Đứt gãy thanh khoản doanh nghiệp làm giảm chất lượng tài sản ngân hàng

Nhàđầutư
Nhóm phân tích VnDirect nhận định rằng, một vấn đề đáng lưu ý là rủi ro đứt gãy thanh khoản giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ảnh hưởng lên chất lượng tài sản của các ngân hàng.
ĐÌNH VŨ
23, Tháng 12, 2022 | 09:12

Nhàđầutư
Nhóm phân tích VnDirect nhận định rằng, một vấn đề đáng lưu ý là rủi ro đứt gãy thanh khoản giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ảnh hưởng lên chất lượng tài sản của các ngân hàng.

Giao dich Ngan hang Coc tien 9

Đứt gãy thanh khoản giữa các doanh nghiệp làm giảm chất lượng tài sản ngân hàng. Ảnh: Trọng Hiếu

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán VnDirect cho rằng trong thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ cả bên ngoài và trong nước.

Đáng chú ý là việc FED tăng lãi suất mạnh đã khiến chỉ số USD Index leo lên mức cao nhất trong hai thập kỷ, tạo ra áp lực giảm giá đối với hầu hết các đồng tiền trên thế giới và VND không phải là ngoại lệ. Cùng với việc bán USD để ổn định tỷ giá, nới biên độ giao dịch VND (từ 3% lên 5%) và NHNN đã tăng lãi suất điều hành lần thứ hai liên tiếp.

Việc tăng mạnh lãi suất điều hành đã tác động trực tiếp đến lãi suất huy động của tất cả các kỳ hạn và các ngân hàng đều đã phải tăng lãi suất huy động với tốc độ tương tự như vậy. Vì lãi suất cho vay khó có thể theo kịp với chi phí huy động vốn tăng cao do NHNN đã và đang yêu cầu các NHTM duy trì mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nướ có thể tác động tiêu cực đến NIM của các ngân hàng với chi phí vốn cao hơn.

Tuy nhiên, VnDirect tin rằng vấn đề có thể trở nên "nhẹ nhàng" hơn khi áp lực từ đồng USD giảm bớt.

Tuy nhiên, nhóm phân thích nhận thấy một vấn đề rất đáng lưu ý đó là rủi ro "đứt gãy thanh khoản" giữa các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này có thể ảnh hưởng lên chất lượng tài sản của các ngân hàng.

Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với chi phí lãi vay cao hơn (do đồng USD mạnh lên và lãi suất VND cao hơn), điều này làm giảm khả năng sinh lời và gia tăng áp lực nợ vay. Mặt khác, thị trường vốn Việt Nam đang bị cản trở khi tín dụng từ ngân hàng hạn hẹp và việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt; do đó nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cân đủ nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và gánh nặng đáp ứng nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp có thể tác động xấu lên chất lượng tài sản của các ngân hàng từ năm 2023 trở đi.

''Tóm lại, ngành ngân hàng trong năm 2023 - 2024 sẽ gặp nhiều trở ngại hơn liên quan đến tăng trưởng tín dụng chậm lại, áp lực hy sinh lợi nhuận (NIM thu hẹp) và đối mặt với những lo ngại về chất lượng tài sản'', VnDirect đánh giá.

Bộ phận phân tích của Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cũng dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2022 và 2023 khó duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn 2 năm trước đó, bởi dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và lợi nhuận biên chịu áp lực do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng.

Theo nhận định của giới phân tích, đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, gây tổn thất nặng cho nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa, năm nay nền kinh tế toàn cầu còn bị áp lực bởi lạm phát, suy thoái. Tỷ lệ hình thành nợ xấu được dự báo tăng trong nửa cuối năm 2022 do các khoản vay tái cơ cấu hết thời hạn cơ cấu.

Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng sẽ có sự phân hoá lớn. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực, nhiều ngân hàng đã trích lập đủ dự phòng cho nợ cơ cấu nên lợi nhuận sẽ không chịu áp lực từ vấn đề này. Tuy nhiên, với những ngân hàng chưa trích lập đủ sẽ phải đối mặt với khả năng chi phí tín dụng gia tăng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ