Doanh nghiệp Đà Nẵng chủ động tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu trong dịch COVID-19

Nhàđầutư
Dịch bệnh kéo dài khiến cho nhiều doanh nghiệp phải lao đao vì nguồn nguyên liệu sản xuất cạn kiệt. Nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã chủ động tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu mới để duy trì sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao động.
NGUYỄN VÂN
15, Tháng 04, 2020 | 15:54

Nhàđầutư
Dịch bệnh kéo dài khiến cho nhiều doanh nghiệp phải lao đao vì nguồn nguyên liệu sản xuất cạn kiệt. Nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã chủ động tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu mới để duy trì sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao động.

Tìm kiếm nguồn cung mới

Công ty TNHH Sinaran Việt Nam, là một trong những công ty nằm trong Khu công nghiệp Đà Nẵng vẫn hoạt động ổn định trong những ngày dịch vừa qua. Bên cạnh việc đảm bảo phòng dịch cho công nhân, xưởng sản xuất, dây chuyền vẫn hoạt động bình thường. Hàng hoá vẫn xuất khẩu đều đặn ra nước ngoài.

Theo chia sẻ của đại diện công ty, trước khi dịch bắt đầu bùng phát doanh nghiệp đã chủ động nguồn cung nguyên liệu, nhanh chóng liên hệ với những nhà cung cấp khác nhau nên không lâm vào bài toán thiếu hụt nguyên liệu sản xuất.

“Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty là từ Malaysia, mà hiện nay Malaysia đang bị phong toả do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Nên ban lãnh đạo công ty đã quyết định từ đầu tháng 3, tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu đóng gói ở Việt Nam. Mặc dù giá cả cao hơn so với nhà cung cấp ở Malaysia nhưng doanh nghiệp chấp nhận giảm lợi nhuận, tăng kinh phí để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động”, đại diện công ty cho hay. 

duy-tri-san-xuat

Nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã chủ động tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu trong dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Trọng Khải - Giám đốc Công ty TNHH chuyển giao công nghệ K&H cho hay, một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp không bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, dịch vụ, hàng không... Mặt khác, do có sự chuẩn bị trước Tết nguyên đán nên nhiều doanh nghiệp cơ khí - công nghiệp chủ động được nguyên liệu đầu vào từ các nước Trung Quốc hoặc châu Âu, do đó mức ảnh hưởng không nhiều.

“Về lâu dài công nghiệp vẫn chịu tác động chung của nền kinh tế, khó khăn là vấn đề không tránh khỏi. Đối với những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu trong đợt COVID-19 thì sức ảnh hưởng không hề nhỏ”, ông Khải cho hay.

Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ

Sở KH&ĐT Đà Nẵng cho biết, thành phố đang thực hiện nhiều chính sách của Trung ương và địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ bao quát các lĩnh vực kinh tế lẫn thành phần kinh tế. Đồng thời, hỗ trợ có định hướng, ưu tiên khuyến khích phát triển những ngành, nghề mà doanh nghiệp của thành phố có thế mạnh, tạo được sản phẩm có tính cạnh tranh.

Quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ được UBND thành phố giao cụ thể cho những đơn vị làm đầu mối tiếp nhận, xử lý cho doanh nghiệp. Theo đó, Sở KH&ĐT và Cục Thuế thành phố thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 30/3/2020).

Sở KH&ĐT và Sở Tài chính thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức (doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tập thể có 100% vốn đầu tư trong nước) vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng thực hiện chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên gồm: nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ; xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Ngoài ra, có một số chính sách hỗ trợ khác như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ do Sở KH&ĐT thực hiện; đề án Hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ưu tiên được Sở Công thương triển khai. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ