Dòng vốn ngoại đầu tư vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2,8 tỷ USD ở Việt Nam như thế nào?

THỤC ANH
12:11 09/06/2024

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam có quy mô khoảng 2,8 tỷ USD, dự báo đến 2030 đạt gấp 10 lần, đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại.

Nhóm đầu chiếm ưu thế

Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, từ 2019-2023, top 10 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu đang chiếm đến 78% doanh thu. Đây là các DN sở hữu mạng lưới phân phối rộng và thương hiệu mạnh. Có thể kể đến một số tên tuổi như PVI, Bảo Việt, PTI, Bảo Minh, MIC… Nhóm này luôn duy trì được vị thế dẫn đầu liên tục trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Một chuyên gia tài chính bảo hiểm cho hay, các DN này có nhiều thế mạnh và tạo một khoảng cách lớn với nhóm còn lại. Gần như chưa có cái tên mới nào đủ sức chen vào nhóm này.

Đây là nhóm có sức khoẻ tài chính tốt, hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ sinh thái tập đoàn nhà nước, tổ chức tín dụng đứng phía sau. Có thể kể đến, đằng sau PVI đó là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, PTI là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, MIC là Ngân hàng quân đội MBBank, VBI là ngân hàng Vietinbank, hay như Bảo Minh, Bảo Việt là 2 DN bảo hiểm phi nhân thọ lâu đời nhất tại Việt Nam.

bao-hiem-phi-nhan-tho

Các doanh nghiệp ngoại tìm đến đầu tư vào các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khá sớm và đông đảo. Ảnh: Insurance.

Ngoài ra, yếu tố thứ tạo sự khác biệt và tăng sức cạnh tranh cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu là khả năng am hiểu thị trường và khách hàng để thiết kế những sản phẩm phù hợp nhất, cũng như để tạo những trải nghiệm tốt nhất. Vấn đề này có liên quan nhiều đến chất lượng tư vấn viên và khâu giải quyết bồi thường.

Với vị thế và năng lực đó, nhóm DN này đã hấp dẫn và chọn được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài từ khá sớm. Cụ thể, sự hiện diện của HDI Global SE (Đức), Funderburk Lighthouse (quỹ đầu tư của Chính phủ Oman), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trong cơ cấu cổ đông của PVI, hay như tập đoàn Tài chính Bảo hiểm AXA (Pháp) và Công ty TNHH Firstland được cho là đang nắm giữ hơn 20% vốn của bảo hiểm Bảo Minh.

Hyundai Marine & Fire Insurance - HMFI cũng đã mua cổ phần để nắm giữ 25% vốn điều lệ của VBI, đồng thời trở thành cổ đông lớn thứ 2 (sau cổ đông lớn nhất là VietinBank). Bangkok Insurance và PICC P&C (Tập đoàn bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc) đã có sự hợp tác với Bảo Việt từ năm 2018. Hay như tại PTI, ông lớn DB Insurance doanh nghiệp bảo hiểm đứng thứ 2 của Hàn Quốc nắm giữ gần 37% vốn.

Trước khi đón nhận các nhà đầu tư vốn ngoại thì đây đã là các DN mạnh, có vị thế trên thị trường. Sự xuất hiện các nhà đầu tư ngoại cho đến nay được cho là chưa tạo ra được nhiều dấu ấn về nhân sự, quản trị, công nghệ hay thị trường trong vai trò nhà đầu tư chiến lược. Trong khi đó, các nhà đầu tư ngoại dường như khá an tâm khi khoản đầu tư luôn được đảm bảo hiệu quả.

Tuy vây, các chuyên gia cho rằng, khi thi trường phát triển đến mức độ nhất định và cần sự đột biến về chất thì có thể là lúc các nhà đầu tư ngoại sẽ thể hiện vai trò lớn hơn tại các DN Việt. Và nếu đúng như thế thì nhóm dẫn đầu sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh và phần bánh nhỏ bé của số đông các DN bảo hiểm nhỏ trên thị trường sẽ càng co hẹp và cạnh tranh càng khó khăn hơn.

Nhóm dưới tìm chỗ đứng

Trái ngược với nhóm trên, phần còn lại gồm 22 DN đang chỉ chiếm khoảng gần 22% thị phần lại đang cạnh tranh khắc nghiệt, tìm chỗ đứng trên thị trường. Trong đó có BIC, BSH, PJICO, VNI, GIC và ABIC, nhóm này được biết đến với nhiều thương vụ rót vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.

Thực tế, đã có những cái tên được kỳ vọng tạo sự thay đổi với sự đồng hành của các nhà đầu tư ngoại như BIC, Pjico… nhưng dù ghi nhận những bước tiến đáng kể nhưng hành trình tiếp cận nhóm đầu còn rất xa.

Sau rất nhiều năm, ĐHCĐ thường niên gần đây đã chứng kiến sự khởi sắc của BIC, khi doanh thu phí của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đạt 4.774 tỷ đồng, tăng trưởng 26,5% so với năm 2022, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 4.602 tỷ đồng, tăng trưởng 27,9% so với năm trước, cao hơn gần gấp 10 lần mức tăng trưởng chung toàn thị trường, giúp BIC vươn lên vị trí thứ 6 thị trường về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc.

BIC cũng đặt mục tiêu lọt vào top 5 nhà bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn nhất vào năm 2025 với sự hậu thuẫn của nhà đầu tư ngoại là Fair Fax Asia chiếm 35% cổ phần. Cụ thể, mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm riêng công ty mẹ năm 2024 đạt gần 5.600 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7%.

Năm 2023 lần đầu tiên PJICO cán mốc 4.000 tỷ đồng doanh thu bảo hiểm gốc. Lợi nhuận trước thuế năm 2023 của PJICO đạt 283,68 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch, tăng trưởng 12,3% so với năm 2022.

Năm 2024, PJICO dự kiến doanh thu đạt 4.768 tỷ đồng, duy trì tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc bình quân tối thiểu 3-5%/năm, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 3%/năm. DN này đang có nhà đầu tư ngoại là Samsung Fire & Marine Insurance sở hữu khoảng 20% vốn.

Những con số tích cực của BIC hay PJICO chưa "thấm" vào đâu so với doanh thu của PVI, Bảo Việt hay Bảo Minh. Cụ thể, kết thúc năm 2023, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành các chỉ tiêu với tổng doanh thu hợp nhất đạt 16.083 tỷ đồng, Bảo Việt đạt 11.752 tỷ đồng, còn Bảo Minh là hơn 6.600 tỷ đồng.

Một nhà đầu tư ngoại đang gây được chú ý là DB Insurance với thương vụ đầu tư vào VNI và BSH, sau nhiều năm đầu tư ở PTI.

Trước đó, VNI đã thông qua việc để DB Insurance nhận chuyển nhượng 75 triệu cổ phần, tương đương 75% vốn điều lệ của VNI. Về phía BSH, doanh nghiệp này cũng đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng 75% cổ phần cho DB Insurance. Như vậy, hiện DB đang nắm 75% vốn điều lệ tại VNI, BSH và 37% vốn điều lệ PTI.

Những diễn biến tích cực của một vài DN trên cho thấy các nhà đầu tư ngoại rất kỳ vọng vào tiềm năng của thị trường Việt Nam và họ sẵn sàng đổ vốn cho tương lai.

Tuy vậy, những nhân tố được kỳ vọng thay đổi như trên vẫn còn rất ít và để có được nhưng bước tiến trên, DN và các nhà đầu tư ngoại cũng đã phải chấp nhận đổ vốn và ‘nằm vùng’ chờ thời rất nhiều năm.

Đa số DN nhỏ còn lại, câu chuyện lại hoàn toàn không thuận lợi, nhiều DN nhóm này đều có cổ đông là các nhà đầu tư ngoại là những tên tuổi có thương hiệu, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản trị và phát triển thị trường… nhưng dù đã bỏ vốn và chờ thời rất nhiều năm nhưng chưa cho thấy sự tiến triển khả quan nào.

Trong sự cạnh tranh khốc liệt, những thương hiệu nhỏ đang ngày bị chèn ép và đánh mất vị trí. Một số cái tên ở nhóm dưới như GIC, ABIC, Bảo Long… có điểm chung là đã có nhà đầu tư ngoại vào từ nhiều năm. Các nhà đầu tư ngoại đều là những tên tuổi lớn trên thế giới nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thể hiện được gì nhiều và DN của họ cũng vất vả chuyện giữ được 1-3% thì phần để tồn tại.

Đáng chú ý, có DN còn bị giảm thị phần như ABIC từ 3,3% năm 2019, xuống còn 2,8% năm 2023, GIC cũng mất 0,4% thị phần trong 4 năm từ 2,6% xuống còn 2,2%. Tương tự Bảo Long giảm 0,4% thị trường khi chỉ còn chiếm 1,8% năm 2023 so với con số 2,2% cách đây 4 năm.

"Phần lớn các DN nhỏ này đều nhận rõ bất lợi của mình trong cạnh tranh và sớm tìm đến các đối tác ngoại như một hướng mở để phát triển với kỳ vọng nhiều về sự hỗ trợ từ tài chính, quản trị và thị trường. Tuy nhiên, thực tế thì đến nay đa số đều không như mong đợi", một chuyên gia nhận định.

Cũng theo các chuyên gia, với đặc thù của bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thì bảng xếp hạng thị phần Top 10 của nhóm bảo hiểm phi nhân thọ được cho là khó có sự thay đổi lớn trong thời gian tới. Trong khi các nhóm các DN lớn tiếp tục bao phủ quá 2/3 thị phần thì cơ hội cho các DN còn lại là khá hạn hẹp.

Nếu như ở nhóm trên là câu chuyện gia tăng hiệu quả và mở rộng chậm mà chắc thị phần đã phân chia khá rõ nét thì sự cạnh tranh sẽ khắc nghiệt hơn cho nhóm còn lại. Ở đó số đông các DN nhỏ, thương hiệu thấp, thị phần ít không có sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ như: GIC, Viễn Đông, Hùng Vương, Bảo Long... sẽ phải chạy đua khốc liệt cho 1 chỗ đứng trong tương lai. Và trong chặng đường đó, các nhà đầu tư ngoại ở các DN này cũng không có nhiều hy vọng, họ sẽ buộc phải chờ đợi và đối đầu với nhiều rủi ro hơn.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 17/11/2024 11:18

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sự kiện - 17/11/2024 07:32

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.

Sự kiện - 16/11/2024 17:13

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm

Sự kiện - 16/11/2024 10:03

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.

Sự kiện - 16/11/2024 09:59

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam

Sự kiện - 16/11/2024 06:50

 Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.

Sự kiện - 16/11/2024 06:47

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Sự kiện - 15/11/2024 20:09

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Sự kiện - 15/11/2024 19:17

Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group

Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn IHW Group của Nhật Bản.

Sự kiện - 15/11/2024 16:01

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Sự kiện - 15/11/2024 15:57

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc, Tập đoàn FPT cho biết, 3 trụ cột mới là lực lượng sản xuất số, tư liệu sản xuất số và phương thức sản xuất số sẽ là 3 điểm nhấn quan trọng

Sự kiện - 15/11/2024 13:43

'Thành công của Hà Nội là nhờ sự tin tưởng của Nhân dân'

'Thành công của Hà Nội là nhờ sự tin tưởng của Nhân dân'

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

Sự kiện - 15/11/2024 12:39

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

UBND TP. Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD

Sự kiện - 15/11/2024 06:57

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Chiều 14/11, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.

Sự kiện - 15/11/2024 06:45

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 14/11/2024 15:43