Du lịch trực tuyến: Thị trường tỷ đô còn bỏ ngỏ

Nhàđầutư
Theo dự báo, Việt Nam sẽ có khoảng 7,5 triệu người đi du lịch nước ngoài vào năm 2021. Số người Việt đặt tour hay tìm kiếm thông tin về du lịch trên điện thoại thông minh không ngừng gia tăng. Dự kiến, du lịch trực tuyến sẽ cán mốc 9 tỷ USD vào năm 2025.
NGUYỄN TRANG
08, Tháng 09, 2017 | 12:47

Nhàđầutư
Theo dự báo, Việt Nam sẽ có khoảng 7,5 triệu người đi du lịch nước ngoài vào năm 2021. Số người Việt đặt tour hay tìm kiếm thông tin về du lịch trên điện thoại thông minh không ngừng gia tăng. Dự kiến, du lịch trực tuyến sẽ cán mốc 9 tỷ USD vào năm 2025.

Du-lich-truc-tuyen-9-ty-USD-2025

Thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2015 lên 9 tỷ USD năm 2025 

Thị trường tiềm năng

Du lịch trực tuyến là thị trường đầy tiềm năng. Nắm bắt xu thế này, nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch truyền thống đã đồng loạt phát triển công nghệ đặt tour du lịch, đặt  khách sạn trên ứng dụng di động, nhằm theo kịp nhu cầu thị trường.

Không đi du lịch theo tour truyền thống, người trẻ ưa sử dụng các ứng dụng di động, kết nối internet lựa chọn hành trang cho mình trước mỗi chuyến đi một cách chủ động. Cùng đó, việc thanh toán trực tuyến cũng dễ dàng. Huỷ tour, tìm kiếm thông tin điểm đến, đặt phòng, săn vé máy bay giá rẻ..., tất cả đều không thêm chi phí.

Công việc tương đối bận rộn nhưng chị Lương Thị Quỳnh Mai (Đống Đa, Hà Nội) vẫn tranh thủ thời gian tìm kiếm thông tin điểm đến để đi du lịch. Mỗi năm, chị đi du lịch ít nhất 4 lần. Chị thường chủ động sử dụng dịch vụ của các chuyên trang du lịch, đặt tour tự túc, lên sẵn hành trình cho gia đình, bạn bè. Dự kiến, tuần tới, chị sẽ sang Đài Loan (Trung Quốc) du lịch. Tất cả thông tin như địa điểm vui chơi, đặt vé máy bay, khách sạn..., chị chỉ cần vài cú click chuột.

Theo ước tính của Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer, tổng thu du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2016 tăng trưởng 13,8%, ước đạt gần 565 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, sẽ lên đến 817 tỷ USD.

Báo cáo về kinh tế Ðông - Nam Á của Google và Temasek Holdings-công ty đa ngành của Singapore cho biết, thị trường du lịch trực tuyến của khu vực này sẽ tăng gấp bốn lần, từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD năm 2025. Trong đó, thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2015 lên 9 tỷ USD năm 2025.

Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam chỉ bằng 72% so với thị trường Mỹ nhưng tỷ lệ người Việt Nam dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch cao hơn hẳn người Mỹ.

Cụ thể, tỷ lệ tìm thông tin khách sạn của người Việt Nam là 48% (người Mỹ: 18%); tỷ lệ tìm kiếm thông tin điểm đến của người Việt Nam 42% (người Mỹ: 25%); tìm chuyến bay của người Việt Nam 37% (người Mỹ: 18%). Do vậy, Google khẳng định việc tận dụng thế mạnh của di động chính là chìa khóa để thực hiện du lịch trực tuyến thành công.

Doanh nghiệp đua nhau phát triển du lịch trực tuyến

Trung bình mỗi tháng, có hơn một nghìn người đặt tour và thanh toán tour du lịch trực tuyến trên trang web của Vietravel. Đây cũng là đơn vị tiên phong tại Việt Nam mở bán tour du lịch trực tuyến từ 10 năm trước.

Đến nay, con số tăng trưởng được doanh nghiệp này đánh giá là khá ấn tượng, tăng hơn khoảng 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Phát triển trang web ứng dụng di động mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng là người trẻ, sử dụng internet mạnh đang phổ biến ở các hãng lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

Không chỉ đặt tour, cung cấp thông tin tour khuyến mại... hay hỗ trợ thanh toán trực tuyến, các phần mềm của đơn vị du lịch còn tự động cập nhật lịch trình trong mỗi chuyến đi, thông tin điểm đến, thời tiết, khí hậu, đơn vị tiền tệ... và kết nối và nhận phản hồi trực tiếp với khách hàng.

TransViet đang tiếp tục nâng cấp ứng dụng di động nhằm tạo sự thuận tiện cho người dùng. Anh Nguyễn Tiến Đạt - Phó giám đốc công ty du lịch TransViet cho biết: “Để khai thác tiềm năng du lịch trực tuyến, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam đã dần đón được xu hướng. Tuy nhiên, thị trường đặt vé tour/phòng hiện rơi vào tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc là của doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ Agoda hiện đang độc chiếm từ 40 - 50% thị trường tại Việt Nam”.

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã đề xuất Chính phủ các giải pháp để đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2017, phấn đấu đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và mở rộng danh sách các nước được thí điểm áp dụng cấp thị thực điện tử (e-visa).

Tuy nhiên, dường như Việt Nam chưa thực sự chủ động triển khai du lịch trực tuyến. Tại Việt Nam, tỷ lệ khách du lịch sử dụng internet để đặt các dịch vụ du lịch mới chiếm 34% trong đó chủ yếu vẫn là hình thức book dịch vụ trực tiếp với nhà cung cấp. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, ngành du lịch là một trong những ngành chịu tác động nhanh chóng và sâu sắc của những tiến bộ về công nghệ. Công nghệ di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, mạng xã hội, kinh tế chia sẻ, internet vạn vật, blockchain, kinh tế tri thức… sẽ là những nhân tố thúc đẩy cũng như thách thức du lịch Việt Nam phát triển trong thời đại số.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ