[Gặp gỡ thứ Tư] 'Môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Nhật'

MINH TUẤN
10:50 12/02/2025

Đại diện JETRO nhận định xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra bất kể chính sách của chính quyền Trump.

Trao đổi với Nhadautu.vn và báo chí, ông Haruhiko Ozasa, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưa thích cho sự dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản nhờ tiềm năng thị trường và những cải thiện về môi trường đầu tư.

Nếu như trước đây Việt Nam được xem như một cơ sở lắp ráp dựa vào lợi thế chi phí nhân công rẻ, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, Việt Nam đã trở thành một thị trường tiêu dùng hấp dẫn. Điều này tác động đến xu hướng dịch chuyển đầu tư và kinh doanh của DN Nhật Bản trong thời gian tới.

Ông Haruhiko Ozasa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội trả lời câu hỏi của Nhadautu.vn. Ảnh: Minh Tuấn.

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024 mới đây của JETRO, một số lợi thế của môi trường đầu tư tại Việt Nam đang có xu hướng giảm trong khi một số rủi ro gia tăng. Cảm nhận của DN Nhật Bản về môi trường đầu tư Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Haruhiko Ozasa: Đối với 3 lợi thế của môi trường đầu tư của Việt Nam (quy mô thị trường/tiềm năng tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ, tình hình chính trị-xã hội ổn định), mặc dù chỉ số có giảm so với năm trước nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của ASEAN.

Về việc lợi thế "tình hình chính trị-xã hội ổn định" ghi nhận sự sụt giảm, chúng tôi cho rằng tính không ổn định trước thời điểm JETRO tiến hành khảo sát này chỉ mang tính nhất thời.

Lợi thế môi trường sống cho người nước ngoài tại Việt Nam, một trong những yếu tố quan trọng để DN cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, ghi nhận sự cải thiện theo từng năm.

Đơn cử như, Tập đoàn Aeon Mall sẽ xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở tỉnh Thanh Hóa, được kỳ vọng cải thiện môi trường sống cho người nước ngoài nói chung và người Nhật Bản nói riêng. Trung tâm này sẽ làm thay đổi mạnh mẽ môi trường sống tại đó.

Đánh giá một cách tổng quan, môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Haruhiko Ozasa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội

Đối với các rủi ro về “thủ tục hành chính phức tạp” và “hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện”, các chỉ số của Việt Nam đi ngang. Trong khi đó, các quốc gia láng giềng đều ghi nhận sự cải thiện. Đây là điểm mà Việt Nam cần lưu tâm trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan, môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn hấp dẫn, thể hiện ở tỷ lệ DN Nhật Bản mong muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới đạt 56,1% - mức cao nhất tại ASEAN. Điều này là minh chứng cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tiếp tục

Khảo sát này được thực hiện trước khi ông Donald Trump thắng cử nhiệm kỳ 2 và từ đó có nhiều lo ngại về cuộc chiến thuế quan sẽ nổ ra. Triển vọng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc, Nhật Bản sang Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung sẽ thay đổi ra sao?

Ông Haruhiko Ozasa: Tại Văn phòng JETRO Hà Nội, số DN đến xin tư vấn dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam tăng lên. Trong thời gian tới, dù chính sách thương mại và công nghiệp của Mỹ có thay đổi thế nào đi nữa, xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra. Một nguyên nhân chính là thị trường trong nước của Trung Quốc đang suy giảm.

Cùng với quá trình dịch chuyển đó, nhu cầu tìm kiếm nhà cung ứng tại Việt Nam sẽ gia tăng. Trong thời gian tới, các DN nước ngoài sẽ có nhiều động thái để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam để đón đầu quá trình dịch chuyển đó. Điều này cũng như mở ra các cơ hội kinh doanh cho DN Việt Nam.

Trong khảo sát không thấy đề cập đến rủi ro thiếu lao động chất lượng cao. DN Nhật Bản đánh giá gì về rủi ro này?

Ông Haruhiko Ozasa: Chi phí nhân công được đề cập trong khảo sát liên quan đến lao động phổ thông. Khi kinh tế phát triển, sức mua tăng, kéo theo chi phí nhân công tăng theo. Đối với các DN đầu tư vào một quốc gia, họ luôn quan tâm đến lao động đã qua đào tạo. Đây là một yếu tố rất quan trọng tác động đến quyết định đầu tư.

Ông Haruhiko Ozasa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội. Ảnh: Minh Tuấn

Về lợi thế chất lượng lao động (cả phổ thông và lao động có trình độ cao), Việt Nam đều được các DN đánh giá cao hơn trung bình của khu vực ASEAN.

Ví dụ, hàng năm Việt Nam đào tạo được khoảng 50.000 kĩ sư công nghệ thông tin, tạo nên lợi thế của Việt Nam. Nhiều DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế này, đồng thời nhiều DN Việt Nam cũng có nhu cầu nhân lực IT. Với một môi trường đầu tư thuận lợi và nhiều DN cùng đầu tư, con số này là không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các DN.

Ở Nhật Bản, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao rất lớn. Trong bối cảnh nhiều DN lớn của Nhật Bản có công ty con ở Việt Nam, các DN đó đang tăng cường tuyển dụng nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam để làm việc cho công ty mẹ ở Nhật Bản. Định hướng của họ là sau khi tuyển dụng các nhân lực chất lượng cao người Việt làm việc tại công ty mẹ, sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, những nhân lực đó sẽ được điều động trở lại các công ty con ở Việt Nam để đảm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành.

Tôi cho rằng đó là một cách hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản để đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực quản lý.

Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đều khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp mới nổi. Các DN Singapore, Mỹ… có một số khoản đầu tư lớn vào chip bán dẫn, nhưng ít thấy DN Nhật Bản đầu tư vào các mảng đó. Ông có bình luận gì không?

Ông Haruhiko Ozasa: Các ngành công nghiệp liên quan đến chất bán dẫn là thế mạnh của các DN Nhật Bản. Trong thực tế, đã có những khoản đầu tư của DN Nhật Bản vào lĩnh vực liên quan đến công nghiệp bán dẫn.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Ông Haruhiko Ozasa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội

Có nhiều DN Nhật Bản đã đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phục vụ công nghiệp sản xuất chất bán dẫn. JETRO đã hỗ trợ cho các DN Nhật Bản đầu tư vào các ngành liên quan đến công nghiệp bán dẫn. Tiêu biểu là Công ty Fujikin.

Một dự án cụ thể khác mà JETRO đã tư vấn đầu tư là của Công ty Rorze Robotech, chuyên sản xuất robot đề phục vụ cho việc sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Hải Phòng. Công ty này dự kiến tăng gấp đôi công suất vào năm 2032.

Mỗi quốc gia sẽ có thế mạnh công nghệ riêng, và Nhật Bản có thể mạnh công nghệ của mình. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và các ngành liên quan, lĩnh vực đổi mới sáng tạo và các ngành phục vụ quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới phát triển công nghiệp văn hóa, lĩnh vực văn hóa, dịch vụ liệu có hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản?

Ông Haruhiko Ozasa: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4.700 USD trong năm 2024. Nhìn sang kinh nghiệm của một số nước láng giềng như Thái Lan, khi GDP bình quân đầu người đạt trên 4.000-5.000 USD, thị trường tiêu thụ phát triển mạnh mẽ, từ đó tạo cơ hội phát triển cho các ngành văn hoá, dịch vụ.

Trong số các DN tiếp cận JETRO để tham vấn, số DN ở mảng bán lẻ, giải trí, nhà hàng đang gia tăng. Có hai lĩnh vực DN Nhật Bản rất quan tâm là giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế với tổng mức đầu tư gần 170 triệu USD: Ảnh: Thùy Linh

Xã hội Việt Nam đang dần già hoá, tỷ lệ sinh giảm. Nhật Bản là quốc gia đã đi trước Việt Nam trong các vấn đề này và có nền kinh tế bạc phát triển. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong các mảng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác giữa DN hai nước.

Ngoài ra, khi tỷ lệ sinh giảm, số lượng trẻ em ít đi, phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho giáo dục của con cái. Đây là cơ hội kinh doanh cho các DN Nhật Bản tại Việt Nam. Khi người Nhật Bản nhận thấy họ đã được tiếp cận các dịch vụ tại Việt Nam như ở trong nước, điều này đồng nghĩa môi trường sống của họ ở Việt Nam đang được cải thiện.

Trong khảo sát của chúng tôi có yếu tố về môi trường sống. Nếu DN Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp văn hoá này, cơ hội cải thiện môi trường sống của người Nhật Bản tại Việt Nam sẽ gia tăng, từ đó dẫn đến cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác nữa.

Để có thể phát triển công nghiệp văn hoá, cần có được đối tác để hợp tác tại Việt Nam. DN Nhật Bản có thể cung cấp nội dung, còn đối tác Việt Nam sẽ phân phối thông qua mạng lưới khách hàng sẵn có của mình, qua đó học hỏi các mô hình kinh doanh của Nhật Bản và tự nâng cấp mình lên. Điều này sẽ đem lại lại ích cho cả hai bên.

Chính phủ cần lắng nghe các doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam

JETRO có khuyến nghị những chính sách gì để giữ chân các nhà đầu tư và gia tăng đầu tư mới?

Ông Haruhiko Ozasa: Về vấn đề nhân công, cần có một chiến lược để đào tạo được một nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của các DN tại Việt Nam.

Một vấn đề khác hay được nhắc tới là đảm bảo nguồn cung ứng điện đủ và ổn định. Đó là những thách thức vẫn tồn tại từ trước đến nay.

Một số thách thức mới phát sinh, bao gồm nhu cầu tìm kiếm nguồn cung ứng nội địa sẽ gia tăng, thách thức đối với Việt Nam là phát triển các DN nội địa có năng lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch nói trên.

Chính phủ Việt Nam cần lắng nghe doanh nghiệp. Giống như trong hôn nhân, sau khi kết hôn chúng ta vẫn phải tôn trọng và đối xử tốt với đối phương.

Ông Haruhiko Ozasa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội

Tổng hợp các vấn đề trên, tôi muốn khuyến nghị Chính phủ Việt Nam lắng nghe các DN đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Giống như trong hôn nhân, sau khi kết hôn chúng ta vẫn phải tôn trọng và đối xử tốt với đối phương.

Khi tiếp thu ý kiến của DN, Chính phủ Việt Nam sẽ tìm giải pháp để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Có như vậy chúng ta mới giữ chân được họ và tiếp tục thu hút được đầu tư mới.

Một khi chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu của các DN nước ngoài hiện tại và khiến họ hài lòng, lòng tin sẽ được củng cố, nhờ đó sẽ dẫn dắt các khoản đầu tư mới. Do đó, việc giao tiếp giữa DN và Chính phủ Việt Nam rất quan trọng. JETRO sẽ tiếp tục là cầu nối giữa DN Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam, để các bên hiểu nhau và có cách ứng xử tốt nhất.

Mặt khác, JETRO mong muốn truyền tải những thông điệp về thành công, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư, từ đó lan tỏa thông điệp tích cực không chỉ tại Nhật Bản mà còn trên thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Kịch bản tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên năm 2025 như thế nào?

Kịch bản tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên năm 2025 như thế nào?

Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên đã được Chính phủ trình Quốc hội.

Sự kiện - 12/02/2025 10:46

Sáng nay (12/2), Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9

Sáng nay (12/2), Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Sự kiện - 12/02/2025 06:30

Giám đốc Nvidia: Việt Nam cần hàng trăm nghìn kỹ sư AI trong 3 năm tới

Giám đốc Nvidia: Việt Nam cần hàng trăm nghìn kỹ sư AI trong 3 năm tới

Giám đốc Nvidia Việt Nam Vũ Mạnh Cường nêu thực tế rằng tại Việt Nam, khan hiếm nhân lực AI diễn ra ở mọi cấp độ, trong nhiều công đoạn.

Sự kiện - 11/02/2025 23:16

Thủ tướng muốn có gói tín dụng nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi

Thủ tướng muốn có gói tín dụng nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị NHNN, các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống, người có hoàn cảnh khó khăn.

Sự kiện - 11/02/2025 18:27

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng 'hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay'

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng 'hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay'

Một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành ngân hàng năm 2025 là tiết giảm chi phí, đặc biệt là hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế.

Sự kiện - 11/02/2025 14:48

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 8,4 tỷ USD

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 8,4 tỷ USD

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9 km, tổng mức đầu tư dự án 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,396 tỷ USD), từ nguồn vốn đầu tư công. Nếu được Quốc hội thông qua, dự án sẽ khởi công vào cuối năm nay và cơ bản hoàn thành vào năm 2030.

Sự kiện - 11/02/2025 05:42

Thị xã Quảng Yên là thành phố thứ 6 của tỉnh Quảng Ninh?

Thị xã Quảng Yên là thành phố thứ 6 của tỉnh Quảng Ninh?

Thị xã Quảng Yên đã xây dựng đề án thành lập thành phố Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành lập các phường Hiệp Hòa, Tiền An.

Sự kiện - 10/02/2025 20:27

Đề xuất ngành thanh tra còn 2 cấp

Đề xuất ngành thanh tra còn 2 cấp

Chiều 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 10/02/2025 18:09

Tổng biên tập Báo Đà Nẵng giữ trọng trách mới

Tổng biên tập Báo Đà Nẵng giữ trọng trách mới

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ. Trong đó, ông Nguyễn Đức Nam, Tổng biên tập Báo Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy.

Sự kiện - 10/02/2025 14:31

Doanh nghiệp tư nhân muốn Chính phủ 'đặt hàng' các dự án trọng điểm

Doanh nghiệp tư nhân muốn Chính phủ 'đặt hàng' các dự án trọng điểm

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả bày tỏ mong muốn Chính phủ cần cụ thể việc đặt hàng cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án trọng điểm chiến lược như đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị...

Sự kiện - 10/02/2025 14:20

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia phòng chống tham nhũng

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia phòng chống tham nhũng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh, làm ăn đúng luật, tham gia phòng chống tham nhũng.

Sự kiện - 10/02/2025 14:08

Vingroup và BRG đề xuất phát triển kinh tế xanh

Vingroup và BRG đề xuất phát triển kinh tế xanh

Vingroup và BRG đề xuất các cơ chế khuyến khích hợp lý, làn sóng tiêu dùng xanh, chính sách trung hoà carbon để lan tỏa nhanh chóng góp phần hiện thực cam kết phát thải của quốc gia.

Sự kiện - 10/02/2025 13:44

'Kinh tế tư nhân cần tăng trưởng 11%/năm để GDP đạt 2 con số'

'Kinh tế tư nhân cần tăng trưởng 11%/năm để GDP đạt 2 con số'

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được khai thác hiệu quả, cần tăng trưởng khoảng 11%/năm để đạt được mức tăng trưởng GDP 2 con số.

Sự kiện - 10/02/2025 10:51

Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân bàn việc lớn của đất nước

Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân bàn việc lớn của đất nước

Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Sự kiện - 10/02/2025 10:19

Thủ tướng: Cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng

Thủ tướng: Cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Đà Nẵng, Thủ tướng nêu rõ chủ trương xây dựng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cấp 4F - cấp cao nhất, việc di chuyển tới Đà Nẵng cũng thuận lợi, do đó cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng phù hợp

Sự kiện - 10/02/2025 08:12

Hà Nội, Bắc Ninh yêu cầu đảm bảo tiến độ dự án đường Vành đai 4

Hà Nội, Bắc Ninh yêu cầu đảm bảo tiến độ dự án đường Vành đai 4

Lãnh đạo TP. Hà Nội và Bắc Ninh đã đề nghị chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công không được để dự án đường Vành đai 4 chậm tiến độ.

Sự kiện - 10/02/2025 06:30