Đường sắt cao tốc 350 km/h: 'Đầu tư đắt đỏ mà lãng phí'
Theo báo cáo tiền khả thi, đến 2050 năng lực khai thác đường sắt cao tốc Bắc - Nam mới đạt khoảng 40% công suất. GS Lã Ngọc Khuê cho rằng như vậy là đầu tư đắt đỏ mà lãng phí.
Các phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được nhiều chuyên gia đóng góp ý kiến.
Tại hội thảo khoa học “Giải pháp công nghệ cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam” do ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa tổ chức ngày 19/7, nhiều quan điểm đưa ra đều nghiêng về phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ 200 km/h, như phương án Bộ KH&ĐT đề xuất.
Rất lãng phí
GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, phân tích theo phương án của Bộ GTVT, chi phí đầu tư cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là rất cao, gần 60 tỷ USD, xây dựng trong 30 năm.
“Như vậy trung bình mỗi năm phải chi gần 2 tỷ USD, trong khi ngân sách Trung ương bố trí cho ngành giao thông mỗi năm chỉ có một nửa số đó”, ông Khuê tính toán.

GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT. Ảnh: Ngọc Tân.
Theo báo cáo tiền khả thi, đến năm 2050-2055 mới có khoảng 150.000 hành khách đi cao tốc mỗi ngày, trong khi đó năng lực khai thác lên tới 364.000, tức là mới chỉ đạt khoảng 40% công suất.
“Như vậy là đầu tư đắt đỏ mà lãng phí”, GS Khuê đánh giá.
Ông cũng băn khoăn về thời gian đầu tư trong khoảng 5-7 nhiệm kỳ là quá dài, nếu thực hiện dự án này phải cố gắng làm “ra ngô ra khoai” trong vòng 20 năm.
Nhấn mạnh xu hướng trên thế giới, ông Khuê thông tin rất nhiều nước đã điều chỉnh lại tốc độ dưới 250 km/h.
Dẫn chứng ở Đức, ông cho biết sau khi khai thác 4 đoàn tàu tốc độ cao khác nhau, họ đã rút kinh nghiệm vì thấy tàu chạy 300 km/h hành khách ít, chi phí rất lớn, đầu tư hạ tầng cũng cao. Vì thế, nước này đã điều chỉnh 2 loại tàu với tốc độ 130-149 km/h. Tương tự ở Trung Quốc, tàu chủ yếu chạy 200 km/h để chở cả người và hàng hóa đều “không có vấn đề gì”.
Ngoài ra, GS Khuê cho rằng đầu tư đường sắt 200 km/h sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận được công nghệ hơn so với tàu tốc độ 350 km/h.
"Đường sắt đô thị mà chúng ta còn ngồi chơi xơi nước thì đường sắt tốc độ cao không thể chuyển giao công nghệ được, chi phí mua sắm phương tiện và vận hành khai thác rất lớn", ông cảnh báo.
Không phải làm thật “hoành tráng”
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh đánh giá hạ tầng của chúng ta đồng bộ nhưng không giải quyết được bài toán về thương mại hay cuộc cách mạng logistics.
Từ thực tế đó, ông nhận định điểm nghẽn nằm ở vận tải hàng hóa nên khi lựa chọn phương án nâng cấp, đầu tư đường sắt tốc độ cao nên tập trung vào lĩnh vực này.
Hơn nữa, theo quy hoạch, đầu tư dự án phải trong tổng thể mạng đường sắt quốc tế chứ không phải làm thật “hoành tráng” để giải quyết nhu cầu nào đó.
Theo ông Lĩnh, chúng ta cần tập trung lựa chọn công nghệ để đầu tư, nâng cấp hệ thống đường sắt, giải quyết ách tắc về hệ thống vận tải hàng hóa song song với vận tải hành khách.
![]() Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh. Ảnh: VTC News. |
So sánh trong mối tương quan với hàng không, ông Lĩnh cho biết chúng ta có quy hoạch 31 sân bay, trong đó 26 sân bay đang hoạt động nhưng chưa được nối tuyến hết. Nếu được kết nối tốt thì khả năng đáp ứng của hàng không còn rất lớn, hành khách đi Hà Nội - TP.HCM sẽ lựa chọn máy bay chứ không chọn tàu cao tốc.
Vì thế, theo ông, nhu cầu thực tiễn của ta chưa bức thiết đến mức phải đầu tư đường sắt cao tốc chạy riêng. Song với phương án vận tải hàng hóa và hành khách trên cùng một tuyến hạ tầng như Bộ KH&ĐT đưa ra, ông Lĩnh cũng nhận định không khả thi, không hiệu quả.
Dù chọn phương án nào, ông Lĩnh nhấn mạnh hiệu quả cuối cùng phải nằm ở việc chúng ta có làm chủ được công nghệ hay không.
“Trước đây khi tôi chủ trì giám sát hạ tầng giao thông thấy rất buồn vì công nghiệp đường sắt của chúng ta. Vận tải đường sắt giảm thì công nghiệp đường sắt chết theo. Nhà máy Cơ khí Gia Lâm trước đây rất nổi tiếng nhưng một năm chỉ sửa chữa 2 toa xe. Cả dây chuyền công nghệ Ba Lan đầu tư rất bài bản vào những năm 80 cũng bỏ vì không có nhu cầu”, ông Lĩnh chia sẻ.
Vận tải hàng hóa mới là nhu cầu bức thiết
“Làm trong ngành công nghiệp cơ khí, tôi gặp bất kể đối tác liên doanh nào sang đây cũng đều nói logistics của chúng ta như thế thì làm sao tham gia được với toàn cầu. Nó rất khủng khiếp, vừa tắc, vừa chậm”, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, kể. Ông cho rằng vận tải hàng hóa mới là nhu cầu bức thiết.
Nói về tốc độ chạy tàu, ông nhận định vận chuyển hàng không “chưa chắc đã nhanh hơn”.

Tàu cao tốc ở Nhật Bản. Ảnh: Np-id.
Kỹ sư này dẫn chứng nếu đi từ Hà Nội vào TP.HCM thông thường mất 2 tiếng để đi ra sân bay, làm thủ tục rồi ngồi chờ. Bay từ Hà Nội vào Sài Gòn mất 2 tiếng nữa, rồi từ sân bay về gần 2 tiếng nữa là mất gần 6 tiếng. Nhưng nếu đi đường sắt tốc độ cao 350 km/h thì mất khoảng 6-7 tiếng, tốc độ 200 km thì mất 8-9 tiếng.
Song, với việc đơn vị tư vấn là TEDI lập luận nếu tàu cao tốc chạy 350 km/h sẽ có nhiều khách hàng, còn tàu 200 km/h không có khách, tức là đầu tư lỗ vốn, ông Sáng cho rằng không phải như vậy.
Ngoài ra, ông lo ngại về giá thành khi “không biết người dân có chịu được giá đi tàu cao tốc không”, bởi thực tế ông thấy chỉ ở Trung Quốc là giá rẻ còn ở Nhật Bản, Hàn Quốc rất đắt.
Về giá thành đầu tư, ông Sáng phân tích nếu chọn phương án 350 km/h thì đòi hỏi rất cao về công nghệ và chỉ có một số đơn vị đáp ứng được, sẽ dẫn đến tình trạng khống chế giá.
Thời gian dự kiến đến năm 2050 là quá dài, ông Sáng lo ngại khi đó người ta đã phát minh ra phương tiện giao thông mới. Bởi vậy, ông cho rằng trong khoảng 10 năm nữa cần có tuyến đường sắt vận chuyển được hành khách, hàng hóa giá rẻ.
“Nếu chọn phương án tàu cao tốc 200 km/h thì sẽ dễ thực hiện hơn”, ông nói.
![]() Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI. Ảnh: Bộ GTVT. |
Trước nhiều ý kiến đều nghiêng về kịch bản xây dựng đường sắt tốc độ 200 km/h của Bộ KH&ĐT, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI (đại diện liên danh tư vấn phương án đề xuất đường sắt tốc độ 350 km/h), tiếp tục khẳng định phương án đơn vị đưa ra bám sát chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam. Theo đó, giai đoạn đầu sẽ khai thác tàu tốc độ 200 km/h, giai đoạn sau là 350 km/h.
Vì chiến lược đặt ra đến năm 2050, ông Sơn cho rằng các chuyên gia “không nên xem xét với con mắt hiện tại”.
“Xu hướng nhiều nước trên thế giới là tách tàu hàng và tàu khách, không chỉ chạy 300 km/h mà còn có thể lên đến 400-500 km/h", ông Sơn nói. Theo ông, thực tế trên thế giới đã chứng minh ở khoảng cách 300-800 km, đường sắt tốc độ cao "hoàn toàn có thể cạnh tranh với hàng không".
Bởi vậy, đầu tư đường sắt tốc độ cao là cơ hội trả lại thị phần cho ngành đường sắt, đảm bảo tính cạnh tranh với các loại hình khác.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Bộ trưởng Y tế khẳng định thuốc giả không có trong bệnh viện
Liên quan đến vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về thuốc giả có trong bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, thông qua hệ thống đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có nguồn gốc xuất xứ. Thuốc giả chủ yếu xuất hiện trên thị trường, không phải trong bệnh viện.
Sự kiện - 18/06/2025 16:12
TP.HCM sẽ trở thành 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á
Tầm nhìn mới cho TP.HCM (mới) là trở thành "siêu đô thị quốc tế" của Đông Nam Á – một đô thị thông minh, xanh, sáng tạo, tiêu biểu không chỉ về sức mạnh kinh tế mà cả sự phong phú về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí và phong cách sống hiện đại, năng động
Sự kiện - 18/06/2025 14:22
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được biểu quyết thông qua vào chiều 25/6, lùi lại 1 tuần so với kế hoạch ban đầu là ngày 18/6.
Sự kiện - 18/06/2025 13:30
Vinh Quang Việt Nam: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên
Năm 2025, Chương trình Vinh Quang Việt Nam bước sang năm thứ 21, tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những sự kiện văn hóa chính trị có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất cả nước. Không chỉ là nơi tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc, chương trình còn trở thành nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.
Sự kiện - 18/06/2025 11:02
[Gặp gỡ thứ Tư]'Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam: Táo bạo nhưng thực tế'
Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá mang lại một tầm nhìn tổng thể, táo bạo nhưng thực tế cho dự án tại Việt Nam.
Sự kiện - 18/06/2025 09:46
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được điều động, phân công giữ chức Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ. Trước đó, ông Thắng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sự kiện - 18/06/2025 08:23
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026
Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/06/2025 12:17
Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.
Sự kiện - 16/06/2025 18:28
Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.
Sự kiện - 16/06/2025 13:11
Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện
Với 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 16/06/2025 10:17
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago