EVFTA tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Nhàđầutư
Phó Chủ tịch nước đánh giá, với EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU; việc này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam
MY ANH
20, Tháng 05, 2020 | 15:11

Nhàđầutư
Phó Chủ tịch nước đánh giá, với EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU; việc này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

dang-ngoc-thinh

 

Được sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước, trình bày Tờ trình tại Kỳ họp thứ 9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.

Theo Phó Chủ tịch nước, bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, Hiệp định có các tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.

Cụ thể, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, việc Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước…, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

EVFTA dự kiến cũng sẽ giúp kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU, cũng như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới đều tăng. EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.

Đối với FDI, đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.

Các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển; điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.

Về chất lượng đầu tư, với EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU; việc này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng. Với EVFTA, các lĩnh vực thu hút FDI dự kiến sẽ được mở rộng và đa dạng hơn trong những ngành EU có thế mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, cắt giảm thuế quan theo EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Một là giảm thu NSNN do giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Hai là, tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Lợi ích của EVFTA về thu ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.

Phó Chủ tịch nước cũng nêu rõ, qua đánh giá tác động của Hiệp định đối với Việt Nam bên cạnh những thuận lợi về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, kinh tế, pháp luật, thể chế, lao động, việc làm, an sinh, xã hội; Hiệp định có thể mang lại một số thách thức nhất định.

Cụ thể, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho EU, tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của ta. Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Mặt khác, do cơ cấu kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ sung rất cao, không đối đầu trực tiếp nên dự kiến sức ép cạnh tranh sẽ không lớn.

Ngoài ra, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, nên EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Để đối phó với áp lực cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng tối đa cơ hội cũng như giảm thiểu thách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định, cam kết của Hiệp định.

"Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp được phép áp dụng theo các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và EVFTA nói riêng để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài", bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nói.

Phó Chủ tịch nước cũng cho biết, EVFTA cũng bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, phát triển bền vững vv...,  để thực hiện đầy đủ các quy định này đòi hỏi cải cách hệ thống pháp lý của ta. Tuy nhiên, việc này cũng phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả của mua sắm công, đổi mới mô hình tăng trưởng, Chính phủ cũng đã và đang triển khai hết sức chủ động, khẩn trương.  

Hơn nữa, các cam kết về lao động  trong đó bao gồm việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hay việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) để thực thi các cam kết về thương mại và phát triển bền vững với sự tham gia của đại diện người lao động, đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam có thể làm gia tăng sức ép về giám sát xã hội trong quá trình thực thi Hiệp định và từ đó đặt ra những thách thức nhất định đối với Việt Nam.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã thảo luận và cân nhắc kỹ về định hướng, lộ trình, cách thức sửa đổi các văn bản pháp luật trong nước, phê chuẩn các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như công tác chuẩn bị về pháp lý và hành chính đối với việc thành lập Nhóm DAG. Những thách thức nảy sinh sẽ được giải quyết thông qua việc xây dựng những quy định phù hợp về điều kiện, thủ tục thành lập, quản lý đăng ký hoạt động, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm vv...           

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nêu rõ, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ với những nội dung nêu trên, căn cứ quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn toàn văn Hiệp định EVFTA trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Đề nghị Chính phủ báo cáo, thuyết minh trước Quốc hội về nội dung cụ thể và những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn Hiệp định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ