Dự án giãn dân xây xong bỏ hoang, dân phố cổ sống trong những ngôi nhà chật hẹp

Nhàđầutư
Dự án xây dựng khu chung cư phục vụ cho đề án giãn dân phố cổ (phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) đã cơ bản hoàn thành nhưng không có người ở. Trong khi người dân nằm trong diện “giãn dân” vẫn sống chen chúc trong những căn nhà chật chội ở khu vực phố cổ Hà Nội.
PHAN CHÍNH
23, Tháng 03, 2018 | 11:52

Nhàđầutư
Dự án xây dựng khu chung cư phục vụ cho đề án giãn dân phố cổ (phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) đã cơ bản hoàn thành nhưng không có người ở. Trong khi người dân nằm trong diện “giãn dân” vẫn sống chen chúc trong những căn nhà chật chội ở khu vực phố cổ Hà Nội.

IMG_9729

Phía bên ngoài sau khi hoàn thành dự án là giây ngăn cách được giăng ra để tránh người dân đi vào dự án 

Dự án giãn dân phố cổ xây dựng xong nhưng lại bỏ hoang

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, đề án giãn dân phố cổ đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020). Điều này có nghĩa phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người. Giai đoạn I của đề án (2009-2015), sẽ thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).

Giai đoạn II của đề án (2013-2020), sẽ thực hiện di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới (theo nghiên cứu cần khu đất diện tích khoảng 30ha). Đối tượng giãn dân giai đoạn II gồm các hộ dân sống trong các biển số nhà xuống cấp, đông hộ, đông người nhằm đảm bảo mật độ theo quy định được duyệt và tiêu chuẩn ở bình quân đến năm 2020 là 25m2/người.

IMG_9736

Lối vào hầm gửi xe được bịt kín sau khi tòa nhà này hoàn thành công tác thi công. Ảnh: Phan Chính 

Quan sát của PV Nhadautu.vn cho thấy, dự án giãn dân phố cổ ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên đã hoàn thành xong nhưng chưa có bất kỳ một người dân nào nằm trong diện này chuyển đến ở, khu nhà chung cư cao tầng có khoảng 5 block đang bỏ trống, cửa đóng then cài và đang có dấu hiệu xuống cấp.

IMG_9731

 Có nhiều tòa nhà được xây dựng khang trang xong rồi lại bỏ không. Ảnh: Phan Chính 

IMG_9741

Dự án này có vị trí khá đắc địa nhưng vì sao vẫn chưa có cư dân nào đến ở. Ảnh: Phan Chính 

Trao đổi với PV Nhadautu.vn, một bảo vệ ở dự án cho biết, dự án này đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa thấy bất kỳ một ai đến xem nhà chứ đừng nói là có người ở.

“Trước đây thì có vẻ thi công cập tập, nhưng thời điểm này hình như không còn phải gấp gáp nữa”, vị bảo vệ này nói.

Theo tìm hiểu của PV Nhadautu.vn, vào năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội dành 30ha đất tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên để thực hiện dự án giãn dân phố cổ giai đoạn 2, với hơn 5000 hộ…

Sau đó, Sở QH - KT đã phối hợp với UBND quận Long Biên và Hoàn Kiếm tổ chức công bố, bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch 7 ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu ĐTM Việt Hưng (tỷ lệ 1/500) phục vụ dự án nhà ở giãn dân phố cổ quận Hoàn Kiếm, diện tích trên 100ha, tại phường Việt Hưng, Thượng Thanh, Đức Giang, quận Long Biên.

Cuộc sống chật chội của người dân phố cổ

anh-1-1478995307349

 Trong khi cuộc sống của người dân ở phố cổ Hà Nội đang trong những điều kiến vô cùng chật hẹp khó khăn

Trong khi đó hàng ngàn người dân sống ở phố cổ (quận Hoàn Kiếm , Hà Nội) sông trong điều kiện chật hẹp chen chúc nhau trong những căn nhà chỉ hơn chục m2.

Một ví dụ điển hình là, cả 5 người trong gia đình anh Hải Anh ở ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 4 Hàng Gà, hàng ngày cùng sinh hoạt trong căn hộ 13m2.

Nhà có một căn gác xép nhỏ, để vài vật dụng linh tinh. Căn gác xép ấy thấp đến mức chỉ có bò lên chứ không thể ngồi hay khom lưng được. Vậy mà nơi ấy lại chính là phòng tân hôn của vợ chồng anh. “Hồi vợ tôi có thai, cô ấy vẫn phải ở trên gác xép vì dưới này không có chỗ ngủ, cứ bò lên bò xuống cái cầu thang dựng đứng nhỏ tí teo này”, anh Hải Anh nhớ lại.

Các hộ gia đình trong ngõ số 4 Hàng Gà có khu bếp và nhà vệ sinh trong sân chung, việc sinh hoạt chung rồi có xích mích với nhau là điều không thể tránh khỏi. “Cái cần thiết và quan trọng nhất là mọi người phải biết nhìn nhau mà sống, bao năm rồi vẫn vậy.”

20160719075425-2

Anh  Hoàng Văn Xuân - chủ nhân căn nhà 5m2 bé nhất nhì thủ đô. Anh: Afamily.vn

Gia đình anh Hải Anh có 5 người. Ban ngày, anh gửi các con học bán trú hoặc cho chúng về nhà ông bà. Chỉ đến tối muộn, gia đình anh mới quây quần đông đủ. “Cả đời mưu sinh ở đây quen rồi, giờ chuyển đi nơi khác cũng chả biết làm nghề gì. Mình lại không trình độ, không bằng cấp, chính vì thế nên 2 vợ chồng bảo nhau cứ phải cố bám lấy căn nhà ở phố cổ này.”, anh Hải Anh nói với báo chí.

Cách đó không xa, ngõ 47 Hàng Đường cũng là một trong những con ngõ có nhiều căn nhà nhỏ hẹp, là nơi che nắng, che mưa của bao phận đời vất vả. Ngõ chạy dài hàng trăm mét, tạo thành “địa đạo” lắt léo. Nằm trong cùng của con ngõ là nơi ở của cụ Nguyễn Thị Mùi (76 tuổi).

Lối lên nhà cụ nằm sát khu vệ sinh chung nên nặng mùi khá khó chịu. Trèo hết những bậc cầu thang cao ngất, căn nhà rộng 12m2. Đây là nơi ở của cụ Mùi và gia đình người con trai. Nhà cao chưa đến 1m70, tối tăm và không có đồ đạc gì giá trị.

Nhà ông Nguyễn Minh Cường (20 Hàng Bè) có diện tích 10m2 nhưng có đến… 9 người ở. Vợ ông, bà Nga cho biết: “Bữa cơm là lúc mọi người đông đủ nhất. Phải chia làm 2 ca ăn, trẻ con ăn trước, người lớn ăn sau, hôm nào có cỗ thì cho một mâm ra ngoài ngõ ngồi.”

Hay căn nhà tí hon của anh Hoàng Văn Xuân với diện tích võn ven 5m2 tại ngõ 44 phố Hàng Buồm được xây cách đây tầm 50 năm rồi, xuống cấp khá nghiêm trọng nhưng nơi đây vẫn là nơi đi về hàng ngày của anh.

Theo quy hoạch, chỉ tiêu đất ở của 7 ô đất là 22,42m2/người, dân số 4.741 người. Sau khi điều chỉnh cục bộ, quy mô dân số tăng lên thành 7.900 người. Trong đó, các ô đất CT-04, CT-05, CT-06, CT-07, giữ nguyên chức năng nhà ở chung cư cao tầng (từ 8 - 9 tầng) kết hợp dịch vụ thương mại. Toàn bộ tầng một dùng làm kiốt bán hàng. Hai ô đất nhà ở thấp tầng BT-01 và BT-02 đổi chức năng thành nhà ở cao tầng và dành quỹ đất làm nhà trẻ. Ô đất CT-08 giữ nguyên diện tích ô đất theo quy hoạch được duyệt, trong đó có diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty Tiến Thành được điều chỉnh chức năng thành đất hỗn hợp (chung cư, công cộng, dịch vụ, thương mại...) với chiều cao công trình là 15 tầng.

Sau khi hoàn thành, khu giãn dân sẽ đón khoảng 1.800 hộ dân ở khu phố cổ đến định cư. Theo Đề án Giãn dân phố cổ, tổng số hộ dân phố cổ phải di dời khoảng 6.550 hộ (tương đương 2,6 vạn dân).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ