Điều tra của WHO phơi bày gì về nguồn gốc COVID-19?

TIỆP NGUYỄN
10:59 04/04/2021

Sau hơn một năm tranh cãi giữa Âu Mỹ và Trung Quốc về nguồn gốc của COVID-19, các cuộc điều tra của WHO vẫn chưa xác định được nguồn gốc của đại dịch. Hơn nữa, báo cáo dài 319 trang của WHO cũng phơi bày rất nhiều vấn đề về an ninh y tế toàn cầu.

Giáo sư Hoàng Nghiêm Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu của trường Seton Hall đã phân tích và chỉ ra những lỗ hổng trong công tác của WHO khi điều tra về nguồn gốc của COVID-19, cũng như những bất cập trong Điều lệ Y tế Quốc tế với công tác phòng chống đại dịch.

Vào tháng 1, các nhà khoa học được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định đã tới Trung Quốc để điều tra về nguồn gốc của COVID-19. Sau thời gian 4 tuần tại đất nước này (bao gồm 2 tuần cách ly), các nhà khoa học quốc tế đã tổ chức một cuộc họp báo chung với những đồng nghiệp Trung Quốc vào ngày 9/2. Cuộc họp báo công bố nhữung phát hiện sơ bộ, được nhiều người đón nhận như là một thắng lợi về mặt truyền thông của Trung Quốc.

Nghiên cứu chung của WHO - Trung Quốc ủng hộ lý thuyết bùng phát tự nhiên, hợp thức hóa tuyên bố cho là loại virus Corona mới có thể đã xâm nhập vào Trung Quốc thông qua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Nghiên cứu này cũng loại bỏ giả thiết virus đã được phát tán từ một phòng thí nghiệm.

anh01whocovid19

Ngày 13/2/2021, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Jake Sullivan đã bày tỏ "những quan ngại sâu sắc" khi có những kết luận ban đầu về nguồn gốc của dịch COVID-19 khiến cho WHO phải dừng công bố chính thức nghiên cứu của họ cho tới cuối tháng 3. Ảnh: Axios.com

Tuy nhiên, chính những phát hiện này đã làm tăng thêm chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc rằng cuộc điều tra đã được thực hiện một cách không độc lập và cũng chẳng minh bạch. Trong tuyên bố được đưa ra vào ngày 13/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Jake Sullivan đã bày tỏ "những quan ngại sâu sắc" về cách thức các nhà khoa học đã tiếp cận và truyền đi những khám phá của họ. Bởi những tranh cãi, việc công bố chính thức nghiên cứu chung của WHO-Trung Quốc đã bị trì hoãn cho tới cuối tháng 3.

Bản báo cáo dài 319 trang đã không đưa ra được những kết luận khác biệt đáng kể so với những gì được đưa ra vào hồi tháng 2. Nhưng nó đã cung cấp những thông tin phong phú hơn về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Hơn nữa, báo cáo cũng cung cấp những tư liệu hữu ích mà đội ngũ của WHO đạt được trong chuyến đi của mình. Nó nêu bật lên rằng cần nhiều thông tin hơn nữa để có thể chính thức kết luận về nguồn gốc của đại dịch. Bản báo cáo và sứ mệnh của phái đoàn cũng chỉ rõ những lỗ hổng và chướng ngại mà WHO phải đối mặt trong việc giải quyết vấn đề an ninh y tế toàn cầu.

Một virus - Ba giả thuyết

Ngay từ đầu đại dịch, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc lây truyền từ động vật tự nhiên là con đường khả dĩ nhất mà loại virus corona mới đến được vật chủ là con người. Các mô hình lịch sử mà các loại virus corona khác ở người đã xuất hiện, cũng như trình tự bộ gen của SARS-CoV-2, cho thấy virus đã chuyển từ nguồn động vật ban đầu sang người một cách trực tiếp hoặc thông qua một loài vật chủ trung gian.

Dơi và tê tê có các loại virus gần với SARS-CoV-2, nhưng những mầm bệnh này không đủ giống SARS-CoV-2 để đóng vai trò là nguồn gốc trực tiếp sinh ra nó. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc lây truyền trực tiếp từ động vật sang người là "có thể xảy ra" nhưng khả năng virus được lây lan qua vật chủ trung gian là "rất có thể xảy ra".

Vấn đề là đến nay các nhà khoa hoạc vẫn chưa thể xác định được loại động vật nào đóng vai trò vật chủ trung gian. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra động vật hoang dã và động vật bản địa nhưng không tìm thấy mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Theo báo cáo, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu nhiều loài vật hơn, ở Trung Quốc và các quốc gia khác, để tìm kiếm một loại virus corona có liên quan đến SARS-CoV-2.

anh02whocovid19

Khu chợ bán đồ tươi sống tại Vũ Hán, nơi từng được coi là nguồn gốc bùng phát đại dịch COVID-19. Ảnh: News.sky.com

Nếu virus không lây sang người thông qua những vật chủ là động vật sống thì giả thuyết tiếp theo là gì? Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã sớm đưa ra giả thuyết về sự "lây truyền qua chuỗi cung ứng lạnh". Giả thuyết này cho rằng virus lây sang người qua thực phẩm đông lạnh, ngụ ý virus đến Trung Quốc thông qua hàng hóa nhập khẩu từ nước khác.

Theo báo cáo, "sự lây truyền theo chuỗi thức ăn có thể phản ánh sự lây truyền trực tiếp từ động vật sang người hoặc qua một vật chủ trung gian. Trong khi đó, các sản phẩm dây chuyền lạnh có thể là phương tiện truyền bệnh giữa con người với nhau". Con đường lây truyền như vậy cũng có thể cho phép xảy ra khả năng là con người đã làm ra loại virus này.

COVID-19 có thể tồn tại trong môi trường lạnh và đông lạnh, và các chợ bán đồ tươi sống ở Vũ Hán có bán động vật đông lạnh. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành những nghiên cứu xác định mối tương quan đáng lưu ý giữa các trường hợp dương tính và hàng hóa trong chuỗi cung ứng lạnh ở chợ hải sản Hoa Nam. Theo đó, những người đã dành thời gian trong các quầy hàng thuộc chuỗi cung ứng lạnh có nguy cơ nhiễm bệnh hơn 3,3 lần so với những người thường ở các quầy hàng không thuộc chuỗi lạnh.

Các nhà khoa học cũng xác định tại Vũ Hán: từ tháng 9 đến tháng 12/2019, có tổng cộng 440 loại sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng lạnh được nhập khẩu từ 37 quốc gia, khu vực khác nhau. Ngoài ra, báo cáo của WHO lưu ý rằng các trường hợp chỉ số trong các đợt bùng phát gần đây ở Bắc Kinh, Đại Liên và Thanh Đảo có liên quan đến chuỗi cung ứng lạnh. Virus đã được tìm thấy trên các sản phẩm và kiện hàng nhập khẩu trong năm ngoái.

Những phát hiện này chỉ ra các con đường xâm nhập khác của virus. Theo ông Lương Vạn Niên, nhà khoa học Trung Quốc đứng đầu trong nghiên cứu chung, sự lây truyền qua chuỗi cung ứng lạnh có thể đóng "một vai trò quan trọng" trong việc virus lan rộng. Nhưng báo cáo cũng cho rằng "không có bằng chứng thuyết phục về sự lây truyền SARS-CoV-2 qua đường thực phẩm và xác suất lây nhiễm qua chuỗi cung ứng lạnh với virus từ kho chứa là rất thấp".

anh03whocovid19

Trung Quốc đang quảng bá ý tưởng rằng đại dịch COVID-19 có thể là do “các đợt bùng phát riêng biệt ở nhiều nơi”. Trong ảnh là ông Lương Vạn Niên người đứng đầu của Trung Quốc trong nghiên cứu chung với WHO. Ảnh: Yahoo.com

Cũng giống như giả thuyết lây truyền tự nhiên, việc xem xét giả thuyết chuỗi cung ứng lạnh đòi hỏi phải thử nghiệm hồi cứu - trong trường hợp này là các sản phẩm thực phẩm đông lạnh có sẵn được sản xuất năm 2019 và cung cấp cho chợ Hoa Nam. Sau đó, các nhà nghiên cứu cần phải truy tìm nguồn gốc của các sản phẩm đông lạnh và động vật ở các chợ Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Nghiên cứu chung của WHO - Trung Quốc cho rằng giả thuyết kém thuyết phục nhất là loại virus corona mới phát tán từ một phòng thí nghiệm. Từ lâu, an toàn sinh học là một mối quan ngại tại Trung Quốc: trong năm 2004, SARS hai lần thoát khỏi một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh có liên kết với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2020, hơn 6.600 người ở tỉnh tây bắc tỉnh Cam Túcđược phát hiện bị nhiễm Brucella, một căn bệnh từ vật nuôi do vi khuẩn lây lan từ một vụ rò rỉ tại một nhà máy vaccine trong thành phố.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định quy định an toàn sinh học lỏng lẻo là một mối quan ngại ngay cả trong các phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cao như Viện Virus học Vũ Hán. Trước đại dịch, các nhà khoa học tại viện này đã nghiên cứu về CoV RaTG13, chủng virus gần nhất với SARS-CoV-2.

Bắt đầu từ tháng 4/2020, các quan chức hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy một giả thuyết rằng virus corona mới đã thoát khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã xác nhận một số sự thật đằng sau tuyên bố này và đề xuất rằng cần có thêm cuộc điều tra để đánh giá vai trò của phòng thí nghiệm trong đợt bùng phát dịch bệnh.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu chung giữa WHO và Trung Quốc đều nhất trí cho rằng một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra". Để việc virus có thể phát tán từ phòng thí nghiệm, thì nó phải được tạo ra một cách có chủ đích hoặc vô tình được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trước tháng 12/2019. Cộng đồng khoa học đã bác bỏ cả hai khả năng trên.

Báo cáo cũng cho rằng ba phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đều tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt có thể ngăn ngừa bất kỳ rủi ro nào. Khi họp với đội ngũ của WHO, giám đốc của Viện Virus học Vũ Hán đã phủ nhận các virus được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có liên quan chặt chẽ đến SARS-CoV-2. Bà đảm bảo với nhóm nghiên cứu rằng không có "báo cáo về các bệnh bất thường" trong số các nhân viên của bà, tất cả đều có kết quả âm tính với kháng thể SARS-CoV-2.

anh04whocovid19

Giáo sư Hoàng Nghiêm Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu của trường Seton Hall cho rằng câu chuyện về cuộc điều tra nguồn gốc của COVID-19 nên là động lực để WHO phải cải tổ. Ảnh: Đại học Seton Hall.

Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung Quốc, nghiên cứu chung đã ngừng giả thuyết virus phát tán từ phòng thí nghiệm và "các nhiệm vụ truy tìm nguồn gốc virus trong tương lai sẽ không tập trung vào lĩnh vực này nữa, trừ khi có bằng chứng mới".

Nhưng không phải tất cả mọi người trong cộng đồng khoa học đều hài lòng. 26 nhà khoa học từ Hoa Kỳ, châu Âu và Australia đã ký một bức thư ngỏ vào đầu tháng 3 với nội dung phản đối rằng các nhà khoa học do WHO chỉ định thiếu các kỹ năng đào tạo và giám định cần thiết để điều tra đầy đủ kịch bản virus được phát tán từ phòng thí nghiệm.

Những người hoài nghi chỉ ra các báo cáo rằng một số nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Virus học Vũ Hán đã bị ốm vào mùa thu năm 2019 (nhóm do WHO đứng đầu đã nhanh chóng chỉ ra rằng các nhân viên này đã xét nghiệm âm tính với virus corona).

Giữa những chỉ trích rằng giả thuyết virus phát tán từ phòng thí nghiệm đã bị loại bỏ một cách vội vàng và với thông tin không đầy đủ, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng "tất cả các giả thuyết vẫn đang ở trên bàn và bảo đảm các nghiên cứu hoàn chỉnh và sâu hơn".

Theo các nhà khoa học đã ký vào bức thư ngỏ, cuộc điều tra sâu hơn phải bao gồm việc mở rộng nhóm bao gồm các nhà điều tra giám định và các chuyên gia an toàn sinh học, an ninh sinh học, những người phải được "quyền truy cập đầy đủ hoặc đáng kể" vào các phòng thí nghiệm và tổ chức được biết là đã làm việc với virus corona, những hồ sơ và mẫu của những đơn vị này, cùng nhân viên của các phòng thí nghiệm vào năm 2019.

Virus phát tán khi nào, ở đâu?

Nhóm của WHO đã tìm cách giải quyết các câu hỏi không chỉ về virus xuất hiện từ đâu mà còn chính xác khi nào nó tấn công lần đầu tiên và ở vị trí nào. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra trường hợp dương tính đầu tiên ("bệnh nhân 0" hay F0) bị bệnh vào ngày 8/12/2019.

Một đánh giá về dữ liệu bộ gen, dịch tễ học, lâm sàng và dữ liệu giám sát trọng điểm do các nhà khoa học Trung Quốc thu thập không xác minh phạm vi lây lan của virus trong những tháng trước khi bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán.

Điều đó cho thấy, quá trình thu thập dữ liệu không hề hoàn hảo. Các nhà khoa học Trung Quốc đã kiểm tra hồ sơ y tế của hơn 76.000 bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp trong tháng 10 và tháng 11/2019. Trong đó, 92 bệnh nhân nhập viện được xác định nghi nhiễm COVID-19. Không ai trong số họ có kết quả dương tính với kháng thể COVID-19.

Các nhà khoa học quốc tế chỉ ra rằng con số nhỏ các trường hợp nghi nhiễm có thể là để tuân theo tiêu chuẩn lâm sàng nghiêm ngặt nhằm loại trừ những bệnh nhân bị bệnh nhẹ hơn.

Hơn nữa, các nhà khoa học đã kiểm tra kháng thể của bệnh nhân chỉ vài tuần trước khi nhóm của WHO đến, khi đó những bằng chứng đã rơi xuống mức không thể phát hiện được. Báo cáo đề xuất một cuộc xem xét chung nữa về dữ liệu và thử nghiệm thêm các mẫu xét nghiệm có liên quan.

anh05whocovid19

Chợ Hải sản Hoa Nam bị đóng cửa vào ngày 1/1/2020. Ảnh: Theconversation.com

Nhưng nếu bản báo cáo thận trọng củng cố các kết luận trước đó về thời điểm virus xuất hiện, nó không có sự chắc chắn về vị trí virus phát tán ban đầu. Cho đến cuối tháng 11/2020, WHO vẫn cho rằng "có suy đoán cao" rằng virus này không bắt nguồn từ Trung Quốc.

Chợ Hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật sống trước khi đóng cửa vào ngày 1/1/2020, ban đầu được nghi ngờ là nơi xuất hiện virus đầu tiên. Nhưng dữ liệu hiện tại lại cho rằng chợ Hoa Nam có vai trò như một "sự kiện bị thổi phồng".

Trong số 174 trường hợp lây nhiễm được thông báo vào tháng 12, chỉ có 28% gần đây xuất hiện tại chợ này. Bệnh nhân số 0 được cho là không có mối liên hệ nào với chợ Hoa Nam. Việc xét nghiệm rộng rãi các động vật trong chợ cũng không tìm thấy bằng chứng nào về việc lây nhiễm từ động vật.

Nhóm của WHO đã quan sát thấy rằng cha mẹ của bệnh nhân 0 (người sau đó có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19) đã đến một khu chợ tươi sống khác mà các cơ quan y tế Trung Quốc đã không theo dõi những gì họ tiếp xúc tại đó.

Có thể vì lý do này, báo cáo khuyến nghị nên phỏng vấn thêm và kiểm tra máu với những người liên quan đến các trang trại động vật hoang dã cung cấp cho những chợ đồ tươi sống có liên quan đến các trường hợp dương tính ở Vũ Hán.

Những người được đề xuất nghiên cứu bao gồm "nông dân và người làm của họ, những người bán hàng, các nhân viên giao hàng, nhà cung cấp chuỗi cung ứng lạnh và những người có liên quan khác với những người tiếp xúc gần gũi với họ".

Nhóm nghiên cứu chung đã xem xét thêm các nghiên cứu và báo cáo cho thấy rằng virus đã phát tán tại các quốc gia khác ngay cả trước khi trường hợp đầu tiên được xác nhận dương tính ở Vũ Hán.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các nghiên cứu này có tính chất hạn chế và đề xuất nghiên cứu hồi cứu có hệ thống về "các trường hợp và vật chủ có thể mắc SARS-CoV-2 sớm hơn trên khắp thế giới".

Khi đưa ra khuyến nghị này, các tác giả của báo cáo nhắc lại câu chuyện chính thức của Trung Quốc về nguồn gốc của đại dịch - nhưng công việc của họ cũng cho thấy rõ ràng cần nghiên cứu sâu hơn về cùng vấn đề này tại Trung Quốc.

Cuộc điều tra phơi bày những gì?

Tất cả những câu hỏi mà bản báo cáo chung nêu ra đã làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng, một trong số chúng là những sai sót trong chính chế độ quản lý y tế. WHO là tổ chức quốc tế hàng đầu về an ninh y tế toàn cầu và là cơ quan đứng đầu trong việc điều tra nguồn gốc của đại dịch.

Nhưng lẽ ra phải khôn ngoan hơn về mặt ngoại giao và chính trị trong việc xử lý với những thành phần đóng vai trò quan trọng trong cuộc điều tra. Ban Thư ký WHO đã không tham khảo ý kiến ban điều hành gồm 34 thành viên của mình trước hoặc trong khi đàm phán với Trung Quốc về sứ mệnh này.

Trong việc lựa chọn các nhà khoa học tham gia sứ mệnh, họ đã loại bỏ những người được chính phủ Hoa Kỳ đề cử. Các điều khoản tham chiếu mà WHO đã ký với Trung Quốc về cơ bản rút gọn cuộc điều tra thành một nghiên cứu chung.

Trong đó, nhóm do WHO đứng đầu không có sự ủy nhiệm hoặc quyền truy cập cần thiết để điều tra ổ dịch một cách độc lập và kỹ lưỡng. Ngay cả chính các quan chức của WHO cũng thừa nhận rằng nhiệm vụ là "thiết kế và đề xuất các nghiên cứu khoa học chứ không phải để thực hiện một cuộc điều tra, chứ chưa nói đến việc kiểm tra giám định với các phòng thí nghiệm".

anh06whocovid19

Phòng thí nghiệm sinh học của quân đội Hoa Kỳ tại Fort Detrick, nơi Trung Quốc cho rằng là nơi bắt nguồn của COVID-19. Ảnh: AP.

Tình tiết này cũng cho thấy những khiếm khuyết trong Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR), những quy định chi phối phản ứng quốc tế đối với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch phải tuân thủ IHR và phải minh bạch và cần trách nhiệm của tất cả các bên tham gia.

Nhưng, WHO không có quyền tiếp cận Trung Quốc một cách tự do. Thay vào đó, họ buộc phải cho phép Bắc Kinh lập tiến độ và chương trình điều tra, đồng thời phê duyệt báo cáo cuối cùng của họ. IHR không có năng lực để thực thi các quy tắc của nó, đặc biệt là ở các quốc gia toàn trị coi trọng tính kín đáo và sự tuân theo.

Vấn đề nguồn gốc của đại dịch giữ một vai trò chính trị quan trọng với Trung Quốc. Kết quả là, việc chắt lọc và tiết lộ thông tin liên quan đến cuộc điều tra có rủi ro phải tuân theo logic của một chính sách chính trị thực dụng thay về sự cần thiết về mặt khoa học hay việc thẩm định với mức độ tương đương. Vào thời điểm nhiệm vụ diễn ra, một năm đã trôi qua kể từ khi dịch bùng phát đợt đầu và phần lớn những thông tin quan trọng đã biến mất.

WHO không thể thu thập thông tin một cách độc lập. Vì vậy, để có dữ liệu và phân tích nó, tổ chức này phải dựa vào các nhà khoa học Trung Quốc, những người mà công việc của họ phụ thuộc vào nhà nước. Họ đã tìm cách quyết định các giới hạn của cuộc điều tra.

Khi các nhà khoa học quốc tế yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu thô của hơn 76.000 bệnh nhân nhiễm bệnh đường hô hấp từ mùa thu năm 2019, các đối tác Trung Quốc của họ đã từ chối, kêu gọi sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân.

Ngay trước khi nhóm của WHO đến, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu quảng bá ý tưởng rằng đại dịch COVID-19 có thể là do "các đợt bùng phát riêng biệt ở nhiều nơi". Những kết quả nghiên cứu chung do WHO đứng đầu không chứng minh cho tuyên bố này, nhưng họ lại khuyến nghị mở rộng điều tra sang các quốc gia khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nắm lấy khuyến nghị này để đặt vấn đề khi nào thì các chuyên gia của WHO sẽ được mời đến phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ ở Fort Detrick, nơi truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ ra rằng có thể là nơi đại dịch bắt đầu, mặc dù báo cáo của WHO cũng đã loại bỏ giả thiết này.

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã lên tiếng nghi ngờ về một nghiên cứu vừa không kỹ lưỡng, vừa không độc lập. Thế giới có thể không bao giờ khám phá ra đại dịch bắt đầu như thế nào. Nhưng hy vọng sự kiện này sẽ tạo ra tính cấp bách WHO phải cải tổ và củng cố IHR để các trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu trong tương lai được ngăn chặn ngay từ trong trứng nước.

  • Cùng chuyên mục
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22