'Ế' như shophouse

Nhàđầutư
Từng là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng nay phân khúc này đang rơi vào tình trạng ế ẩm. Khảo sát ở khu vực quận 7, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức… hàng loạt shophouse để trống, treo biển cho thuê và ngay cả khi giảm giá cũng ‘kén’ khách thuê.
ĐÌNH NGUYÊN
09, Tháng 12, 2021 | 06:46

Nhàđầutư
Từng là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng nay phân khúc này đang rơi vào tình trạng ế ẩm. Khảo sát ở khu vực quận 7, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức… hàng loạt shophouse để trống, treo biển cho thuê và ngay cả khi giảm giá cũng ‘kén’ khách thuê.

shophouse

Hàng loạt shophouse trong khu cảng Cát Lái, TP. Thủ Đức bỏ trống trong nhiều năm.

Giảm giá cũng không ăn thua

Trước đây, shophouse (nhà phố thương mại) được xem là sản phẩm kiếm nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với lợi thế là vừa để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn vị trí đẹp để thu hút khách thuê. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID kéo dài khiến thị trường không còn như kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư “vỡ mộng”.

Ghi nhận thực tế tại khu vực quận 7, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức… hàng loạt shophouse để trống, treo biển cho thuê và ngay cả khi giảm giá cũng ‘kén’ khách thuê bởi trải qua nhiều đợt dịch họ đang dần kiệt quệ tài chính.

Tại TP. Thủ Đức, shophouse dọc theo trục đường Nguyễn Cơ Thạch phổ biến 75-80 tỷ đồng một căn, giá chào thuê từ 130-140 triệu đồng/tháng có cam kết giảm giá, trợ giá thuê mùa dịch nhưng không ai thuê. Dãy shophouse ở dọc đường Đồng Văn Cống đang có giá bán từ 27-35 tỷ đồng/căn, giá thuê 30-58 triệu đồng/tháng cũng chỉ lác đác có vài căn đang hoạt động còn lại bỏ trống hàng loạt.

Tương tự là trong khu cảng Cát Lái, hàng loạt căn shophouse bị bỏ trống, biển cho thuê giăng đầy, giá chào bán cả chục tỷ đồng một căn, giá thuê dao động 18-20 triệu đồng/tháng, nhưng không ai thèm ngó đến. Trên trục Phạm Văn Đồng, shophouse có giá chào thuê 42-45 triệu đồng/tháng, ghi nhận nhiều mặt bằng giảm giá chào thuê để kích cầu thị trường nhưng cũng không mấy khả quan.

Tại khu vực quận 7 cũng chung tình cảnh ế ẩm. Dọc đường Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu thọ bỏ trống trong nhiều năm Năm 2015, chị Thùy Linh, (quận 7) mua một căn shophouse tại dự án trên đường Nguyễn Hữu Thọ với giá hơn 3 tỷ đồng để cho thuê lại. Ban đầu còn có khách thuê và trả 20 triệu đồng/tháng. Nhưng từ đợt dịch COVID-19 kéo dài, khách thuê trả mặt bằng và đang “đắp chiếu” nhiều tháng qua.

Hiện nay, việc shophouse cho thuê cũng không được, bán cũng không xong đang khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu. Năm 2019, anh Nguyễn Tùng (TP. Thủ Đức) ôm 1 căn shophouse tại dự án trên đường Võ Văn Kiệt với giá hơn 2 tỷ đồng để đầu tư sinh lời. Nhưng, số tiền đi vay ngay hàng để ôm căn này lại đang là áp lực. Hơn 1 năm qua, anh chào thuê với giá 20 triệu đồng, thậm giá xuống giá 15 triệu đồng/tháng nhưng không ai thuê. Bán lại càng không được bởi trải qua đợt dịch COVID-19 kéo dài nhiều khách thuê và nhà đầu tư đang dần kiệt quệ về tài chính.

Nhưng giá bán vẫn không giảm

khoảng 5 năm trở lại đây, các căn shophouse hạng sang bắt đầu xuất hiện ở các dự án khu đô thị quy mô lớn tại TP.HCM, chia làm 2 nhóm sản phẩm. Thứ nhất là nhà phố thương mại, gắn liền với đất, sở hữu lâu dài. Thứ hai là shophouse khối đế của các tòa nhà, sở hữu có thời hạn (chủ yếu là 50 năm).

Nhà phố thương mại gắn liền với đất là loại hình bất động sản được nhiều chủ đầu tư xây dựng trong một dự án khu dân cư. Đặc điểm của loại hình này là nằm tại trục đường lớn, thiết kế từ 4 - 5 tầng, trong đó tầng 1 dùng để kinh doanh, từ tầng 2 - 5 dùng để ở. Trong một dự án, đơn giá trên đất của một căn shophouse nhà phố thương mại thường cao 1,5 - 2 lần đơn giá của một căn nhà phố thông thường do yếu tố thương mại cấu thành.

Phân khúc này thu hút rất tốt dòng tiền của giới đầu tư. Với lợi thế vừa để ở, vừa kinh doanh, shophouse nhanh chóng trở thành sản phẩm được nhiều nhà đầu tư săn lùng. Vì thế, giá bán của chủ đầu tư vốn đã cao ngất ngưởng, nhưng giá thứ cấp vẫn không ngừng tăng.

Tuy nhiên, dù giá tăng “phi mã” thì dòng sản phẩm này vẫn thuộc dạng mua rồi để đó. Theo giới phân tích thị trường thì việc kinh doanh ế ẩm hay shophouse bị bỏ trống do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung, do thói quen mua sắm của người dân hiện vẫn còn chưa thay đổi. Ví dụ như thói quen đi chợ, siêu thị mua hàng, không thích mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi ở trong dự án. Ngoài ra, những sản phẩm bán tại các cửa hàng trong dự án không phong phú, giá lại khá cao khiến cư dân không hứng thú, dẫn tới kinh doanh ế ẩm, ngoài ra vị trí cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc kinh doanh của những shophouse.

Các chuyên gia nhận định, các nhà đầu tư khi muốn đầu tư shophouse phải có dòng tiền nhàn rỗi nếu không sẽ “vỡ mộng”. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Thậm chí hiện nay có nhiều đơn vị và chủ shophouse phải giảm giá tới đáy nhưng cũng chưa chắc đã có khách thuê.

Khảo sát Savills Việt Nam cho thấy, để giữ chân khách thuê hiện tại, chủ nhà, chủ shophouse phải giảm giá thuê. Trong khi với các mặt bằng đang chào thuê, dù chủ nhà phải đối mặt với yêu cầu giảm từ 20 - 40% giá chào thuê hiện tại. Thời hạn hợp đồng vẫn duy trì ở mức 3 - 5 năm, tuy nhiên, khách thuê đề xuất không tăng giá thuê trong suốt thời hạn thuê mặt bằng.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Savills Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, thị trường nhà phố, shophouse cho thuê tiếp tục đối mặt với việc trả hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí từ khách thuê và khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê mới.

Chủ thuê sẽ không còn ở thế thượng phong, thay vào đó, khách thuê sẽ chiếm lợi thế với nhiều lựa chọn hơn để đuổi kịp xu hướng. Khách thuê có thể lựa chọn các trung tâm thương mại để mở các cửa hàng tận dụng nguồn khách mua sắm cao, hoặc tăng cường chiến lược tiếp thị và bán hàng trực tuyến khi lưu lượng khách tiêu dùng trên các kênh này tăng mạnh trong thời qua và dự báo tiếp tục trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ