Chủ tịch VPBank: Năm 2018, tự tin đạt lợi nhuận 10.800 tỷ đồng

Nhàđầutư
Tại ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng diễn ra ngày 19/3, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết: Bản thân HĐQT ngân hàng rất tự tin với kế hoạch lợi nhuận năm 2018 là 10.800 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn rất nhiều giá trị vốn hoá của ngân hàng hiện tại.
ĐÌNH VŨ
19, Tháng 03, 2018 | 19:20

Nhàđầutư
Tại ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng diễn ra ngày 19/3, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết: Bản thân HĐQT ngân hàng rất tự tin với kế hoạch lợi nhuận năm 2018 là 10.800 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn rất nhiều giá trị vốn hoá của ngân hàng hiện tại.

DHDCD-VPBank-2018

 ĐHĐCĐ VPBank năm 2018 đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2018 là 10.800 tỷ đồng

5 năm - một chặng đường đầy "mạo hiểm"

Từ năm 2012-2017 là một giai đoạn ghi nhận nhiều thay đổi, "vượt khó" của VPBank khi Công ty Tài chính FE Credit đi từ lỗ tới lãi lớn. Trong năm 2017, VPBank là một trong số ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận trong toàn ngành, với lợi nhuận trước thuế đạt 8.130 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với năm 2016 và đạt 120% kế hoạch đề ra. Trong đó, tăng trưởng tín dụng tại FE Credit là 52%. Tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của VPBank đạt 277.750 tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2016.

Chia sẻ về việc tập trung vào mảng tín dụng tín chấp - mảng tín dụng rủi ro lớn nhất, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết: FE Credit đang đóng góp rất lớn cho lợi nhuận ngân hàng. Trong 3 năm trở lại đây Công ty tài chính này đóng góp trên dưới 50% lợi nhuận toàn ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng phân khúc rủi ro nhất thị trường. Đặc biệt khi thị trường rơi vào giai đoạn khủng hoảng tài chính. Cùng với đó, việc nở rộ các công ty cho vay tiêu dùng, vay tiêu dùng không được kiểm soát cũng tạo ra những nguy cơ tiềm tàng của FE Credit. Vì thế, dù lựa chọn phân khúc này và đang đạt được nhiều thành công nhưng VPBank cũng rất thận trọng với cho vay tín chấp.

Chia sẻ thêm, ông Vinh cho biết, hiện nay, FE Credit đang chiếm khoảng 50% thị phần cho vay của các công ty tài chính ở Việt Nam. Và bản thân FE Credit không cần quá nhiều vốn, chỉ chiếm khoảng 20% vốn của VPBank. 

Khẳng định về tương lai phát triển lâu bền, cùng với đó là những ưu điểm của tín dụng tiêu dùng, ông Vinh nói: Công ty Tài chính FE Credit nhận được sự tham gia đóng góp vốn lớn nhất từ cộng đồng Quốc tế. "Có hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư ngoại đã được rót vào FE Credit và lãi suất cũng giảm còn trên dưới 6% từ mức 10-11% trước đó. Điều đó cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài về tài chính tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và FE Credit là rất lớn".

Cùng với đó, ông Vinh nhận định, Việt Nam chỉ là một thị trường mới nổi nên cơ hội về tài chính tiêu dùng còn rất lớn. Với tất cả các diễn biến gần đây thì sức mua của người dân Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong 3-5 năm tới. Bản thân VPBank luôn chuẩn bị những phương án dự phòng để bảo vệ ngân hàng một cách tốt nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Với việc niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào cuối quý III vừa qua, VPBank đã tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lần lượt lên mức 15.706 tỷ đồng và 29.693 tỷ đồng, tức tăng hơn 70% so với năm 2016.

Bên cạnh đó, hoạt động huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của VPBank đạt hơn 199.655 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016.

Năm 2018 - một chặng đường mới

Năm 2018 là năm mở đầu cho giai đoạn 5 năm tiếp theo (2018-2022), VPBank. Chia sẻ trước thềm cổ phiếu VPB lên sàn hồi giữa tháng 8/2017, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh từng cho biết, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2018 lên tới 8.500 tỷ đồng - một con số khá tham vọng vào thời điểm đó, nhưng hiện tại mục tiêu của Ngân hàng đã lớn hơn nhiều. 

Theo đó, năm 2018, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2018 dự kiến tăng 29%, đạt 359.477 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng mục tiêu tăng gần 24%, đạt 243,320 tỷ đồng; trong đó cho vay khách hàng đạt 229.148 tỷ đồng. Huy động vốn từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá cũng dự kiến tăng 21% lên 241.675 tỷ đồng. Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 tiếp tục tăng 33% lên mức 10.800 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. 

Một trong những mục tiêu quan trọng VPBank đặt ra trong năm 2018 là tăng vốn điều lệ. Các phương án để tăng vốn điều lệ của ngân hàng thực hiện trong 5 đợt: Đợt 1 là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Đợt 2 phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ nhân viên VPBank (ESOP); 

Đợt 3 là mua lại các cổ phần ưu đãi cổ tức làm cổ phiếu Quỹ và sử dụng cổ phiếu Quỹ để chia cổ tức thưởng cho các cổ đông sau khi hết thời gian chuyển nhượng của số cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật; Đợt 4 là phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước để tăng vốn điều lệ; Đợt 5 là chia cổ phiếu thưởng từ nguồn Thặng dư vốn từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư năm 2017.

Nhấn mạnh quyết tâm của HĐQT, Ban điều hành VPBank trong năm 2018, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank nói: Chúng tôi rất tự tin với kế hoạch lợi nhuận năm nay là 10.800 tỷ đồng. Cùng với đó, HĐQT kỳ vọng khả răng rất cao việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm nay sẽ thành công với mức giá bán được cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn nhiều so với mức giá hiện tại của ngân hàng trên thị trường. 

Cùng với đó, ông Dũng cũng thể hiện kỳ vọng trong ĐHĐCĐ năm sau, VPBank có thể tiếp tục chia cổ phiếu thưởng, cổ tức cho cổ đông ở mức trên 60%; vốn chủ sở hữu của VPBank đạt từ 45-46.000 tỷ đồng.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ