[Gặp gỡ thứ Tư] 'Cấm cá nhân đầu tư bất động sản ở nước ngoài - lợi bất cập hại?'

Nhàđầutư
Trao đổi về dự thảo Nghị định đầu tư ra nước ngoài, TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng dự thảo được xây dựng khá chi tiết, bám sát thực tiễn; tuy nhiên, quy định cấm cá nhân đầu tư bất động sản ở nước ngoài dễ dẫn tới tình trạng "lợi bất cập hại".
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 10, 2020 | 06:38

Nhàđầutư
Trao đổi về dự thảo Nghị định đầu tư ra nước ngoài, TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng dự thảo được xây dựng khá chi tiết, bám sát thực tiễn; tuy nhiên, quy định cấm cá nhân đầu tư bất động sản ở nước ngoài dễ dẫn tới tình trạng "lợi bất cập hại".

Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến doanh nghiệp, nhà đầu tư cho dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN). Dự thảo Nghị định ĐTRNN được xây dựng dựa trên các quy định về ĐTRNN trong Chương V - Hoạt động ĐTRNN (Điều 51 đến Điều 68), Điều 73 về Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài của Luật Đầu tư. Cùng với đó là kế thừa Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về ĐTRNN.

Dự thảo Nghị định ĐTRNN được quy định dựa trên nguyên tắc bảo đảm huy động và phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển. Đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và thống nhất, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTRNN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ.

Để đưa thêm một góc nhìn, đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định ĐTRNN, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Những bất hợp lý

Xin ông cho biết tổng quan về dự thảo Nghị định đầu tư ra nước ngoài mà Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến?

TS. Nguyễn Văn Toàn: Trước tiên có thể thấy, bối cảnh của ĐTRNN bây giờ đã khác trước đây. Nếu trước đây nói tới ĐTRNN thường là đầu tư từ nước phát triển ra nước kém phát triển hơn thì hiện nay xu hướng đã thay đổi. Việt Nam không chỉ đầu tư sang Lào, Campuchia mà còn đầu tư sang Mỹ, Nhật, Châu Âu...

c9a32f57-f0f8-4ffc-b44b-4df920888d3f-1059

TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch VAFIE. Ảnh: Trọng Hiếu.

Rồi các ngành nghề ĐTRNN cũng đa dạng hơn. Loại hình doanh nghiệp ĐTRNN cũng không chỉ là những doanh nghiệp lớn như Viettel, TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai... mà có cả những doanh nghiệp nhỏ, các cá nhân. Trước thực tế đó, việc ra đời một Nghị định quy định về ĐTRNN ở thời điểm này được cho là đúng lúc. 

Đánh giá chung về dự thảo có thể thấy là khá toàn diện, chi tiết, tuân thủ quy định Luật Đầu tư và thông lệ quốc tế, bao quát được những thay đổi trong ĐTRNN của Việt Nam.

Với vai trò là một người có nhiều năm kinh nghiệm và quan sát đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, ông có những đóng góp gì cụ thể để dự thảo Nghị định này được hoàn thiện hơn?

TS. Nguyễn Văn Toàn: Tôi có 2 góp ý cơ bản. Đầu tiên là quy định hạn chế, cấm không cho cá nhân ĐTRNN trong lĩnh vực bất động sản.

Theo giải trình của ban soạn thảo, sở dĩ có quy định này là để hạn chế một số cá nhân Việt Nam thông qua hình thức ĐTRNN, thông qua 1 số chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở một số nước để nhập quốc tịch, định cư. Ví dụ như Mỹ, Canada đều khuyến khích cá nhân đem tiền đầu tư ra mua bán bất động sản.

Đúng là trên thực tế có 1 số trường hợp cần bị hạn chế khi có ý định nhập tịch để trốn tránh trách nhiệm dân sự ở Việt Nam, thậm chí phải ngăn chặn không cho những cá nhân này có cơ hội làm như vậy. Vì khi nhập tịch rồi, họ sẽ là công dân nước đó, được bảo vệ theo luật nước đó và quy định chung của quốc tế. Hành vi nêu trên là phi pháp.

Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà ngăn chặn những cá nhân ĐTRNN với mục đích kinh doanh chính đáng. Thiết nghĩ nên dùng biện pháp khác, thay vì áp đặt công cụ hành chính như quy định trong dự thảo để ngăn chặn tình trạng nêu trên gây ảnh hưởng tới các nhà đầu tư chân chính, dẫn tới tình trạng "lợi bất cập hại".

Hàn Quốc cũng là một nước có nhiều cá nhân  ĐTRNN nhưng họ không ngăn chặn như Việt Nam. Ngay cả các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào, Campuchia thời điểm hiện tại cũng đang đầu tư nhiều vào kênh bất động sản và khá hiệu quả. Vì thế, việc cấm cá nhân đầu tư bất động sản ở nước ngoài là bất hợp lý.

Thực tế quan sát cũng có thấy dù có quy định như vậy thì cũng khó quản lý được. Nhà đầu tư có thể lách luật bằng cách thành lập 1 công ty, công ty của một cá nhân ĐTRNN, khi công ty giải thể, bất động sản đó sẽ lại thuộc về cá nhân đó thôi. Vì vậy để tránh chuyện những cá nhân lợi dụng đầu tư để nhập tịch, trốn tránh trách nhiệm Việt Nam nên được quản lý theo hình thức khác.

Góp ý thứ 2 là về hạn mức số tiền doanh nghiệp có thể chuyển ra nước ngoài trước khi có giấy phép đầu tư.

Cụ thể, trước khi có giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp cần lên kế hoạch dự án, thuê chuyên gia, khảo sát, đánh giá, lập văn phòng thực hiện khảo sát, đấu thầu… Thì dự thảo Nghị định đưa ra quy định, hạn mức số tiền được chuyển ra nước ngoài trước khi có dự án là không quá 5% của tổng vốn đầu tư và không vượt quá 300 nghìn USD.

Quy định này thực tế chỉ phù hợp với những dự án có quy mô nhỏ khoảng trên dưới 6 triệu USD tổng vốn đầu tư. Còn với những dự án có tổng mức đầu tư lên tới 100 triệu USD thì con số 300 nghìn USD lại quá nhỏ để thực hiện thời gian ban đầu thiết lập dự án.

Vì vậy, nên chăng quy định theo hướng, dự án nhỏ thì là 5%, nhưng với dự án lớn có tổng mức đầu tư từ 10 triệu USD trở nên thì có thể quy định ở mức 2-3%. Nếu giữ theo quy định nêu trên, khi phát sinh một dự án lớn, tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu USD, sẽ nảy sinh cơ chế xin cho vì nằm ngoài quy định.

Cấm cán bộ đầu tư ra nước ngoài giúp chống rửa tiền 

Ông đánh giá thế nào về quy định "cán bộ, công chức, viên chứ; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước không được thực hiện hoạt động ĐTRNN"?

TS. Nguyễn Văn Toàn: Quy định này hoàn toàn đúng và phù hợp với các quy định khác của luật pháp Việt Nam. Bản thân những cá nhân làm lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước cũng không được thành lập công ty cá nhân. Tuy nhiên, thực tế họ vẫn bằng cách này hay cách khác lách được luật. Ví dụ như họ không đứng tên trực tiếp thành lập công ty mà có thể nhờ người thân đứng tên hộ.

Một điều đáng quan tâm của dự thảo lần này là đã phân biệt được ĐTRNN của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều này là đúng, vì doanh nghiệp Nhà nước dùng tiền của Nhà nước để đầu tư nên cần quản lý chặt chẽ về dòng tiền. Nhưng doanh nghiệp tư nhân là dùng tiền của tư nhân. Họ phải tự chịu trách nhiệm với đồng tiền mình bỏ ra nên không cần phải quản lý họ lỗ lãi thế nào mà chỉ cần quản lý xem họ có chuyển tiền ra ngoài để rửa tiền hay tài trợ các tổ chức chống đối, khủng bố hay không thôi. 

Theo ông, hoạt động ĐTRNN của Việt Nam ở thời điểm hiện tại như thế nào?

TS. Nguyễn Văn Toàn: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư được ra nước ngoài là điều đáng mừng. Họ mang tiền ra nước ngoài với hy vọng là để mang về nhiều ngoại tệ hơn. Cùng với đó nó cũng thể hiện sự vững mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Cho thấy họ đã tự tin hơn, năng lực cốt lõi hơn để sánh vai được với doanh nghiệp các vùng họ đến đầu tư.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, từ những bài học quốc tế, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích, các chương trình nhằm dẫn dắt nhà đầu tư kết nối, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Giống như một đàn sếu, nếu có những con đầu đàn dẫn theo cả đàn sẽ mạnh hơn từng con đi lẻ tẻ, tự phát. 

Cùng với đó là việc hỗ trợ thành lập các hội, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN nhằm thông tin cho nhau, bảo vệ quyền lợi của nhau, giúp đỡ nhau. 

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ