Doanh nghiệp thua lỗ bất ngờ được Gia Lai giao dự án năng lượng nghìn tỷ

Nhàđầutư
Việc nữ đại gia "phố Núi" Nguyễn Thị Sen được UBND tỉnh Gia Lai tin tưởng giao 2 dự án năng lượng quy mô gần 4.000 tỷ sẽ không có gì đáng bàn nếu tình hình kinh doanh của nhà đầu tư trong vài năm trở lại đây là không mấy khả quan, nếu không muốn nói là thua lỗ.
KHÁNH AN - VĂN DŨNG
04, Tháng 10, 2020 | 08:16

Nhàđầutư
Việc nữ đại gia "phố Núi" Nguyễn Thị Sen được UBND tỉnh Gia Lai tin tưởng giao 2 dự án năng lượng quy mô gần 4.000 tỷ sẽ không có gì đáng bàn nếu tình hình kinh doanh của nhà đầu tư trong vài năm trở lại đây là không mấy khả quan, nếu không muốn nói là thua lỗ.

images2935556_Mo__hi_nh_du___a_n_Nha__ma_y__ie__n_gio__Pha_t_trie__n_Mie__n_nu_i__hi_nh_minh_ho_a_

Phối cảnh dự án Nhà máy Điện gió Phát triển Miền núi. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Điện gió Chư Prông Gia Lai.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, sáng 24/9, tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ động thổ dự án Nhà máy Điện gió phát triển Miền núi của CTCP Điện gió Chư Prông Gia Lai và dự án Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên của CTCP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai.

Cả hai dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, dự kiến khi đi vào vận hành sẽ cung cấp tổng sản lượng điện lên đến 319,5 triệu kW/năm, doanh thu 627,6 tỷ đồng, nộp ngân sách 125 tỷ đồng mỗi năm.

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, các doanh nghiệp dự án CTCP Điện gió Chư Prông Gia Lai và CTCP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai được thành lập vào trung tuần tháng 4/2020, trụ sở cùng đặt tại 18 Hùng Vương, Pleiku, Gia Lai; Cả hai có vốn điều lệ ban đầu ở mức 25 tỷ đồng và đều gắn liền với hình bóng nữ đại gia Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai, điều này thể hiện rõ nhất nếu nhìn vào cơ cấu cổ đông.

Trong đó, với CTCP Điện gió Chư Prông Gia Lai là các cá nhân Nguyễn Thị Sen (80%), Lê Thị Giang Hà (10%) và Nguyễn Hồng Minh (10%). Còn với CTCP Năng lượng Gió Chư Prông Gia Lai là Nguyễn Thị Phương Mai (45%), Phạm Ngọc Khánh (20%), Nguyễn Thị Sen (20%) và Nguyễn Thị Ngọc Minh (15%).

2 tháng sau, ngày 16/6/2020, cơ cấu sở hữu có sự thay đổi. Ở CTCP Điện gió Chư Prông Gia Lai, CTCP Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai trở thành công ty mẹ với 55%, các cá nhân sáng lập Nguyễn Thị Sen, Lê Thị Giang Hà, Nguyễn Hồng Minh giảm về còn lần lượt 25%, 10% và 10%. Đáng chú ý, CTCP Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai là pháp nhân thuộc sở hữu của bà Sen, đây cũng là nơi gắn bó với vị doanh nhân này ngay từ độ tuổi đôi mươi.

Công ty Miền núi Gia Lai đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn nông, lâm sản. Tại ngày 30/1/2019, vốn điều lệ của công ty này ở mức 21,1 tỷ đồng, trong đó bà Sen nắm cố phần chi phối lên đến 94,44%.

Trong 4 năm trở lại đây, doanh thu của doanh nghiệp này luôn duy trì trên mức trăm tỷ đồng mỗi năm. Như năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Miền núi Gia Lai lần lượt đạt 293,8 tỷ đồng và 190,34 tỷ đồng, năm 2019 là 126,88 tỷ đồng. Dù vậy, hiệu quả kinh doanh lại là vấn đề đáng bàn khi Miền núi Gia Lai chỉ thu về khoản lãi thuần "bé hạt tiêu", các năm 2016-2017 là 3 tỷ đồng và 2,29 tỷ đồng, hai năm 2018-2019 rơi vào tình trạng thua lỗ, với mức âm lần lượt 797 triệu đồng và 5,47 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Miền núi Gia Lai đạt 104,49 tỷ đồng, tăng 7,2% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu vỏn vẹn ở mức 19,7 tỷ đồng.

Dẫu vậy, trong một thông tin được công bố hồi tháng 11/2019, công ty này khẳng định “đều hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước, chất lượng dịch vụ không ngừng nâng lên”.

DN-2-(1)

Doanh nhân Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai.

Là pháp nhân lõi trong hệ sinh thái của doanh nhân sinh năm 1956 Nguyễn Thị Sen, Công ty Miền núi Gia Lai cũng góp mặt trong danh sách cổ đông của nhiều doanh nghiệp. 24 năm trước, công ty này đã cùng với UBND tỉnh Gia Lai thành lập nên CTCP Công trình Đô thị Gia Lai, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh đô thị, trong đó Miền núi Gia Lai nắm giữ 15% vốn còn UBND tỉnh Gia Lai nắm 51%. Dẫu vậy theo cập nhật đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2018, cả hai cổ đông này đã không còn nắm giữ cổ phần tại Đô thị Gia Lai, thay vào đó là tỷ lệ chi phối của nhóm cổ đông Nguyễn Thị Sen.

Bên cạnh Công ty Miền núi Gia Lai, bà Sen cũng là cổ đông lớn tại một loạt doanh nghiệp khác như CTCP Chè Bàu Cạn (VĐL 118,8 tỷ đồng), CTCP Phát triển Năng lượng gió miền Núi, Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên, Công ty TNHH Phát triển Môi trường xanh Tây Nguyên (VĐL 10 tỷ đồng) hay Công ty TNHH Quang Anh Gia Lai (VĐL 220 tỷ đồng).

Trong đó, Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên mới được thành lập năm 2018, có vốn điều lệ 35 tỷ đồng và hoạt động trong lĩnh vực bán buôn gạo. Liên tiếp hai năm 2018 và 2019, công ty này không phát sinh doanh thu, còn lỗ sau thuế lần lượt là 28,4 triệu đồng và 88,26 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Chế biến Tây Nguyên lần lượt đạt mức 34,9 tỷ đồng và 34,88 tỷ đồng.

Ngày 16/6/2020, Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên trở thành công ty mẹ, sở hữu 55% CTCP Năng lượng Gió Chư Prông Gia Lai. Và như đã đề cập, chừng hơn 1 tháng sau, Năng lượng Gió Chư Prông Gia Lai được UBND tỉnh Gia Lai có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên với công suất 50MW, tổng mức đầu tư 1.917 tỷ đồng.

Việc UBND tỉnh Gia Lai cấp phép các dự án nghìn tỷ cho nhà đầu tư chưa rõ ràng về năng lực, thậm chí kinh doanh thua lỗ đang là chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận địa phương này. Cần phải lưu ý một lần nữa, là hai dự án điện gió Phát triển Miền Núi và Chế biến Tây Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, trong đó phần vốn tự có bắt buộc của mỗi doanh nghiệp dự án là 383 tỷ đồng. Trong khi CTCP Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai chỉ có vốn điều lệ 21,1 tỷ đồng, còn Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên chỉ có vốn 35 tỷ đồng, và đều hoạt động thua lỗ. 

Như đã nêu ra ở kỳ trước, ngay sau khi dự án được Gia Lai cấp phép, Tập đoàn Eastern Power Group của Thái Lan đã công bố mua lại bộ đôi nhà máy điện gió từ nhóm nhà đầu tư Nguyễn Thị Sen, với giá phí khoảng 16,6 triệu USD. 

Tham vọng năng lượng tái tạo của nữ đại gia "phố Núi" Nguyễn Thị Sen nhiều khả năng còn chưa dừng lại ở thương vụ lướt sóng đáng chú ý này.

Tháng 7 vừa qua, CTCP Phát triển Năng lượng gió miền Núi đã được thành lập với vốn điều lệ 240 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông Lê Thị Giang Hà (10%), Nguyễn Thị Sen (55%), Nguyễn Hồng Minh (20%) và Lê Thị Lệ Thủy (15%). Trong đó, bà Thủy chính là vợ ông Đặng Trường Sanh, cùng với cổ đông Nguyễn Hồng Minh, đây đều là những doanh nhân 8x đồng hành và có quan hệ mật thiết với bà Nguyễn Thị Sen trong suốt nhiều năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26360.00 26466.00 27632.00
GBP 30809.00 30995.00 31946.00
HKD 3098.00 3110.00 3212.00
CHF 27438.00 27548.00 28416.00
JPY 161.57 162.22 169.82
AUD 15912.00 15976.00 16463.00
SGD 18126.00 18199.00 18741.00
THB 670.00 673.00 701.00
CAD 17913.00 17985.00 18518.00
NZD   14797.00 15289.00
KRW   17.77 19.41
DKK   3543.00 3675.00
SEK   2338.00 2431.00
NOK   2283.00 2375.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ