FE Credit tiếp tục là 'gà đẻ trứng vàng' cho VPBank trong năm 2018

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Nguyễn Đức Vinh khi trả lời chất vấn của cổ đông về hướng đi của ngân hàng trong thời gian tới.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 03, 2018 | 10:31

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Nguyễn Đức Vinh khi trả lời chất vấn của cổ đông về hướng đi của ngân hàng trong thời gian tới.

FE Credit

FE Credit hiện đang chiếm 50% thị phần cho vay tiêu dùng Việt Nam, dự kiến tăng trưởng 30% trong năm 2018 

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018 diễn ra vào chiều qua (19/3) tại Hà Nội, nhiều cổ đông VPBank bày tỏ quan tâm đặc biệt tới đóng góp của FE Credit với VPBank, những rủi ro mà mảng kinh doanh này mang lại và định hướng của HĐQT, Ban điều hành ngân hàng trong thời gian tới.

FE Credit rủi ro lớn nhưng không mạo hiểm

Trả lời thắc mắc của cổ đông, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, cho hay: cấu trúc nguồn thu để phát triển ngân hàng rất rõ ràng theo chương trình đề ra của HĐQT trong từng thời kỳ.

Trong 7 năm qua VPBank đã thực hiện chiến lược bán lẻ toàn diện và trong 5 năm trở lại đây thành công, lợi nhuận VPBank đến chủ yếu từ 2 nguồn là hoạt động truyền thống và FE Credit. 

Theo đó, từ năm 2014, FE Credit bắt đầu có lãi sau 2 năm lỗ liên tiếp. Cho đến năm 2017 công ty tài chính này vẫn đang là động lực phát triển mới của ngân hàng. Và đến năm 2018, FE Credit cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng góp lớn trong tăng trưởng doanh thu.

Ban điều hành ngân hàng VPBank kỳ vọng vào sự tăng trưởng GDP, tăng thu nhập đầu người của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo ra thêm động lực cho sự phát triển của FE Credit. 

Về định hướng cho FE Credit, ông Vinh nhấn mạnh vào những dòng sản phẩm mới, kết hợp cùng với thế mạnh hiện tại là cho vay nhỏ lẻ, sẽ là phát hành thẻ tín dụng, mở rộng các kênh thanh toán. Hiện VPBan đang đứng đầu thị trường về phát hành thẻ tín dụng mới, số lượng thẻ tín dụng ngân hàng hiện nay lên tới gần 8.000 thẻ.

Giải đáp những băn khoăn của cổ đông về rủi ro của phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, cho vay tín chấp của FE Credit, ông Vinh cho biết, VPBank đã xác định kinh doanh trên phân khúc rủi ro nhất của thị trường, tuy nhiên không phải là "mạo hiểm", bởi đây là hình thức kinh doanh không còn xa lạ trên thế giới. Vay tín chấp phát triển đầu tiên tại Mỹ, có những giai đoạn khủng hoảng, khó khăn khi có quá nhiều công ty cho vay tiêu dùng và vay tiêu dùng không được kiểm soát. Đó cũng là một yếu tố mà khi cho vay tín chấp cần phải thận trọng.

Hành trình vay tiêu dùng mới chỉ khởi động

Theo ông Vinh, hiện nay, FE Credit đang chiếm khoảng 50% thị phần cho vay của 12 công ty tài chính hiện nay đang hoạt động. Hiện FE Credit đang tạo ra 30% doanh thu cho VPBank, nhưng định hướng trong thời gian tới có thể 40-50%. 

FE Credit nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế, khi có hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào công ty tài chính này. Cùng với đó, lãi suất cho vay với FE Credit cũng giảm mạnh từ 10-11% xuống còn hơn 6%.

Ông Vinh khẳng định, với những diễn biến kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay, sức mua của người dân sẽ tiếp tục tăng trong 3-5 năm tới. Về những rủi ro có thể xảy ra, Ban điều hành VPBank đã có những phương án tốt nhất để bảo vệ ngân hàng.

Trả lời câu hỏi tiềm năng của FE Credit sẽ ra sao trong 5 năm tới? Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết: Rủi ro trong cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp chỉ xảy ra khi khách hàng mất khả năng chi trả, nền kinh tế đi xuống, 1 người vay ở 2 - 3 ngân hàng. Nhưng với Việt Nam, khi tỷ lệ cho vay tiêu dùng còn rất thấp, khoảng 30%, khả năng chi trả còn rất cao thì khủng hoảng cho vay tiêu dùng rất khó xảy ra, hay nói cách khách rủi ro cũng không phải quá cao.

"Riêng chuyện rủi ro cao của hoạt động cho vay tiêu dùng thì ai cũng biết. Tuy nhiên, để dự phòng cho vấn đề này, VPBank đã thuê những nhà quản trị rủi ro là những người từng có kinh nghiệm đi qua rủi ro, khủng hoảng tài chính tại Đông Âu, Ấn Độ. Và ngân hàng luôn có biện pháp phòng ngừa hiệu quả", ông Dũng nhấn mạnh.

Về tiềm năng của FE Credit ở thời điểm hiện tại, ông Dũng cho rằng phần lớn các chuyên gia tài chính đều cho rằng tín dụng tiêu dùng có thể chiếm 10% GDP, còn ở Việt Nam tỷ lệ này đang rất thấp. Vì vậy, có thể nói hành trình tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam mới chỉ là những bước khởi đầu. Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng đều trong 20-30 năm tới với tốc độ trung bình khoảng 5%/năm. "Dự kiến trong năm 2018 dư nợ cho vay của FE Credit sẽ tăng trưởng 30%, từ mức 45.000 tỷ đồng của năm ngoái", ông Dũng nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ