Dự án điện mặt trời của Tập đoàn Sao Mai gặp khó

Nhàđầutư
Xác định năng lượng là mảng đầu tư trọng yếu trong chiến lược phát triển, song loạt dự án của Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) liên tục gặp nhiều trắc trở.
THIÊN KỲ
16, Tháng 01, 2024 | 14:53

Nhàđầutư
Xác định năng lượng là mảng đầu tư trọng yếu trong chiến lược phát triển, song loạt dự án của Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) liên tục gặp nhiều trắc trở.

IMG_20240116_103851

Công ty TNHH Sao Mai Solar được đặt tại TP Long Xuyên, An Giang. Ảnh: LT

Như Nhadautu.vn từng thông tin, việc thành lập Công ty TNHH Sao Mai Solar chuyên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời vào năm 2017 với vốn 20 tỷ đồng ASM đã đánh dấu sự tham gia vào mảng năng lượng tái tạo. 

Dự án tạo tiếng vang cho Tập đoàn trong lĩnh vực này là nhà máy Điện mặt trời An Hảo có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng, công suất 210 MWp, diện tích 275 ha. Dự án được triển khai từ 2017 và được hoàn công trước 31/12/2020 đủ điều kiện hưởng giá mua điện ưu đãi của EVN.

Đến hiện tại ASM có 2 Nhà máy điện mặt trời An Hảo 210 Mwp và dự án điện mặt trời Long An 50 Mwp đang khai thác. Thống kê của Nhadautu.vn, doanh thu bán điện của Sao Mai tăng dần từ 227 tỷ đồng năm 2019 lên 609 tỷ đồng 2022, tỷ trọng đóng góp trên doanh thu còn thấp khoảng 4% - 5%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp rất tốt, trên 70%. Nhờ vậy, đóng góp của mảng năng lượng tái tạo trong tổng lợi nhuận gộp đạt trên 20%, có năm lên đến 31%.

Xây dự án trên đất chưa duyệt cho thuê

Vào năm 2019, Sao Mai hoàn thiện đầu tư chi phối nhà máy điện mặt trời Europlast Long An. Dự án có tổng đầu tư 1.157 tỷ đồng, công suất 50 MW, hưởng mức giá bán điện ưu đãi 9,35 cent/kWh. Cũng năm này, tập đoàn bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ mảng năng lượng tái tạo.

123

Nhà máy điện mặt trời Europlast Long An khởi công xây dựng trên diện tích 58,6ha đất chưa được duyệt cho nhà đầu tư thuê. Ảnh: Egrid

Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã nêu rõ UBND tỉnh Long An cho thuê đất quá hạn mức đối với các dự án điện mặt trời trên địa bàn, và nhiều dự án điện mặt trời đã vi phạm về điều kiện khởi công xây dựng công trình. Trong đó, kết luận chỉ rõ Công ty CP điện mặt trời Europlast Long An với dự án Nhà máy điện mặt trời Europlast Long An khởi công xây dựng khi chưa được UBND tỉnh Long An cho thuê đất được cho là vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Đất đai năm 2013.

Cũng theo TTCP, trong quá trình thực hiện đầu tư dự án (từ ngày khởi công đến ngày vận hành thương mại), hầu hết các chủ đầu tư dự án đã khắc phục các vi phạm này, tuy nhiên, có ảnh hưởng đến tiến độ thi công để đạt ngày vận hành thương mại trước các mốc thời gian ngày 01/7/2019, ngày 01/01/2021 để được hưởng cơ chế khuyến khích giá điện cố định trong 20 năm.

Kết luận cũng nêu trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Long An, các sở ngành có liên quan và các chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên khi liên hệ để làm rõ thêm về thông tin khắc phục sai phạm này thì chúng tôi không nhận được phản hồi từ phía Tập đoàn Sao Mai.

Được biết Nhà máy điện mặt trời Europlast Long An khởi công xây dựng trên diện tích 58,6ha với công suất 50MW, tổng mức đầu tư 1.157 tỉ đồng, tại xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Dự án này được khởi công từ tháng 9/2018, đi vào hoạt động từ tháng 5/2019, do CTCP Điện mặt trời Europlast Long An (Europlast Long An) làm chủ đầu tư.

Theo tìm hiểu, sau khi Nhà máy điện Europlast Long An đi vào vận hành, ngày 28/6/2019, 23 triệu cổ phần (tương đương 76,67% vốn) của Europlast Long An đã được chuyển nhượng cho CTCP Tập đoàn Sao Mai. Giá trị chuyển nhượng của thương vụ thời điểm đó không được tiết lộ.

Được biết, Công ty CP điện mặt trời Europlast Long An có địa chỉ tại Khu D, xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, Long An hiện do bà Lê Thị Nguyệt Thu là đại diện pháp lý. Bà Thu còn đứng tên đại diện cho các doanh nghiệp như Công ty TNHH Sao Mai Solar, Công ty CP Nhựt Hồng.

Bị bãi bỏ chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời tại Hậu Giang

Như Nhadautu.vn đưa tin, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất bãi bỏ các chủ trương cho nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu lập đề xuất đầu tư, chủ trương về nguyên tắc thực hiện hàng loạt dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh như dự án điện mặt trời của các công ty Sunpro Capital, Licogi 13, tập đoàn Sao Mai... trên địa bàn huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và thành phố Vị Tân.

Cụ thể, bãi bỏ chủ trương cho Tập đoàn Sao Mai tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát lập đề xuất đầu tư dự án Nhà máy điện gió kết hợp Nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Long Mỹ tại Công văn số 1345/UBND-NCTH ngày 19/7/2021, số 373/UBND-NCTH ngày 24/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Lý do bãi bỏ chủ trương đầu tư các dự án không được chính quyền tỉnh Hậu Giang nêu trong văn bản. 

Được biết theo "Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2011-2030, tầm nhìn đến 2050", giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hậu Giang được phân bổ quy mô công suất phát triển điện mặt trời mái nhà là 28MW. 

Theo quyết định mới nhất, 6 dự án điện mặt trời, gồm 4 dự án tại huyện Phụng Hiệp, 1 dự án tại huyện Long Mỹ và 1 dự án tại thành phố Vị Thanh đã được chính quyền tỉnh này bãi bỏ chủ trương đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở KH&ĐT và nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Khi phóng viên liên hệ lãnh đạo doanh nghệp tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, phía Tập đoàn Sao Mai không trả lời về vấn đề này. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ