Doanh thu về 0 đồng, startup đứng giữa thách thức và cơ hội
Kể từ khi thành lập vào năm 2013 tới nay, chưa bao giờ VeXeRe lại gặp khó khăn như thời điểm này khi dịch Covid-19 đã kéo tụt doanh thu về con số 0. Nhà sáng lập và CEO của công ty cho rằng, đây gần như thời điểm công ty... khởi nghiệp lại từ đầu.
Gian nan cầm cự để tiếp tục tồn tại
Ra đời năm 2013, nền tảng bán vé xe khách trực tuyến VeXeRe do Trần Nguyễn Lê Văn và hai cộng sự đồng sáng lập Lương Ngọc Long và Đào Việt Thắng, đã có được những thành công bước đầu. Theo số liệu công bố cuối năm 2019, startup này duy trì tốc độ tăng trưởng vé bán trên 300% mỗi năm với 3 triệu lượt khách truy cập hàng tháng. VeXeRe đã thực hiện 4 vòng gọi vốn thành công, hiện có khoảng 150 nhân viên với hơn 550 hãng xe hợp tác và phủ rộng hơn 2.600 tuyến đường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, doanh thu của VeXeRe liên tục lao dốc và về con số 0 kể từ khi các tuyến xe khách tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh.
VeXeRe có 3 mảng kinh doanh chính là cung cấp giải pháp đặt vé xe trực tuyến cho hành khách, phần mềm quản lý cho nhà xe và phần mềm hỗ trợ bán vé cho đại lý. “Cả 3 mảng này đều tê liệt do các hãng xe ngừng hoạt động”, ông Văn nói.
Hiện nay, ngoài việc cắt giảm tối đa các chi phí vận hành, công ty vẫn chưa giảm lương và cắt giảm nhân sự, bởi VeXeRe vẫn có nguồn vốn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là đợt gọi vốn cuối năm 2019. Theo tính toán của vị CEO này, nếu không có doanh thu, với số vốn đã gọi được, startup này vẫn có thể duy trì hoạt động được trong vòng 3 năm.
Tương tự, Puritrak, nhà cung cấp hệ thống lọc không khí ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chủ yếu nhắm vào các văn phòng, trường học cũng vơi vào hoản cảnh tê liệt về doanh thu trong thời gian dịch bệnh. Ông Nguyễn Trung Hiếu, nhà sáng lập và CEO Puritrak cho hay, các hoạt động tiếp thị đến nhà trường đều bất động. Mảng khách hàng cá nhân cũng không sáng sủa hơn khi thu nhập người dân giảm sút, họ sẽ lo cho các mặt hàng thiết yếu trước, sau đó mới tới các sản phẩm bổ sung như máy lọc không khí.
“Tất cả các mảng kinh doanh đều đình trệ", ông hiếu nói. “Cái khó ở thời điểm này là sau dịch, chúng tôi sẽ phải bắt đầu tiếp cận khách hàng từ đầu sau thời gian dài tiếp thị. Đây là khoản chi phí lớn về công sức và tiền bạc".
Puritrak tính toán, nếu tình trạng này kéo dài trong 6 tháng, công ty sẽ khó có khả năng sống sót.
Tuy vậy, vẫn có những startup ăn nên làm ra ở thời điểm dịch Covid-19 lây lan khi xu hướng tiêu dùng thay đổi, chuyển từ offline sang online. CEO Loship, ứng dụng giao đồ ăn của người Việt, Nguyễn Hoàng Trung cho hay: “Chúng tôi nhìn thấy sự tăng mạnh trong mảng giao đồ ăn, đi chợ dùm, giặt đồ và giao thuốc”.
Bên cạnh việc nhiều quán ăn phải đóng cửa do tác động của dịch bệnh, cũng có khá nhiều cửa hàng khác chuyển hướng sang kinh doanh online và chọn cách tích hợp vào nền tảng Loship như MEATdeli, chuỗi Golden Gate với Icook, hoặc KFC, Jollibee, Phúc Long,... Ngoài ra, Loship cũng ghi nhận số lượng tài xế đăng ký mới tăng nhanh rõ rệt. Những người ở nhiều ngành nghề khác có xu hướng chuyển sang làm shipper nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp tạm thời, cũng như đảm bảo dòng thu nhập ổn định.
Về lại vạch xuất phát, cơ hội nào cho startup?
Khác với nhiều startup khi đây là giai đoạn ngủ đông, hoặc cắt giảm tối đa nhân sự, VeXeRe lại đang thực hiện điều ngược lại. Đây là thời điểm mà công ty tăng tuyển dụng, đặc biệt là các vị trí trước kia tìm “đỏ mắt” không ra, hoặc phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường tuyển dụng như IT manager, Product manager….
Hơn nữa, nhiều hãng xe trước kia hoạt động độc lập cũng có doanh thu và lợi nhuận khá tốt, do dịch bệnh, hoạt động của họ trở nên khó khăn hơn. Đây là lúc họ nghĩ tới việc cơ cấu lại hoạt động, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí hoạt động. Do vậy, khách hàng là các hãng xe muốn sử dụng phần mềm quản lý của VeXeRe tăng đột biến, dù chưa tạo doanh thu.
“Trong nguy luôn có cơ", ông Văn nói. “Ngủ đông cũng là một cách, nhưng đây cũng là lúc mình quan sát thị trường. Nhiều khi mình lại thấy được những hướng đi phù hợp hơn”.
Theo ông Hiếu, đại dịch không phải là điều đáng sợ nhất đối với startup mà cái sợ hơn chính là “bị tụt hậu so với xã hội”. Đại dịch này đang khiến toàn xã hội phải ngừng trệ, không chỉ startup mà nhiều doanh nghiệp lớn có thể cũng trở về vạch xuất phát. “Trong rủi ro luôn có cơ hội để startup thay đổi, hoàn thiện mình. Bước đầu là cơ cấu lại hoạt động của công ty, tìm ra những điểm bất hợp lý, từ đó giúp bộ máy hoạt động hiệu quả, giảm chi phí", ông Hiếu nói.
Theo ông Csaba Bundik, nhà sáng lập và CEO của CETA Consulting, đồng sáng lập VietAccelerator, một quỹ đầu tư thiên thần cho các startup Việt, “trong nguy vẫn có cơ”. Các quỹ đầu tư trên thế giới đang đổ tiền vào các startup có giải pháp ứng phó lại với các vấn đề phát sinh do đại dịch Covid 19 gây ra, ví dụ như giải quyết các vấn đề về sức khoẻ, giáo dục trong bối cảnh cánh ly xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam, các startup cần vốn để lấn sâu hơn vào lĩnh vực này có thể tham khảo chương trình mới công bố của EXPARA, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore.
Ông Csaba Bundik, người đã có nhiều năm làm mentor (tư vấn) cho startup, đồng thời cũng đã thành công, vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đưa ra bốn lời khuyên cho startup tại thời điểm này. Thứ nhất: tất cả các cuộc khủng hoảng đều tạo ra cơ hội mới, có thể không phải startup nào cũng nhìn thấy ngay lập tức. Thứ hai, startup luôn phải năng động. Thị trường luôn vận động và sẽ không còn như trước kia sau đại dịch. Thứ 3: đại dịch sẽ để lại hậu quả nặng nề nhưng hãy nhớ rằng, đối thủ cạnh tranh của mình cũng vậy. Do đó, chiến lược cạnh tranh là hãy trụ lại thị trường lâu hơn đối thủ của mình. Thứ 4: Luôn có những nguồn tài chính, gói hỗ trợ sẵn có trên thị trường. Ví dụ, các gói cứu trợ của chính phủ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup vượt qua đại dịch. Đây sẽ là nguồn oxy, tiếp sức cho startup kéo dài sự sống, thậm chí có thể vượt qua khủng hoảng và lớn mạnh.
(Theo TBKTSG)
- Cùng chuyên mục
Năm 2024 của Novaland: Lỗ đậm nhưng đạt nhiều bước tiến về pháp lý
Novaland ghi nhận doanh thu tăng cao nhờ bàn giao sản phẩm. Tuy nhiên, tập đoàn bị lỗ lớn do trích lập dự phòng theo ý kiến kiểm toán tại BCTC bán niên.
Tài chính - 26/01/2025 16:52
Nhiều công ty chứng khoán, quản lý quỹ bị xử phạt hàng tỷ đồng
Nhiều công ty chứng khoán bị UBCKNN xử phạt hàng tỷ đồng do có hành vi vi phạm như APG, SHS, Chứng khoán Sen Vàng…
Tài chính - 26/01/2025 12:15
Hòa Phát lãi lớn 2024, rót hơn 35.000 tỷ đầu tư
Hầu hết các mảng kinh doanh của Hòa Phát đều khởi sắc trong năm 2024. Tập đoàn đã chi hơn 35.000 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư, chủ yếu là giải ngân dự án Dung Quất 2.
Tài chính - 26/01/2025 10:50
Nhiều nhóm cổ phiếu 'sáng cửa' tăng trưởng
Năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam có triển vọng tích cực đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết. Bên cạnh đó, kỳ vọng nâng hạng cũng sẽ giúp thị trường thu hút được dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài lẫn sự quan tâm của dòng tiền trong nước.
Tài chính - 25/01/2025 12:27
Bán một phần dự án 23 Lê Duẩn, Techcombank lãi 473 tỷ đồng
BCTC quý IV/2024 của Techcombank cho thấy ngân hàng này lãi gần 473 tỷ đồng từ giao dịch bán một phần dự án số 23 Lê Duẩn (tổng diện tích sàn chuyển nhượng 5.776m2) cho The Sherpa, công ty con của Masan.
Tài chính - 25/01/2025 10:13
Doanh thu của Vingroup vượt 7,6 tỷ USD
Tính cả năm 2024, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt 192.159 tỷ đồng (khoảng 7,6 tỷ USD), tăng 19% so với năm trước và cũng là mốc doanh thu cao nhất lịch sử.
Tài chính - 25/01/2025 10:10
Vì sao công ty quản lý quỹ của nhà chủ VNDirect bị phạt 260 triệu đồng?
IPAAM – công ty liên quan đến nhà chủ VNDirect, đã bị UBCKNN xử phạt 260 triệu đồng do một số sai phạm.
Tài chính - 25/01/2025 07:00
Cổ đông không đồng ý, thương vụ KIDO bán KIDO Foods sẽ ra sao?
Cổ đông Tập đoàn KIDO đã thông qua việc không đồng ý giao dịch bán hơn 24% vốn KIDO Foods, không đồng ý chuyển nhượng nhãn hiệu Celano, Merino và KIDO.
Tài chính - 24/01/2025 15:30
FPT Retail báo lãi 527 tỷ đồng, cổ phiếu liên tục phá đỉnh
FPT Retail công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 527 tỷ đồng, gần sát mức kỷ lục thiết lập 2021. Cổ phiếu FRT phá đỉnh lên vùng 200.000 đồng/cp.
Tài chính - 24/01/2025 11:41
Đạt Phương báo lãi hơn 303 tỷ đồng, tăng 7,3%
Kết thúc năm 2024, Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 303 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tài chính - 24/01/2025 11:14
YeaH1 báo lãi đột biến quý IV
YeaH1 cán mốc doanh thu 1.000 tỷ đồng trong năm 2024 nhờ các chương trình, sự kiện giải trí ăn khách. Lợi nhuận tăng cao nhờ hoạt động thoái vốn công ty con.
Tài chính - 24/01/2025 08:38
VNDirect bị xử phạt 651 triệu đồng tiền thuế
VNDirect cho biết đã nộp đủ số tiền nêu trên vào ngân sách nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ vào cùng ngày.
Tài chính - 23/01/2025 18:39
VN-Index tăng mạnh trước kỳ nghỉ Tết
Lực mua dâng cao trong phiên 23/1 giúp VN-Index bứt phá mạnh, kết phiên chỉ số này tăng 17,1 điểm (+1,38%), lên 1.259,63 điểm.
Tài chính - 23/01/2025 15:54
Lãnh đạo bị bắt vì đánh bạc, Phú Tài trấn an cổ đông
Phú Tài cho biết ông Đỗ Xuân Lập không tham gia điều hành doanh nghiệp nên không làm ảnh hưởng đến công tác điều hành sản xuất kinh doanh tại công ty.
Tài chính - 23/01/2025 09:19
Biên lợi nhuận gộp PNJ đạt mức cao nhất trong 5 năm
Doanh thu quý IV giảm nhưng lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp PNJ quý IV đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm với 20,9%.
Tài chính - 23/01/2025 07:00
Nhìn lại 2 năm tái cấu trúc của Novaland
Sau 2 năm tái cấu trúc, người đứng đầu Novaland - ông Bùi Thành Nhơn cho biết mục tiêu quan trọng là giải quyết dứt điểm công nợ, thực hiện đầy đủ cam kết với khách hàng.
Tài chính - 22/01/2025 16:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago