Đưa tàu vào Bãi Tư Chính, Trung Quốc bị Việt Nam và quốc tế lên án

Nhàđầutư
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam...
TS ĐINH HOÀNG THẮNG
22, Tháng 07, 2019 | 14:26

Nhàđầutư
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam...

vvv

Sự xuất hiện của tàu thám hiểm - Hải Dương Địa Chất 8 - trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khơi ra phản ứng quyết liệt từ Hà Nội.

Gây áp lực đối với Việt Nam

Trước đó, ngày 18/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phê phán đích danh tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. 

Trên thực tế, từ 3/7 đến 17/7 tàu thăm dò địa chất Hải Dương-8 đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính - Vũng Mây. Hộ tống tàu này còn có ba tàu hải giám của Trung Quốc bị vệ tinh phát hiện, đặc biệt là tàu hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu 3901 và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. Cùng thời điểm ấy, đã xuất hiện các tàu cảnh sát biển mang cờ Việt Nam, thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy một sự ủng hộ gần như rõ ràng đối với Việt Nam trong cuộc đối đầu mấy tuần qua giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính. Mỹ đã thể hiện lập trường mạnh mẽ trước việc tàu Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Đưa tàu Hải Dương-8 vào Bãi Tư Chính, Trung Quốc đã gây ra phản ứng quyết liệt từ Việt Nam kể từ khi tin tức loan đi hồi tuần trước cho biết các tàu của lực lượng hải cảnh của Trung Quốc và cảnh sát biển Việt Nam gần một lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vụ này gợi nhớ đến một vụ đối đầu căng thẳng khác, cũng vào tháng 7/2014 liên quan đến giàn khoan HD-981 của Trung Quốc cũng cắm sâu vào thềm lục địa Việt Nam.

Lần đầu tiên từ nhiều tuần nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phê phán đích danh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Ngày 18/7, tại Hà Nội, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã tuyên bố: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương-8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

“Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”. Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các  hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm là “các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.

Động cơ kinh tế và địa - chiến lược

Về âm mưu của Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông, theo nhận định của nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao Nguyễn Trường Giang, là để giành giật về quyền lợi kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới.

Ngoài ra, Biển Đông còn được xác định là một trong bốn khu vực đánh cá chủ yếu của ngư dân Trung Quốc. Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 27 tuyến vận tải của Trung Quốc, 17 trong số đó nằm ở Biển Đông. Biển Đông giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Về ý nghĩa địa - chiến lược, đây là một bức trường thành tự nhiên trên biển. Biển Đông như một vành đai quân sự, phòng thủ, là rào cản an ninh để ngăn chặn những rủi ro và uy hiếp từ bên ngoài. Trung Quốc còn xác định Biển Đông như sân sau, nơi tập dượt của hải quân Trung Quốc để tiến ra thế giới bên ngoài.

Việc Trung Quốc triển khai các tàu hải cảnh và tàu thăm dò địa chấn đến Bãi Tư Chính, thuộc quần đảo Trường Sa, chính là nhằm ngăn chặn Việt Nam khẳng định các quyền lợi hợp pháp của mình trước khi các bên đạt được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Ngày 18/7, chính ông Hu Bo, giám đốc Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh cũng cho rằng, vào đúng thời điểm Trung Quốc và ASEAN đang thương lượng về COC, các bên có liên quan đều có những bước đi triệt để nhằm khẳng định chủ quyền trên các mỏ dầu khí ở Biển Đông, tiến đến thiết lập một nguyên trạng vào thời điểm đạt được thỏa thuận về COC, mà Bắc Kinh hy vọng sẽ là vào năm 2021.

Theo lời ông Hu Bo, một trong những mục tiêu của Trung Quốc khi đưa chiếc tàu Hải Dương-8 đến Bãi Tư Chính là nhằm cản trở Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực này. Tàu Hải Dương-8, với sự bảo vệ của nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc, đã đến khu vực Bãi Tư Chính ngày từ ngày 3/7 để tiến hành khảo sát địa chấn. Việt Nam đã có phản ứng, điều động nhiều tàu cảnh sát biển đến hiện trường đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc.

Theo tờ SCMP nhắc lại là trong thời gian gần đây, Bắc Kinh sử dụng các tàu hải cảnh ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông để đòi chủ quyền của Trung Quốc ở hai vùng biển này. Trong số các tàu hải cảnh được huy động đến khu vực Bãi Tư Chính, có chiếc Haijing 3901, trọng tải 12 ngàn tấn, một trong những tàu tuần duyên lớn nhất thế giới.

Trước đó, ngày 16/7, khi trả lời các câu hỏi của phóng viên về diễn biến gần ba tuần qua ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng đã khẳng định,Việt Nam tuyên bố mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ