Doanh nghiệp logistics lao đao tìm quỹ đất để mở rộng quy mô hoạt động

Nhàđầutư
Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp logistics TP. Đà Nẵng cần có kho bãi để giải quyết vấn đề lưu trữ và "giải phóng" hàng hóa trên các tàu hàng. Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được với các quỹ đất của thành phố.
PHƯỚC NGUYÊN
04, Tháng 12, 2020 | 07:51

Nhàđầutư
Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp logistics TP. Đà Nẵng cần có kho bãi để giải quyết vấn đề lưu trữ và "giải phóng" hàng hóa trên các tàu hàng. Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được với các quỹ đất của thành phố.

Là doanh nghiệp chuyên vận tải hàng hóa bằng đường bộ, nhưng Công ty Tiếp vận và Thương mại Sông Hồng của ông Trương Ngọc Hùng không thể đầu tư quy mô để phát triển, bởi thiếu quỹ đất làm kho bãi. Dù nhiều năm nay, ông Trương Ngọc Hùng phải đi nhiều nơi tìm quỹ đất cho doanh nghiệp của mình.

Theo ông Trương Ngọc Hùng nhận định, kho bãi đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp logistics. Bởi kho bãi giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến lưu trữ và "giải phóng" hàng hóa trên các tàu hàng.

“Tôi đã gõ cửa nhiều nơi ở Quảng Nam và TP. Đà Nẵng, nhưng vẫn không thể tìm ra quỹ đất để làm kho bãi”, ông Trương Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty Tiếp vận và Thương mại Sông Hồng chia sẻ.

Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp logistics buộc phải vận chuyển hàng trực tiếp từ tàu về các khu công nghiệp Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi phải vận chuyển liên tục trước thời gian tàu rời bến và cũng có rủi ro. 

DJI_0533

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp logistics trong năm 2020, TP. Đà Nẵng cần có khoảng 42 ha đất.  Ảnh Cảng Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, lượng xe để phục vụ vận chuyển hàng của mỗi công ty cũng không đảm bảo. Bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có từ 4-5 xe. Để vận chuyển hàng, các doanh nghiệp buộc phải liên kết với nhau.

Đồng tình với ông Trương Ngọc Hùng, bà Đỗ Việt Hồng, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tài chính tổng hợp - Sở Công thương TP. Đà Nẵng cho hay, hiện cơ sở hạ tầng để phát triển ngành logistics tại địa phương này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

“Nhìn chung, trung tâm logistics tại TP. Đà Nẵng ở mức nhỏ lẻ, chưa có những trung tâm lớn. Những trung tâm này chỉ nhập các loại hàng hóa không quá cồng kềnh, ngoại trừ cảng Tiên Sa. Để phát triển ngành logistics, thành phố phải xây dựng được một trung tâm lớn”, bà Đỗ Việt Hồng cho biết.

Bà Đỗ Việt Hồng cho rằng, hiện nay TP. Đà Nẵng có một doanh nghiệp đang cho các công ty khác thuê kho bãi. Nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật để trở thành một trung tâm logistics tại thành phố.

“Các doanh nghiệp bức xúc về vấn đề không được hỗ trợ mặt bằng. Họ mong muốn có một mặt bằng để chứa hàng hóa, mỗi khi đưa về. Và đó cũng là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp không thể phát triển, cũng như các nhà đầu tư chưa đổ về TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thành phố vẫn chưa có chính sách cụ thể thu hút đầu tư về địa phương”, bà Hồng thông tin.

Theo khảo sát của Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tháng 12/2017 về hiện trạng kho bãi và nhu cầu diện tích đất để phát triển logistics của 14 doanh nghiệp logistics trên địa bàn cho thấy, nhu cầu sử dụng đất để phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp đến năm 2020 là khoảng 42 ha (gấp 2,2 lần so với hiện nay), đến 2030 là 52 ha (gấp 2,7 lần hiện nay) và đến 2035 là 71,5 ha (gấp 3,7 lần hiện nay). 

Theo đó, thực tế trên địa bàn thành phố hiện nay có Trung tâm logistics Transimex với quy mô 1,62 ha và vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng bắt đầu hoạt động từ 9/9/2017; diện tích kho hàng là 9.300 m2, bãi đậu xe làm hàng 3.677 m2 và 24 cửa nhập/xuất hàng với 4 bàn nâng.

Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp vận Yusen Logistics Đà Nẵng với quy mô 2,5ha và vốn đầu tư lên đến 5,1 triệu USD tại KCN Hòa Khánh bắt đầu hoạt động từ 24/4/2018 được kỳ vọng sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistics với hệ thống kho chất lượng cao, tiện ích hiện đại và đặc biệt là hệ thống IT quản lý tiên tiến. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ