Dòng tiền lãi 'khủng' từ chứng khoán, vàng đang 'găm' vào đất?

HUYỀN NGÂN
12:13 22/03/2021

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam, lãi suất ngân hàng giảm sâu, chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư chốt lãi và găm giữ tiền bằng đất...

photo1616374555803-16163745560401260482647

Ảnh: Internet.

Từ sau Tết Nguyên đán, giá đất tăng nhanh tại nhiều địa phương tạo ra những cơn "sốt nóng" đến khó tin.

Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng nhiều yếu tố kết hợp, trong đó lãi suất ngân hàng giảm sâu, đầu tư chứng khoán, vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư chốt lãi và găm giữ tiền bằng đất.

Ông đánh giá thế nào về diễn biến của thị trường bất động sản sau Tết Nguyên đán đến nay?

Sau Tết, thị trường bất động sản đã sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Một số khu vực, đất tăng giá 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư. Ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án. Thậm chí lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo "sóng". Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.

Hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn... xuất hiện phổ biến trên thị trường. Nhiều "cò mồi" thường xuyên quy tụ, tập hợp ở những khu vực này, tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng, đây không phải lực lượng môi giới chuyên nghiệp đang hoạt động tại các sàn giao dịch giao dịch bất động sản uy tín.

Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến giá đất tăng mạnh ở nhiều địa phương?

Thứ nhất, khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng 15-20%. Thứ hai, nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu, đặc biệt là với các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.

Thứ ba, nhu cầu đầu tư, "gửi" tiền vào đất tăng mạnh, đột biến do đầu tư các ngành kinh tế khác không hiệu quả bởi dịch bệnh. Thứ tư, lãi suất ngân hàng giảm sâu, cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ tiền bằng đất.

Như vậy, có thể nói, cầu đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng tăng mạnh. Đồng thời, xuất hiện nhiều hiện tượng đầu tư bất chấp quy định pháp luật.

Hệ quả mà việc giá đất "sốt nóng" là gì, thưa ông?

Lượng lớn các nhà đầu tư cả nước lao vào vòng xoáy tăng giá đất đai, làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực khác của quốc gia. Nhiều loại tài nguyên trên đất bị xâm phạm, chuyển đổi chức năng không phù hợp quy định pháp luật. Điều này làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thậm chí gây bất ổn cho địa phương tại những khu vực đó.

Giá đất tăng đột biến còn làm cản trở việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương. Bởi giá đất tăng kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng… Như vậy, việc phát triển kinh tế địa phương, nơi có sốt đất là khó khả thi. Kinh tế không phát triển thì giá đất sẽ lại giảm mạnh, những người đầu tư đất chưa kịp bán ra sẽ thua lỗ nặng, đặc biệt là những người sử dụng đòn bẩy tín dụng có cầm cố tài sản của chính mình.

Giá đất tăng cũng sẽ làm tăng chi phí phát triển nhà ở, càng khó hơn cho việc thực thi các chính sách để phát trển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Chính phủ. Từ đó, tạo áp lực tăng giá các loại hình bất động sản trong bối cảnh một số thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm căn hộ. Ngoài ra, giá đất tăng cao còn gây bất ổn cho thị trường bất động sản toàn quốc nói chung và các khu vực nóng sốt nói riêng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của thị trường BĐS.

Vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng trên?

Theo tôi chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai.. đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luât. Cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất. Đồng thời, có giải pháp quản lý các đối tượng tham gia chuỗi rao, chào bán, tổ chức giao dịch… trên địa bàn. Qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý hoạt động tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường, nhất là những tin tức tạo dựng làm sốt đất, bất ổn ở địa phương.

Quan trọng hơn, chính quyền địa phương cần cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương phát triển kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Nhà nước cũng phải điều chỉnh pháp luật theo hướng số hóa quy hoạch, sản phẩm bất động sản để người dân có thể thuận tiện tra cứu thông tin. Bên cạnh đó, cần thiết phải có biện pháp quản lý sàn giao dịch và môi giới bất động sản chặt chẽ, hiệu quả hơn.

(Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam)

  • Cùng chuyên mục
4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.

Bất động sản - 18/11/2024 14:26

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt (Quỹ VTVV - tên viết tắt tiếng Anh là VSF) đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.

Đầu tư - 17/11/2024 13:22

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.

Đầu tư - 17/11/2024 13:20

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.

Đầu tư - 17/11/2024 08:52

Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD

Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Đầu tư - 17/11/2024 08:49

Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?

Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?

Gần đây, cư dân chung cư Bông Sen tại số 39, đường Quang Trung, TP. Vinh (Nghệ An) đã yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo trì, sửa chữa các hạng mục tại tòa nhà sau hơn một thập kỷ chung cư đi vào hoạt động.

Đầu tư - 17/11/2024 08:47

Người dân không muốn vay ngân hàng để mua nhà giá 'chát'

Người dân không muốn vay ngân hàng để mua nhà giá 'chát'

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, do giá nhà quá cao khiến người dân không mặn mà vay ngân hàng để mua nhà chứ không phải do lãi suất cao, bởi mặt bằng lãi suất đã giảm 3% so với năm 2023.

Đầu tư - 17/11/2024 06:30