiêu hao năng lượng ít hơn, trong vận chuyển hàng không, hàng hải có thể nói rằng là thứ nhất là chúng ta đã áp dụng giải pháp công nghệ và các nhà máy sản xuất đến nay người ta cũng do tiêu hao năng lượng cao làm cho chi phí cao do đó nên làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm giảm kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Cho nên người ta buộc phải áp dụng tiêu hao năng lượng ít, hơn đấy là một thiếu cố rất lớn

Cái tiến độ thứ hai là chúng ta áp dụng các tiết kiệm năng lượng trong tiêu dùng, ví dụ như sử dụng bóng đền led ở các nhà dân, các khách sạn, đèn đường… Đấy cũng là một giải pháp hữu ích để giảm tiêu hao năng lượng.

Cái thứ ba mà chúng ta áp dụng đó là giảm bớt những cái nhiệt điện than, thủy điện, nhiệt điện than rõ ràng nó gây ra tiêu hao năng lượng rất nhiều kể cả tiêu hao về than, sản xuất nhiệt điện, nó cũng có một tỷ lệ tiêu hao lớn, và chưa nói tới việc gây ô nhiễm môi trường. Và thủy điện trước đây chiếm đến 50-60% dần dần cũng giảm đi. Với thủy điện, ngoài những thủy điện lớn thì còn có những thủy điện nhỏ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường cho nên chúng ta cũng giảm rất nhiều thủy điện nhỏ, thậm chí có những năm chúng ta đã loại bỏ được 350 đến 400 thủy điện nhỏ, đấy là một hướng.

Hướng thứ 2 là chúng ta chuyển từ năng lượng hóa thạch như dầu nhỏ, than đá sang năng lượng tái tạo bao gồm cả điện gió, điện mặt trời, các điện sinh khối. Phải nói rằng những năm gần đây đó là một trào lưu rất là tốt để thay thế dần năng lượng hóa thạch.

Trong vận tải, một hiện tượng gần đây rõ ràng chúng ta thấy ô tô điện đã bắt đầu thay thế một phần ô tô chạy bằng xăng dầu và những ô tô bus mà Vingroup hiện nay đang làm đến 10-12 tuyến ô tô bus ở Hà Nội cũng như TP.HCM là giải pháp rất hữu ích…

Mới đây, talkshow trên đài truyền hình quốc gia thì các chuyên gia về năng lượng đánh giá rằng VN vẫn còn có dữ liệu vào khoảng 20-30% là có thể tiếp tục tiếp tục tích trữ năng lượng được. Bởi vì, những công nghệ mà hiện nay chúng ta áp dụng chưa phải là những công nghệ tốt nhất. Và chúng ta cũng chưa sử dụng những công nghệ để mà tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm để mà sử dụng cho giờ cao điểm.

Rất nhiều nước người ta đã sử dụng cái này. Ví dụ năng lượng mặt trời, chỉ có lúc mà có ánh nắng mặt trời thì lúc ấy rất thừa, nhưng mà đến ban đêm thì không thể có ánh nắng mặt trời thì người ta phải áp dụng các bộ tích điện để sử dụng mặt trời. Hay là năng lượng áp mái, hiện nay chúng ta đã có 1 phong trào rất tốt, thì rõ ràng là chúng ta nếu mà phát triển được năng lượng trên mái nhà của các nhà máy thì rõ ràng giảm bớt rất nhiều năng lượng tải từ nơi khác đến. Mà truyền tải điện bao giờ cũng có 1 sự tiêu hao, ít nhất là 7-10% trong quá trình điện lên cao thế mà hạ thế sẽ tiêu hao rất nhiều.

Năng lượng mặt trời ở trong các gia đình cũng vậy, chẳng những là người ta không dùng năng lượng của EVN mà còn là người ta cung cấp thêm cho EVN nữa. Như vậy rõ ràng là cung cấp năng lượng tại chỗ cho nên người ta chỉ cần đầu tư vào khoảng 50-70 triệu đồng cho 1 số tấm năng lượng mặt trời tại nhà người ta sử dụng trong gia đình rồi sau đó người ta có thể thu hồi trong vài ba năm. Tất cả những cái đó hiện nay chúng ta đang áp dụng cho nên các chuyên gia về năng lượng cho rằng là nếu chúng ta áp dụng rộng rãi hơn nữa, không chỉ là một vài trung tâm kinh tế lớn, một vài khu công nghiệp mà rộng rãi cho rất nhiều địa phương thì khả năng tiêu hao năng lượng có thể giảm thêm 8-10% từ nay đến năm 2025 và khoảng 15-20% sau 2025-2030.

Quy hoạch điện VIII rõ ràng có rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khi giải quyết được những bài toán mà tôi nói trên.

Quy hoạch điện VII có 3 giai đoạn rất quan trọng. Đầu tiên khi mà ban Quy hoạch điện VIII, EVN và Bộ Công Thương vẫn kiên quyết giữ lại các dự án, nhà máy điện than và đưa tỷ lệ nhà máy điện than lên rất cao, có khi đến 40%.

Sau đó, rất nhiều phản biện của các chuyên gia, đặc biệt, các tổ chức môi trường quốc tế, các tổ chức môi trường Việt Nam, các tổ chức liên quan đến tăng trưởng xanh thì người ta cho rằng là rõ ràng dự thảo ấy là không phù hợp với cái mà lợi thế rất lớn của Việt Nam về gió, về mặt trời và về năng lượng tái tạo... Nhà máy xử lý rác thải để cung cấp năng lượng, hiện nay chúng ta cũng chỉ có một số địa phương thôi, ngay Hà Nội, chỉ mới đưa vào một dự án ở Sóc Sơn sau 10 năm, và bây giờ mới bắt đầu một dự án thứ hai thì rõ ràng là rất ít. Thế cho nên là rất nhiều người phản đối, và cho rằng là không phù hợp.

Hơn nữa, tại Hội nghị COP26 ở London (Anh), Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố Việt Nam cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 nhằm đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, kiên quyết không xây dựng thêm nhà máy điện than và tăng cường năng lượng tái tạo. Từ đó, Thủ tướng Chính phủ cũng như Chính phủ chỉ đạo EVN và Bộ Công Thương phải sửa lại Quy hoạch điện VIII.

Tuy nhiên khi sửa lạ Quy hoạch điện VIII thì vấp vào một vài vấn đề không thực hiện được. Ví dụ, những nơi có quy hoạch năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời gió như Ninh Thuận, Bình Thuận là những nơi phát triển nhiều thì lại không không có đường dây truyền tải điện cao thế để đấu nối. Bởi, đường dây cao thế lúc đó không cho tư nhân làm, đường dây cao thế chỉ có Công ty Truyền tải điện của EVN làm thôi.

Đó cũng là một cuộc đấu tranh rất kịch liệt, và được phép thí điểm cho một công ty tư nhân làm một trục đường dây cao thế ngắn ở Ninh Thuận để cung cấp cho các khu công nghiệp, các hộ gia đình ở gần đấy.

Thực tế ấy chỉ ra rằng là, rõ ràng EVN không mất một đồng nào nhưng lại giải quyết được rất nhiều việc. Thứ nhất là, có cơ sở để phát triển nhanh hơn năng lượng tái tạo, cái thứ 2 là không làm lãng phí các nhà đầu tư, họ đã bỏ vốn ra, họ phát điện và được bán điện. Và cái đó cũng tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và để làm nhiều hơn năng lượng tái tạo.

Hơn nữa, chúng ta biết rằng là vốn đầu tư công của nhà nước mỗi năm cần 15-17 tỷ USD cho ngành năng lượng thì bây giờ nếu dựa trên vốn đầu tư công hoặc ODA thì rõ ràng không bao giờ có đủ vốn được. Cho nên xu hướng xã hội hóa thông qua hợp tác PPP là xu hướng rất cần, rất nhiều nơi về giao thông người ta làm được thì năng lượng hoàn toàn có thể làm được.

Chính vì vậy, Quốc hội, Chính phủ cho rằng cần phải sửa Luật Điện lực để mà cho phép tư nhân làm đường dây truyền tải điện.

Mặc dù, cái này còn có một vài cái hạn chế như những đường dây truyền tải điện Bắc - Nam chẳng hạn, các trục chính mà có liên quan đến an ninh quốc phòng của quốc gia thì tư nhân không được phép làm và có thể liên doanh với công ty truyền tải điện của EVN, nhưng mà những đường dây khác thì hoàn toàn tư nhân có thể làm được. Tôi cho rằng cái này cần trao đổi, có nên như vậy không? Vấn đề an ninh quốc gia đâu chỉ EVN có thể đảm bảo an ninh quốc gia mà các công ty tư nhân không đảm bảo an ninh quốc gia. Cách hiểu như vậy là không đúng.

Các công ty tư nhân của Việt Nam hay là công ty liên doanh của nước ngoài trong 30 năm đổi mới thực hiện không chỉ là điện mà cả dầu khí ở ngoài khơi, thì rõ ràng là người ta sẽ bảo đảm luật lệ an ninh quốc phòng đầy đủ chứ không phải chỉ có công ty của nhà nước mới đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cách hiểu ấy cũng cần được trao đổi nhưng mà dù sao đi nữa tháo gỡ ấy cũng là tháo gỡ rất quan trọng trong Luật Điện lực và đã giải quyết một bài toán rất khó khăn về vốn cho EVN và như vậy EVN bây giờ chỉ là một nhà đầu tư giống như các nhà đầu tư khác về làm các dự án để sản xuất điện năng, kể cả dự án thủy điện nếu có, dự án nhiệt điện khí, dự án năng lượng tái tạo.

Và các nhà đầu tư nước ngoài và các tư nhân trong nước cũng có quyền làm như vậy. Vì vậy, chúng ta thấy rằng là chưa bao giờ có một phong trào làm điện như EVN đã công bố, trong vòng mấy tháng chúng ta có cả 100 dự án điện, trong đó 60-70 dự án điện đưa vào sử dụng và tạo nên một nguồn năng lượng mới rất quan trọng để chúng ta có thể thay đổi tư duy, giải quyết vấn đề điện năng là một trong những vấn đề rất quan trọng.

Như vậy, Quy hoạch điện VIII đã trình Chính phủ sẽ thông qua phù hợp với xu thế của thời đại và tận dụng được các lợi thế lớn của Việt Nam về điện gió, điện mặt trời khi ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo lên 40%...

Tôi cũng nói thêm rằng, việc Thủ tướng cam kết với quốc tế là rất quan trọng và chúng ta nên quan tâm đến 3 vấn đề để có thể phát triển nhanh hơn năng lượng tái tạo.

Vấn đề thứ nhất là du nhập công nghệ và bắt đầu phải có nghiên cứu công nghệ điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo, giao cho các Viện nghiên cứu của Nhà nước, đặc biệt các tập đoàn nghiên cứu tạo ra công nghệ của Việt Nam. Để làm chủ công nghệ ấy, chúng ta có thể giải quyết được bài toán chi phí đầu vào và khi chúng ta có công nghệ, chi phí đầu vào thấp thì rõ ràng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phát triển được.

Thứ hai là chúng ta phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ như tích điện mà hiện nay Pháp đã có tài trợ hơn 1 triệu Euro cho một dự án điện Việt Nam để làm công nghệ tích điện. Mà công nghệ tích điện ấy được đổi thành phổ biến cho rất nhiều nơi thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động cả nguồn điện ban ngày cũng như ban đêm. Không sợ như EVN trước đây nói là ban đêm không thể phát điện bởi vì mặt trời tắt rồi và gió nhiều khi ban đêm cũng không có. Đó là vấn đề đối với công nghệ.

Chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng các công nghệ cũng như các dịch vụ để tiết kiệm điện năng. Cái này như tôi nói trên, năng lượng đang còn dư thừa rất lớn cho 10 năm sắp tới, đến năm 2030 nếu chúng ta tiết kiệm được khoảng 15-17% điện năng thì chúng ta không cần phải xây thêm các nhà máy bởi vì do tiết kiệm điện năng.

Thứ 3 là ý thức của người tiêu dùng, bây giờ các nhà máy người ta đã bắt đầu có ý thức, các khách sạn có ý thức là tiết kiệm điện bởi vì người ta không thể nào chịu được giá điện ngày một tăng nữa. Người dân ở các nhà riêng, công sở, cơ quan công quyền thì rõ ràng đây là rất lớn, làm thế nào tất cả mọi người có ý thức, ví dụ như đơn giản ra vào thì phải tắt điện.

Như ông đã nói trên, dự thảo của Quy hoạch điện VIII ưu tiên khoảng 40% cho năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Ông có thể phân tích rõ hơn về tính bền vững của Quy hoạch điện VIII?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Rõ ràng, phát triển xanh là quan trọng mà nước ta đang cần, hơn nữa chúng ta nên nhớ rằng là một nước đang phát triển cho nên cái phác thải nhà kính đang ở mức thấp nhưng mấy năm vừa rồi tăng rất nhanh, do chúng ta phát triển khu công nghiệp, phát triển các dịch vụ giao thông rất nhanh.

Ví dụ, ô tô trước đây chúng ta có dăm ba trăm nghìn nhưng giờ vài ba triệu, mà xe máy chúng ta lại có đến 4-5 chục triệu/1 xe máy. Và tất cả những cái này là những cái sinh ra tiêu hao năng lượng rất lớn, gây ô nhiễm môi trường và gần đây tôi thấy rằng là có một giải pháp ví dụ như ở Đức nếu ai mua xe điện Chính phủ sẽ trợ cấp cho 3-4 nghìn euro để xe thay thế xe cũ chuyển sang xe điện.

Tình bền vững là một hướng dứt khoát sau Quy hoạch điện VIII sau này nữa Quy hoạch điện IX hoặc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII không thể trở lại về nhiệt điện và thủy điện. Nhiệt điện thì rõ rồi. Thủy điện ở Việt Nam đã tới hạn rồi. Các thủy điện lớn không còn nhiều, các thủy điện nhỏ nên cho dừng lại vì ảnh hưởng đến các khu rừng, không có lợi lắm, đặc biệt là gần đây hồ chứa nước khi mà đến mùa lũ xả nước vô tội vạ gây ra nhũng thảm họa rất lớn, đặc biệt là miền Trung.

Tất cả những cái đó chúng ta phải hướng đến và để để bền vững thì vẫn là đi theo hướng năng lượng nhiệt điện, khí hóa lỏng, điện gió, điện mặt trời, giữ thủy điện ở mức như hiện nay nếu mà còn có dư địa nào đó thì phải tính toán đầy đủ. Và trong tương lai, chúng ta cần nghiên cứu thêm nguồn năng lượng thủy triều, nơi mà chúng ta có đến 3.200 mặt bờ biển và rất nhiều đảo mà chúng ta có thể xây dựng được.

Từ những phân tích đó, Quy hoạch điện VIII thì cơ hội nào cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo thưa ông?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Tôi không nghĩ rằng là cơ hội cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tư nhân rất lớn Ưu đãi về giá FIP từ 31/10 không áp dụng nữa nhưng thật ra mà nói chúng ta biết rằng công nghệ của điện mặt trời, điện gió trong 3 năm gần đây thay đổi rất nhiều. Nếu như năm 2017-2018 người ta nói phải đầu tư vào 22 triệu USD thì mới được 1 kwh điện năng, điện mặt trời, điện gió thì công nghệ mới là trong năm 2019-2021 thì giảm đi 30-40% và theo các nhà công nghệ, người ta cho rằng xu hướng công nghệ còn giảm nữa cho nên khả năng chi phí vào khoảng dưới 7 Uscent/kwh.

Cũng cần nói thêm rằng chỉ cần Nhà nước coi EVN là một doanh nghiệp bình đẳng như kinh tế tư nhân, kinh tế đầu tư nước ngoài thì cạnh tranh mới sòng phẳng. Và ký hợp đồng với nhau phải có hợp đồng nghiêm chỉnh, khi không thực hiện được hợp đồng nghiêm chỉnh thì phải phạt nếu vi phạm pháp luật, không thể nào để EVN tự làm quy hoạch, tự đưa ra những điều khoản hợp đồng phi lý buộc các nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước theo những điều phi lý như vậy.

Và Nhà nước phải là trọng tài để giải quyết bài toán về thị trường, năng lượng và áp dụng các thể chế, cơ chế, hình thức, các chế tài bình đẳng với các doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Sự kiện - 22/11/2024 17:01

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56