Dự báo nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng cao lên 4% năm 2021

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lưc, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng, tác động của COVID-19 tới ngành ngân hàng là rất lớn, thể hiện ở việc nợ xấu tăng cao, xử lý nợ xấu khó khăn hơn, lợi nhuận giảm. Dự báo tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng trong năm 2020 là 3% và năm 2021 là 4%.
ĐÌNH VŨ
30, Tháng 09, 2020 | 16:05

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lưc, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng, tác động của COVID-19 tới ngành ngân hàng là rất lớn, thể hiện ở việc nợ xấu tăng cao, xử lý nợ xấu khó khăn hơn, lợi nhuận giảm. Dự báo tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng trong năm 2020 là 3% và năm 2021 là 4%.

Sáng 30/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức hội thảo Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách. Đóng góp tham luận tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết, tác động của dịch COVID-19 đối với ngành ngân hàng thể hiện ở 5 điểm chính.

Thứ nhất là sức cầu yếu và niềm tin còn chưa cao nên tăng trưởng tín dụng thấp (tính đến 15/9/2020 tín dụng tăng khoảng 4,81%, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 8,64%). Dự báo cả năm 2020 tăng trưởng tín dụng đạt 8-9%. 

Thứ 2 là chất lượng tài sản xấu đi, nợ xấu tăng, nợ xấu nội bảng có thể lên đến 3% vào cuối năm 2020 và 4% trong năm 2021; trong khi xử lý nợ xấu khó khăn hơn.

can_van_luc

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV

Thứ 3 là lợi nhuận của các ngân hàng giảm, ước giảm 20-25% năm 2020 như các ngân hàng thương mại tại Trung Quốc.

Thứ tư là ngân hàng số và thanh toán không tiền mặt tăng nhanh (trong 6 tháng đầu năm 2020: mobile banking tăng trưởng 180%).

Thứ năm là hành vi, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của khách hàng thay đổi, cần thiết kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Các tác động khác có thể kể đến như: Thay đổi hạn mức tín dụng, mô hình lượng hóa rủi ro; Thay đổi kênh phân phối (kênh số/điện tử tăng nhanh); Hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn nếu không có phương án dự phòng; Thị trường chứng khoán biến động, giá cổ phiếu ngân hàng giảm; Các loại rủi ro tăng.

Về giải pháp đối với các ngân hàng thương mại, theo ông Lực, cần thực hiện mô hình 5 Rs, gồm: ứng phó với đại dịch; phục hồi nhanh; đổi mới, sáng tạo trong mô hình/chiến lược kinh doanh và tái cơ cấu; tăng khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài. Cùng với đó là tập trung vào 4 yếu tố: người lao động, năng lực tài chính, khách hàng và đối tác.

Ông Lực đặt vấn đề: Câu hỏi đặt ra là có nên đổi mới mô hình/chiến lược kinh doanh? Cần xây dựng và thực hiện quy chế làm việc trong bối cảnh “bình thường mới”, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, học hỏi - sáng tạo; Đẩy nhanh cập nhật chiến lược phát triển đến 2025 và tầm nhìn 2030; Đẩy nhanh xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh số; Điều chỉnh phương thức quản lý rủi ro phù hợp.

Về quản lý rủi ro khi khủng hoảng, suy thoái, ông Lực khuyến nghị cần rà soát danh mục tín dụng; rà soát lĩnh vực, ngành nghề; Top 10 khách hàng lớn nhất; Hành động một cách chủ động: giảm hạn mức tín dụng/khẩu vị rủi ro đối với một số lĩnh vực, đánh giá lại nguồn thu nhập/dòng tiền.

Lưu ý đối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025, ông Lực nhấn mạnh cần đánh giá, xác định nhu cầu cơ cấu lại là gì. Tiếp tục thực hiện Quyết định 986 về chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2025, định hướng 2030; Chiến lược tài chính toàn diện; Đề án thanh toán không tiền mặt (sửa đổi)…

Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế hệ thống ngân hàng: sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi, cùng với việc thực hiện Luật chứng khoán (2019), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Quyết định 209/NHNN về củng cố hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng 2030; khung pháp lý cho mô hình kinh doanh mới (Fintech, cho vay ngang hàng, chia sẻ/lưu trữ dữ liệu..).

Ngoài ra cần luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, thúc đẩy thành lập thị trường mua – bán nợ, quan tâm vấn đề cấu trúc hệ thống, sở hữu và quản lý.

Nợ xấu nội bảng dưới 2%

Nói về tình hình thực hiện cơ cấu và xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, sau một thời gian triển khai trên thực tế, các giải pháp đồng bộ tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Đến nay, về cơ bản, các TCTD đã không ngừng nỗ lực triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xừ lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra; sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, các TCTD đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, chất lượng tín dụng của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%; quy mô tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao, mở rộng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

"Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ động lớn thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát, xử lý; công tác thanh tra, giám sát được tăng cường, nâng cao kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ và lĩnh vực ngân hàng, góp phần ổn định, đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ", Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ