Doanh nghiệp lo thiếu lao động sau Tết Quý Mão 2023

Nhàđầutư
Viễn cảnh doanh nghiệp thiếu lao động kinh nghiệm sau Tết Nguyên đán 2023, khi thị trường phục hồi đang hiện hữu khi làn sóng hàng ngàn người lao động thất nghiệp cận Tết lan rộng và dường như chưa có dấu hiệu chấm dứt.
LIÊN THƯỢNG
14, Tháng 11, 2022 | 07:40

Nhàđầutư
Viễn cảnh doanh nghiệp thiếu lao động kinh nghiệm sau Tết Nguyên đán 2023, khi thị trường phục hồi đang hiện hữu khi làn sóng hàng ngàn người lao động thất nghiệp cận Tết lan rộng và dường như chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Mất việc, giảm giờ làm, nghỉ Tết sớm

Trước thực trạng thị trường đứt gãy đơn hàng, thiếu nguyên liệu sản xuất, chi phí vận hành tăng cao, đói vốn, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức cắt giảm nhân sự, hoặc tính phương án cho nhân sự nghỉ Tết sớm, kể cả với nguồn lao động trẻ, trình độ cao.

AA13EyQJ

Thiếu lao động luôn là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp mỗi kỳ sau Tết. Ảnh: Lao Động

Trao đổi với Nhadautu.vn, Lê Vy (24 tuổi, trưởng nhóm marketing một công ty sản phẩm y tế tại quận 10, TP.HCM) cho biết bản thân vừa nhận thông báo chuẩn bị cắt giảm nhân sự từ công ty.

"Mức lương tôi ở tầm trung của giới nhân viên văn phòng TP.HCM, khoảng 11 triệu đồng. Tôi đang làm thủ tục xin tăng lương sau thời gian dài đóng góp cho công ty thì nhận thông báo chuẩn bị bàn giao công việc cho nhân sự cấp dưới lương thấp hơn. Công ty cho tôi 2 lựa chọn, 1 là ở lại và chấp nhận giảm 50% lương và hai là nghỉ Tết sớm. Chính sách công ty như thế thì đành chịu, không phải mình tôi mà khoáng 10 nhân viên cấp trung của công ty đều cùng cảnh ngộ. Tôi chỉ buồn là gần Tết rồi, nghỉ việc giờ thì hơi khó khăn. Tôi đang tính chuyển sang làm shipper giao đồ ăn và hàng hóa cầm cự 1 thời gian", chị Vy cho biết.

Nhưng chị Vy không phải là trường hợp cá biệt. Số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động - Việc làm cho thấy, hiện có 20,6% lao động trình độ cao đang tham gia lái xe công nghệ, con số này ở nhóm giao hàng công nghệ và giúp việc gia đình lần lượt là 36,7% và 11,4%.

Về phía doanh nghiệp, bài toán nhân sự trong bối cảnh túng thiếu vốn và đứt gãy chuỗi cung ứng đang là một bài toán khó giải.

Trả lời báo chí, ông Dương Quang Hiệp, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông (Bình Dương), cho hay, vào đầu năm, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, công ty phải tăng lương từ 5-10% so với kế hoạch. “Từ đầu năm 2022, công ty tuyển đủ 3.600 công nhân lao động để đáp ứng sản xuất tại hai nhà máy ở TP.Dĩ An và thị xã Tân Uyên. Tuy nhiên, Từ tháng 5, nhà máy đã bắt đầu giảm đơn hàng, việc làm thiếu, nhiều lao động nghỉ việc vì không còn được tăng ca nhiều. Chỉ còn gần 1.000 lao động thay phiên nhau làm, duy trì sản xuất. Theo kế hoạch, công ty sẽ cho công nhân nghỉ Tết sớm”, ông Hiệp chio biết.

Tương tự, công ty TNHH Sản xuất đồ mộc Chien (Đồng Nai) cũng dự kiến công ty cho người lao động nghỉ Tết gần 1 tháng. Bà Nguyễn Thị Thanh Tin, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn công ty này cho biết sẽ lấy ý kiến người lao động trước khi quyết định. Tình trạng cho công nhân, người lao động nghỉ Tết sớm diễn ra tại rất nhiều công ty sản xuất liên quan đến công nghiệp phụ trợ, da giày, dệt may do thiếu đơn hàng.

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 10 tháng năm 2022, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết tính từ đâu năm, trên địa bàn thành phố có 26 doanh nghiệp thông báo cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế với số lao động bị mất việc là 2.844 người, chiếm 14.861 người lao động. Số doanh nghiệp thông báo giảm lao động bằng so với năm 2021 (26 doanh nghiệp); thấp hơn so với giai đoạn năm 2019 - 2020 (năm 2019 có 74 doanh nghiệp, năm 2020 có 86 doanh nghiệp thông báo cho người lao động thôi việc).

 
"Các mặt hàng sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh như gỗ, da giày, dệt may gặp phải nhiều khó khăn do nhu cầu thị trường xuất khẩu sụt giảm. Địa phương đang tổng lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người lao động. Xúc tiến, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như Ấn Độ, Nam Mỹ để doanh nghiệp khơi thông hàng hóa"

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

"Theo thống kê trên địa bàn thành phố, số doanh nghiệp đang hoạt động là 248.897 đơn vị. Tại thời điểm tháng 10/2022, tổng số lao động đang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội là 2.496.211 người, tăng 345.660 người so cùng kỳ năm 2021 và tăng 100.104 người so với 6 tháng đầu năm 2022", ông Lâm cho biết và thông tin thêm, nhu cầu tuyển dụng lao động tại 285 doanh nghiệp có từ 200 lao động trở lên cho thấy có 159/285 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, với số lượng tuyển là 8.232 người, tập trung ở ngành dệt may, cơ khí, giao hàng, chế biến thực phẩm

Tại Bình Dương, địa phương được xem là thủ phủ công nghiệp phía Nam, tính từ đầu năm đến nay, có khoảng 28.000 người lao động bị tạm ngưng hợp đồng. Riêng trong tháng 10, số người lao động bị nghỉ việc không lương tăng vọt, hơn khoảng 14.000 người so với tổng 9 tháng đầu năm.

Đối với số liệu lao động bị giảm giờ làm, thống kê từ đầu năm đến nay có khoảng 240.000 lao động bị giảm giờ làm. Riêng số lao động thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tính đến hết tháng 9/2022, có khoảng 70.000 người.

Cần chăm lo cho người lao động

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB7XH TP.HCM Nguyễn Văn Lâm cho biết bên cạnh những doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự do thiếu đơn hàng, đói vốn, nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố lại có nhu cầu khá cao tuyển dụng lao động trong những tháng cuối năm.

"Dự kiến, cuối năm, các doanh nghiệp của thành phố cần khoảng 43.000 lao động, tập trung nhiều ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất tiêu dùng phục vụ dịp lễ, Tết", ông Lâm thông tin.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt, cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho hay, sẽ phối hợp Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM, Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ban quản lý KCX-KCN TP.HCM nắm bắt nguyện vọng của NLĐ tại các doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động.

Sở cũng kết nối cung cầu lao động, giới thiệu người lao động đến các doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để hạn chế tình trạng thất nghiệp.

w-p11-congnhan1_oubk

TP.HCM cần 43.000 lao động giai đoạn trước Tết. Ảnh: Plo

Trong khi đó, dự báo về nhu cầu đáp ứng nguồn lực lao động sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, việc cắt giảm nhân sự và cho nghỉ Tết sớm và dài của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ dẫn đến hai luồng dịch chuyển lao động,

"Những lao động nghỉ việc nếu không vướng bận gia đình và ở nhà thuê, có khả năng họ sẽ về quê đón Tết sớm hơn; đối với những người đã có nhà ở hoặc có gia đình ở thành phố, sẽ tiếp tục ở lại và tìm kiếm những công việc mới chính thức hoặc tạm thời như công việc thời vụ trong dịp Tết…" bà Hiếu thông tin và cho biết thêm, sau tết là khoảng thời gian thị trường lao động có nhiều biến động, một phần người lao động về quê ăn Tết không quay trở lại làm việc mà ở lại quê nhà để lập nghiệp, mặt khác người lao động muốn thay đổi công việc để có sự khởi đầu cho một năm mới tốt hơn.

Theo bà Hiếu, để hạn chế tối đa tình trạng thiếu lao động sau Tết Nguyên đán, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự; xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến sức khỏe, đời sống của họ; ngoài ra, cần có bộ phận kết nối thường xuyên với họ thông qua các hình thức như điện thoại, zalo, facebook,…để giải quyết kịp thời những khó khăn, cũng như nắm bắt được nguyện vọng của họ đảm bảo ổn định nhân sự phục vụ sản xuất, kinh doanh sau Tết.

"Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục đồng hành trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động như hỗ trợ lao động mất việc, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ chỗ ở, hỗ trợ xe đưa rước người lao động về quê ăn Tết và quay trở lại làm việc sau Tết hoặc một số chính sách chăm lo đến đời sống của người lao động", bà Hiếu cho biết.

Theo bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ Bình Dương, đơn vị này sẽ huy động tối đa các nguồn lực xã hội, nhất là vận động người sử dụng lao động chung tay để chăm lo chu đáo cho tất cả đoàn viên và người lao động trong dịp Tết Quý Mão 2023, đặc biệt là nhóm lao động bị nghỉ việc không lương. LĐLĐ Bình Dương sẽ trích 40 tỉ đồng và kiến nghị UBND tỉnh trích kinh phí hỗ trợ 25 tỉ đồng để chăm lo cho người lao động.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ