[Gặp gỡ thứ Tư] 'Cần quy định nguyên tắc về quy hoạch đô thị xanh'
Dự thảo luật cần quy định rõ hơn hoặc quy định nguyên tắc về quy hoạch đô thị xanh để làm căn cứ triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đang được tích cực chỉnh lý, bổ sung để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 dự kiến vào tháng 10 tới đây.
Nhằm cung cấp thêm góc nhìn đa chiều về dự án luật này, Nhadautu.vn đã có trao đổi với TS. Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn về đảm bảo điều kiện tiếp cận không gian xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân.
Ông có thể cho biết dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đang được tiếp thu, chỉnh lý như thế nào trước khi trình kỳ họp thứ 8?
TS. Phạm Trọng Nghĩa: Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, ý kiến các đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;
Tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các đối tượng chịu sự tác động của dự thảo luật; gửi công văn lấy ý kiến Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật. Tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, dự thảo luật được chỉnh lý gồm 6 chương và 65 điều, bỏ 1 điều và bổ sung 1 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Tôi đánh giá cao kết quả tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Xây dựng đã có báo cáo số 214/BC-BXD ngày 9/8/2024 với 140 trang, báo cáo giải trình tiếp thu rất chi tiết các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội. Về cơ bản dự thảo đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.
Còn chồng lấn, giao thoa giữa quy hoạch
Về quy định quản lý không gian ngầm đang có nhiều ý kiến khác nhau, quan điểm của ông ra sao về nội dung này trong dự thảo luật?
TS. Phạm Trọng Nghĩa: Tôi nhất trí với nhiều nội dung lớn của dự án luật như quy định về quản lý không gian ngầm, việc bổ sung thêm một số quy định liên quan đến nội dung còn chồng lấn, giao thoa giữa quy hoạch.
Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề trong dự thảo luật còn có ý kiến khác nhau, cần nghiên cứu kỹ lưỡng như: Về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn đối với thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I; về việc lấy ý kiến Bộ Xây dựng để bảo đảm chất lượng các quy hoạch đối với đô thị loại III trở lên; trường hợp mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn khác cấp độ.
Thứ nhất, về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn đối với thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, hiện nay có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị tiếp tục quy định thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị phân cấp cho UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I do quy hoạch này là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đô thị loại I là đô thị có vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.
Hiện nay, cả nước có 19 thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, cơ bản các đô thị đều đã có quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Tại đô thị loại I có tập trung nhiều cơ sở kinh tế kỹ thuật là dự án trọng điểm cấp vùng và quốc gia, được xác định trong các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, cần sự phối hợp của các bộ, ngành trong quá trình thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi quy hoạch chung đô thị được phê duyệt.
Với vị trí, chức năng, vai trò như vậy, đô thị loại I cần được kiểm soát chặt chẽ về không gian, khu vực chức năng của đô thị. Do vậy, quy định theo loại ý kiến thứ nhất là hợp lý.
Thứ hai, về việc lấy ý kiến của Bộ Xây dựng đối với quy hoạch đô thị loại III trở lên đã giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và quy hoạch đô thị và nông thôn, nội dung này có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng chỉnh lý để làm rõ giá trị, nội dung, thời hạn cho ý kiến của Bộ Xây dựng, đồng thời, chuyển quy định về lấy ý kiến Bộ Xây dựng tại khoản 2 Điều 41 sang khoản 4 Điều 36 để phù hợp hơn về mặt nội dung.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng việc lấy ý kiến Bộ Xây dựng như việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức khác.
Để bảo đảm chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, tôi đề nghị theo loại ý kiến thứ nhất. Việc mở rộng quy định để địa phương chịu trách nhiệm toàn diện đối với quy hoạch chung các đô thị nhỏ là cần thiết; đối với các đô thị quy mô trung bình và quy mô lớn, cần có lộ trình thực hiện kết hợp công tác kiểm tra, đánh giá đầy đủ thực tiễn. Việc tiếp cận quy hoạch đô thị nông thôn của địa phương cũng thể hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng trong công tác quy hoạch đô thị và nông thôn.
Do đó, đối với đô thị loại III trở lên, trong quá trình thẩm định của Hội đồng thẩm định đối với nhiệm quy hoạch và quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng về sự tuân thủ quy định pháp luật, bảo đảm phù hợp với yêu cầu về phát triển, kết nối hạ tầng kỹ thuật vùng, tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
Thứ ba, đối với trường hợp mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn khác cấp độ, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị trong trường hợp này thực hiện quy trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại chương III dự thảo luật để thực hiện do các cấp độ quy hoạch có tính chất "cụ thể hóa dần”".
Loại ý kiến thứ hai: đề nghị thay vì thực hiện quy trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền/cơ quan có thẩm quyền cao hơn quyết định quy hoạch được thực hiện tương ứng với trường hợp cùng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/cơ quan khác thẩm quyền phê duyệt. Quy định theo loại ý kiến thứ hai là hợp lý.
Đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị xanh
Việc đảm bảo điều kiện tiếp cận không gian xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân rất quan trọng, dự thảo luật được quy như thế nào và ông có góp ý gì?
TS. Phạm Trọng Nghĩa: Dự thảo luật cũng đã có quy định về yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn là tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị xanh, thông minh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quy định này tại khoản 3 điều 4 đã thể chế hóa yêu cầu phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh của Nghị quyết số 06-NQ/TW.
Tuy nhiên, trong dự thảo luật cần quy định rõ hơn hoặc quy định nguyên tắc về quy hoạch đô thị xanh để làm căn cứ triển khai thực hiện trong thực tiễn. Trong đó, tôi đề nghị quan tâm việc đảm bảo tiếp cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật. Yêu cầu này đã được xác định tại quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 1/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Về yêu cầu trong quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, điều 9 của dự thảo luật quy định về yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn. Theo đó, khoản 2 quy định nội dung quy định và yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bảo đảm các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản để làm cơ sở đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và sử dụng đất quy hoạch.
Tôi đề nghị xem xét riêng một điều quy định về yêu cầu về văn hóa, xã hội trong quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; nhất là việc bảo đảm các yếu tố về xã hội, văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch.
Ngoài ra, về chuẩn bị văn bản quy định chi tiết, dự thảo luật có nhiều nội dung giao Chính phủ và Bộ trưởng Xây dựng quy định chi tiết như điều 16 về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn, điều 19 về thi tuyển ý tưởng quy hoạch và lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn, điều 25 về thiết kế đô thị, điều 41 về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn, điều 49 về công bố quy hoạch đô thị và nông thôn, điều 55 về tổ chức quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan và công viên, cây xanh, mặt nước.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhưng, việc cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn.
Sự kiện - 11/11/2024 11:37
Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng
Trả lời việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đặt mục tiêu tăng cung vàng miếng nên mới chỉ đặt vấn đề bán cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC, chưa đặt vấn đề mua lại.
Sự kiện - 11/11/2024 10:16
Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng Y tế và Thông tin – Truyền thông sẽ là những thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Sự kiện - 11/11/2024 06:43
Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng
TS. Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.
Sự kiện - 10/11/2024 17:09
Sẽ có nghị quyết riêng tháo gỡ những dự án vướng mắc
Những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý sẽ được Bộ KH&ĐT tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Sự kiện - 10/11/2024 15:52
Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư trao học bổng và thiết bị tại Hà Tĩnh
Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư và các nhà hảo tâm đã trao 135 triệu đồng học bổng và trang thiết bị tại các trường ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Sự kiện - 10/11/2024 11:05
Khai mạc lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" đã chính thức khai mạc với hơn 100 hoạt động sáng tạo diễn ra từ ngày 9-17/11.
Sự kiện - 10/11/2024 07:44
Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ.
Sự kiện - 10/11/2024 07:40
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Phiên thảo luận của Quốc hội ngày hôm qua 8/11, cho ý kiến về quy định buộc người giới thiệu sản phẩm trên mạng phải là người đã thực sự sử dụng sản phẩm đó trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi, đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đại biểu Quốc hội và dư luận.
Sự kiện - 09/11/2024 09:45
Ông Trần Quốc Phương tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT thêm 5 năm
Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm lại ông Trần Quốc Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Sự kiện - 09/11/2024 09:21
Tổ chức liên chính phủ UnASDG tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh
Tại Quảng Ninh, tổ chức UnASDG sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng Công ty CP Thái An Holding dự kiến tổ chức sự kiện Art For Climate Festival HaLong diễn ra vào đầu năm 2025, với sự tham gia của khoảng 200 tỷ phú quốc tế.
Sự kiện - 09/11/2024 07:00
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, lễ khai mạc Chợ Dự án Liên hoan phim diễn ra với sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ sỹ nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Sự kiện - 08/11/2024 07:00
'Điều chỉnh giá điện nên được công khai dưới sự giám sát của Nhà nước'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Sự kiện - 08/11/2024 06:14
'Cần chính sách ưu tiên cho nhà đầu tư điện gió gần bờ và ngoài khơi'
Đại biểu Quốc hội cho biết, nếu được bổ sung ưu tiên đầu tư cho loại hình điện gió gần bờ, điện gió ngoài khơi thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển điện lực trong nước, góp phần lớn vào mục tiêu đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Sự kiện - 07/11/2024 21:21
Đại biểu Hà Nội: Thị trường chứng khoán an toàn là kênh chia lửa cho tín dụng
Đại biểu Hà Nội Phạm Đức Ấn cho rằng sửa Luật Chứng khoán là rất cần thiết, vì thị trường chứng khoán an toàn là một kênh để chia lửa cho thị trường tín dụng.
Sự kiện - 07/11/2024 19:41
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc nâng mức phạt kiểm toán độc lập gấp 20 lần
Một số Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, nâng mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập lên gấp 20 lần so với thời điểm hiện tại là chưa phù hợp.
Sự kiện - 07/11/2024 16:40
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
3
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
-
4
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
5
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 6 day ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 6 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 3 day ago