Đường về hai đầu 'chiến tuyến' của Bitexco và Crystal Treasure tại Hương Giang Tourist

XUÂN TIÊN
06:16 28/05/2019

Từ chỗ nồng ấm, mối quan hệ giữa hai cổ đông lớn nhất của Du lịch Hương Giang bỗng chốc xấu đi, nhất là với quyết định thay đổi Chủ tịch HĐQT ngày 7/11 năm ngoái mà tính pháp lý tới nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Cổ đông chiến lược

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đầu năm 2007 tiến hành cổ phần hoá Công ty Du lịch Hương Giang. Theo đó nhà nước sở hữu 12,572 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 62,86%, bán đấu giá công khai 5,489 triệu cổ phần (27,45%) và bán cho nhà đầu tư chiến lược 1,524 triệu cổ phần (7,62%).

Theo phương án cổ phần hoá phê duyệt ngày 30/3/2007, 3 nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt, CTCP Đầu tư Đô thị Kang Long và Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh.

Sau nhiều lần thay đổi, phương án cuối cùng vào ngày 15/11/2007 đã rút gọn danh sách nhà đầu tư chiến lược, chỉ còn Công ty Bình Minh - chính là Tập đoàn Bitexco sau này. Du lịch Hương Giang trở thành công ty cổ phần cùng sự tham gia của ông Vũ Quang Hội với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.

huong-giang

Hương Giang Tourist sở hữu nhiều khách sạn có vị trí đắc địa tại TP.Huế. Ảnh: Xuân Tiên

Tuy vậy, không nhiều người biết rằng song song với Bitexco, một nhà đầu tư nước ngoài cũng rất hứng thú với Hương Giang và đã mua từ 12-13% trong đợi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2007, theo tiết lộ gần đây của Phó TGĐ Hương Giang Tourist Lê Bá Giang.

Doanh nghiệp này là Kei Sei Limited - một pháp nhân kín tiếng đăng ký tại thiên đường thuế British Virgin Islands, đóng trụ sở tại Hồng Kông.

Dù chia nhau nắm khoảng 20% vốn, song suốt trong thời gian dài từ 2007 tới 2015, cả Bitexco lẫn Kei Sei Limited không có nhiều tiếng nói tại Hương Giang, khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn là cổ đông chi phối với 62,86%.

Tại ĐHĐCĐ năm 2015, đại diện Kei Sei đã truy vấn Chủ tịch HĐQT Hương Giang về việc niêm yết chứng khoán, yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước phải chịu trách nhiệm khi cam kết đưa cổ phiếu lên sàn của UBND tỉnh thời điểm IPO năm 2007 vẫn nằm "trên giấy". Doanh nghiệp Hồng Kông đã dụng đến loạt từ ngữ gay gắt như "phải chịu trách nhiệm", "không thực sự cố gắng", hay "lừa dối nhà đầu tư".

Vào thời điểm đó, sau 8 năm rót vốn vào Hương Giang, Kei Sei Limited vẫn không có một "chân" nào trong cơ cấu HĐQT, dù theo Điều lệ, họ có thể cử hai đại diện.

Thoát khỏi vòng "kim cô" SCIC và thoái vốn chỉ định

Theo quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, sau khi hoàn thành chuyển sang công ty cổ phần, vốn nhà nước tại Hương Giang phải được bàn giao từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Tại Đại hội đồng cổ đông các năm 2012-2013, HĐQT Hương Giang cho biết sẽ hoàn tất việc chuyển giao trong năm 2013.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Thành tại ĐHĐCĐ ngày 23/5/2015 bất ngờ thông báo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xin được chủ trương không chuyển giao vốn nhà nước về SCIC mà tiến hành bán chỉ định cho nhà đầu tư chiến lược, không lâu sau được công bố là Tập đoàn Bitexco.

5 tháng sau, Bitexco và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 10/2015 ký kết Biên bản hợp tác đầu tư chiến lược, trong đó một nội dung quan trọng là đầu tư, nâng cấp loạt khách sạn của Hương Giang Tourist.

Tháng 3/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận bán toàn bộ 12,572 triệu cổ phần (62,86% vốn) Hương Giang cho Bitexco với đơn giá 12.600 đồng/CP, tương đương trọn lô 158,4 tỷ đồng. Tập đoàn của ông Vũ Quang Hội qua đó chi phối tới 70,4% và trở thành công ty mẹ của Hương Giang Tourist. Bản thân doanh nhân quê Thái Bình được bầu làm Chủ tịch HĐQT Hương Giang vào tháng 3/2016, cho dù phải tới tháng 7 năm đó, thương vụ mới chính thức hoàn tất khi Bitexco được sang tên trong sổ cổ đông.

Những tưởng sau khi về tay chủ mới, Hương Giang sẽ được tập trung đầu tư, cải thiện tình hình kinh doanh như cam kết trước đó của Bitexco. Tuy nhiên diễn biến này lại mở ra một thời kỳ với nhiều xáo trộn tại "con cưng" một thời của Cố đô.

Tham vọng của nhà đầu tư Hồng Kông

Trước khi Bitexco mua lại cổ phần chi phối từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Kei Sei Limited mới là cổ đông lớn thứ hai ở Hương Giang, dù vậy, như đã lưu ý, họ lại không có một đại diện nào trong HĐQT.

Tình thế nhanh chóng thay đổi khi tháng 10/2016, tức là sau 3 tháng hoàn tất mua trọn lô cổ phiếu nhà nước, Bitexco đã "sang tay" 5,758 triệu cổ phần Hương Giang cho Kei Sei. Bên cạnh đó, cổ đông ngoại này còn gom thêm 0,7 triệu cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu từ 12,95% lên 45,24%, vượt qua Bitexco và trở thành cổ đông lớn nhất.

Cùng khoảng thời gian này, cổ đông lớn Nguyễn Đình Anh Tuấn cũng đã chuyển nhượng 1,4 triệu cổ phần, tương đương 7% vốn Hương Giang cho bà Lê Thị Ngọc Thuỷ.

Tới cuối năm 2016, 3 cổ đông nắm đến 93,98% vốn Hương Giang là Kei Sei (45,24%), Bitexco (41,74%) và nhà đầu tư cá nhân Lê Thị Ngọc Thuỷ (7%).

Tháng 8/2016, ảnh hưởng của Kei Sei bắt đầu thể hiện rõ khi ông Takahashi Yukio được bầu làm Thành viên HĐQT. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, doanh nghiệp Hồng Kông tiếp tục đưa thêm người vào HĐQT với ông Go Fujiyama và ông Yukiaki Hayashi ở Ban Kiểm soát. Đến tháng 11/2017, ông Johny Cheung Ching Fu được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc và ngày 27/4/2018 được bầu làm Thành viên HĐQT.

Tới lúc này, trong HĐQT 5 người của Hương Giang, có 2 vị liên quan đến Bitexco là Chủ tịch HĐQT Vũ Quang Hội và Thành viên HĐQT Nguyễn Viết Tạo, 3 người nước ngoài còn lại có nhiều liên hệ tới Kei Sei (sau đổi tên thành Crystal Treasue Limited).

Trong suốt nhiều năm, Bitexco và Crystal Treasure duy trì mối quan hệ khá "nồng ấm". Doanh nghiệp ngoại không chỉ thu xếp vốn cho tập đoàn của ông Vũ Quang Hội trong thương vụ Hương Giang, mà 2 cổ đông này gần như đồng nhất quan điểm trong các vấn đề lớn, khi mà Biên bản ĐHĐCĐ thường niên giai đoạn 2016-2018 của Hương Giang thể hiện các tờ trình đều được thông qua với tỷ lệ gần 100%.

Đáng chú ý hơn, Crystal Treasure năm 2018 với vai trò cổ đông lớn nhất đã chấp thuận cho Hương Giang "sang tay" toàn bộ 91,4% cổ phần trong CTCP Du lịch Mỹ An cho Bitexco. Du lịch Mỹ An là chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng cao cấp cùng tên tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án theo kế hoạch đi vào hoạt động từ cuối năm 2019, có quy mô 3,5ha, gồm khách sạn 4 tầng với 92 phòng ngủ cùng 6 căn villas, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng.

"Sợi dây" gắn kết giữa Bitexco và Crystal Treasure bắt đầu có dấu hiệu chùng xuống đáng kể từ những tháng cuối năm 2018, đặc biệt vào ngày 7/11/2018, khi HĐQT Hương Giang có quyết định thay đổi Chủ tịch HĐQT (kiêm người đại diện theo pháp luật) từ ông Vũ Quang Hội sang cho ông Takahashi Yukio. Căng thẳng lên tới đỉnh điểm trong tháng Tư vừa qua với việc Bitexco bị siết nợ cổ phần Hương Giang đang thế chấp tại chính Crystal Treasure. (Đọc thêm: Bitexco 'sang tay' cổ phần Hương Giang Tourist cho ai?)

Không rõ nguyên do khiến mối quan hệ giữa Bitexco và đối tác ngoại nhanh chóng lao dốc như vậy. Tuy nhiên ở góc độ nào đó, ông Vũ Quang Hội cùng lãnh đạo Bitexco chắc hẳn không đến nỗi quá thất vọng, bởi kể cả khi "mất" Hương Giang vào tay Crystal Treasure, thì chi phí đầu tư trên thực tế không đáng kể (thế chấp hết cổ phần), trong khi vẫn "lãi" được dự án Mỹ An, đồng thời "né" được kết luận thanh tra thoái vốn nhà nước đang "treo" lơ lửng.

Vai trò của hai nhà đầu tư mới

6,526 triệu cổ phần Hương Giang thuộc sở hữu của Bitexco bị siết nợ và được chuyển nhượng cho chính Crystal Treasure (3,76%) cùng hai pháp nhân Việt Nam là Công ty TNHH Tấn Trường (20%) và Công ty TNHH Thạch Anh Trắng (8,87%).

Như Nhadautu.vn đã đề cập ở bài trước, Tấn Trường hay Thạch Anh Trắng thực chất đều cùng một chủ, là doanh nhân Trần Minh Quang. Thú vị hơn, Tấn Trường có địa chỉ tại 15B/104 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 (TP.HCM), chỉ cách vài bước chân là sang tới số nhà 15B/109 Lê Thánh Tôn của cổ đông lớn Lê Thị Ngọc Thuỷ, người nắm 7% vốn Hương Giang từ năm 2016. Không chỉ vậy, bà Lê Thị Ngọc Thuỷ còn cùng ông Trần Minh Tấn - Giám đốc Công ty Tấn Trường góp vốn thành lập CTCP Đầu tư Xúc tiến Thương mại HTT, có địa chỉ cũng tại 15B/104 Lê Thánh Tôn.

tru-so-tan-truong

Trụ sở Công ty Tấn Trường. Ảnh: Xuân Tiên

nha-ba-thuy

Cách đó vài số nhà là địa chỉ đăng ký của bà Lê Thị Ngọc Thuỷ. Ảnh: Xuân Tiên

Với chuỗi dự kiện như vậy, không khó để mường tượng ra hình bóng "cầu nối" của nhà đầu tư cá nhân Lê Thị Ngọc Thuỷ trong thương vụ sang tay cổ phiếu Hương Giang vừa qua.

Trong lúc này, theo đuổi từ thời điểm cổ phần hoá đến nay đã 12 năm, không dễ có lý do để Crystal Treasure từ chối cơ hội chiếm hữu "cô gái đẹp" Hương Giang. Vậy do đâu mà doanh nghiệp Hồng Kông lại "chia sẻ" cổ phiếu siết nợ với hai pháp nhân Việt Nam? Vai trò của Tấn Trường hay Thạch Anh Trắng là gì?

Theo Điều lệ sửa đổi lần 5 ngày 22/4/2017, Hương Giang đăng ký nhiều ngành nghề có điều kiện, như Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (mã 9200), Khai thác và kinh doanh khoáng sản (0899), Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa (7912), Vận chuyển hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định (4932)...

Những ngành nghề có điều kiện, nếu chưa được quy định trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, thì theo Nghị định 60/2015 có thể chịu giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 49%.

Do vậy, có ý kiến rằng những Tấn Trường, Thạch Anh Trắng, thậm chí cả nữ doanh nhân họ Lê chỉ là "bên" đứng tên hộ cho Crystal Treasue. Dĩ nhiên đó chỉ là một hướng tư duy chưa có đủ căn cứ để xác tín.

keppel

Tấn Trường hoạt động trong lĩnh vực địa ốc, được biết đến nhiều với dự án Riviera Point liên doanh cùng Keppel Land tại Quận 7 (TP.HCM). Ngoài ra, doanh nghiệp thành lập năm 2001 còn là chủ đầu tư dự án KDC Tấn Trường quy mô 4,7ha tại Phường Phú Thuận, Quận 7 hay dự án KĐT Tấn Trường I rộng 12,7ha tại TP. Nha Trang. Ảnh: Xuân Tiên

Băn khoăn chiếc "ghế" Chủ tịch HĐQT

Ngày 7/11/2018, HĐQT Hương Giang có quyết định bầu ông Takahashi Yukio làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật thay cho ông Vũ Quang Hội. Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 26/12/2018 đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 10, chấp thuận nội dung trên.

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của Ban Kiểm soát Hương Giang, quyết định HĐQT ngày 7/11/2018 được ban hành mà không được biểu quyết thông qua tại biên bản họp, dẫn tới khiếu nại của cổ đông Bitexco tại Sở KHĐT tỉnh Thừa Hiên Huế.

Báo cáo Quản trị năm 2018 của Hương Giang cũng lưu ý 2 đại diện của Bitexco là ông Vũ Quang Hội và ông Nguyễn Viết Tạo đã không tham dự 2 phiên họp HĐQT vào các ngày 29/10 và 7/11/2018, tức là chỉ có 3 Thành viên HĐQT người nước ngoài tự họp và đưa ra quyết định thay thế Chủ tịch HĐQT.

Trong khi đó, Khoản 9 Điều 28 Điều lệ Hương Giang năm 2015 quy định cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có ít nhất 3/4 số lượng thành viên HĐQT, trong trường hợp này là 4 người, tham dự.

Tính pháp lý của vị trí Chủ tịch HĐQT cùng lùm xùm thời gian qua sẽ là những nội dung rất đáng quan tâm trong ĐHĐCĐ thường niên dự kiến diễn ra vào ngày 31/5 tới đây tại Huế.

  • Cùng chuyên mục
Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.

Tài chính - 18/11/2024 06:30

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Cổ phiếu GKM Holdings đã bị thao túng trong giai đoạn tăng nóng cuối 2021 và đầu 2022. Đây cũng là khoảng thời gian Chứng khoán APG gom mua thành cổ đông lớn.

Tài chính - 17/11/2024 14:15

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

Chia sẻ tại EGM năm 2024, lãnh đạo LPBank cho biết lợi nhuận ngân hàng 10 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng tự tin sẽ vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao cho từ đầu năm.

Tài chính - 16/11/2024 17:09